Giải Mã Chiến Lược Marketing Của Apple Khiến Cả Thế Giới Thán Phục

Post Views: 177 Rate this post

Applemột trong những tập đoàn công nghệ máy tính hàng đầu thế giới đến từ đất nước Mỹ. Họ đã đạt mức tăng trưởng doanh thu đáng kinh ngạc trong giai đoạn 2004-2014, từ 8 tỷ $ đến 180 tỷ $. Nhưng thành công của Apple không chỉ nằm ở việc kiếm rất nhiều tiền, hoặc bán rất nhiều sản phẩm, thành công của họ còn nằm ở cách mà họ đã thay đổi hoàn toàn cuộc chơi. Apple đã có lượng người hâm mộ cực kỳ lớn, dòng người đứng xếp hàng trong nhiều giờ chỉ để có được phiên bản đầu tiên của bất kỳ sản phẩm mới nào của họ.

Điều gì khiến cho các sản phẩm do Apple sản xuất được lòng hàng triệu fan khắp thế giới và hấp dẫn họ bỏ ra số tiền lớn để sắm sửa, mua sắm hàng năm dù trên thị trường còn nhiều dòng thiết bị khác có giá bán phải chăng hơn? Hãy cùng tìm hiểu chiến lược Marketing của thương hiệu khiến cả thế giới ngả mũ thán phục này.

Table of Contents

Toggle
  • Suy nghĩ về sự cần thiết của chạy quảng cáo 
  • Hiểu rõ giá trị của sản phẩm và tránh việc cạnh tranh giá cả
  • Hiểu rõ tầm quan trọng của việc tối giản 
  • Xây dựng ngôn ngữ kết nối riêng với người tiêu dùng
  • Luôn cố gắng cải thiện trải nghiệm khách hàng
  • Hướng tới cảm xúc của khách hàng
  • Xây dựng cộng đồng người dùng
  • Kết luận

Suy nghĩ về sự cần thiết của chạy quảng cáo 

Việc bỏ tiền để chạy quảng cáo PPC hay google hoặc Facebook là một cách phổ biến để tăng doanh thu bán hàng, nhưng Apple biết rằng việc này không phải lúc nào cũng cần thiết. Thực tế, Apple xây dựng hai chiến lược Marketing hoàn toàn khác nhau: vị trí sản phẩm (đặc biệt là với những người nổi tiếng hoặc trong các chương trình nổi tiếng) và tiếng vang được tạo ra bởi các đánh giá tích cực trên phương tiện truyền thông.

Schiller – phó giám đốc Marketing trên toàn thế giới của Apple – khi thảo luận về iPhone, đã nói rằng họ quyết định không chi trả bất cứ khoản nào cho quảng cáo trong suốt giai đoạn sản phẩm này được giới thiệu vào tháng 1-2007. Cũng như khoảng thời gian sau đó khi iPhone chính thức được bán.“ Chúng tôi không cần làm vậy “. Ông ấy đã đọc rất nhiều bình luận khiếm nhã về Iphone và Ipad, và giải thích rằng những bình luận như vậy thu hút sự chú ý nhiều hơn quảng cáo.

Hiểu rõ giá trị của sản phẩm và tránh việc cạnh tranh giá cả

Một số doanh nghiệp tin rằng họ cần phải cạnh tranh giá cả nhưng điều đó là sai lầm. Thực tế chứng minh rằng cạnh tranh giá cả thực sự ảnh hưởng xấu đến doanh nghiệp của bạn, Apple hiểu rõ điều này và không bao giờ nao núng trước nó. Họ nhấn mạnh giá trị trong sản phẩm của mình và cố gắng tập trung vào đó. Đó chính là chiến lược Marketing hiệu quả nhất của Apple và mang lại lợi thế cạnh tranh rất lớn. 

VD: Hai máy tính giống nhau đều chạy i5 core processors và 13.3 inch. Phiên bản PC của máy Dell Inspiron chỉ có giá 750$ trong khi đó Macbook Pro có giá hơn 1000$

Tại sao Apple vẫn giữ được lượng người tiêu dùng với giá cả cao hơn nhiều so với đối thủ cạnh tranh? Đó là bởi vì Apple không xem PCs như đối thủ của mình. Apple tập trung hoàn toàn vào sản phẩm và sự thật là các sản phẩm của Apple có giá cao hơn bởi vì chất lượng linh kiện và cấu thành sản phẩm luôn ở top đầu. 

Hiểu rõ tầm quan trọng của việc tối giản 

Apple nắm bắt được rằng người tiêu dùng sẽ cảm giác bối rối nếu sản phẩm quá phức tạp. Apple luôn cố gắng tối giản hoá những sản phẩm của mình nhưng vẫn trang bị đầy đủ chức năng. Họ cũng trang bị những tính năng hướng dẫn sử dụng, hay giải đáp thắc mắc nếu người tiêu dùng gặp khó khăn. Họ không sử dụng những từ ngữ chuyên ngành hay thuật ngữ công nghệ, ngược lại là những từ ngữ đơn giản, trực tiếp và tiếp tục đáp ứng lợi ích mà khách hàng cần.

Ngay cả trong những sản phẩm của mình, Apple cũng sử dụng cách phối màu hay thiết kế hết sức đơn giản. Tên của sản phẩm ngắn và dễ nhớ, như iPhone, iPad,… đã tạo nên sức hút lớn trên thị trường. 

 “ High tech without high tech terms “ Đây chính là nội dung marketing đơn giản nhưng thông minh, hiệu quả của Apple, giúp tiếp cận được nhiều nhóm khách hàng khác nhau. 

Xây dựng ngôn ngữ kết nối riêng với người tiêu dùng

Trên trang web của mình, Apple không để những thông tin về tính năng hay chi tiết sản phẩm lên đầu trang. Trước tiên, khách truy cập vào trang web Apple phải cuộn qua các hình ảnh đẹp  và những từ ngữ đơn giản về lợi ích của sản phẩm. Thêm vào đó, khách hàng cũng không bắt gặp những từ ngữ khó hiểu như Megabyte hay Gigahert, họ thấy những cụm từ dễ hiểu “ góc cạnh cũng có kính cường lực” “ màn hình phản chiếu có chất liệu retina” “ màn hình có đèn Led”

Apple thực sự nắm bắt được tâm lý của khách hàng và xây dựng ngôn ngữ riêng khiến khách hàng cảm thấy thoải mái

Vd: 

iPod không chỉ là “ thiết bị nghe và lưu trữ nhạc” – nó giúp bạn tích trữ hàng giờ nghe nhạc chỉ trong túi mình.

iPhone không chỉ là “ chiếc điện thoại thông minh “ – nó là tích hợp của một chiếc máy tính Apple chỉ trong một chiếc điện thoại.

iMac không chỉ là “ một chiếc máy tính “ – nó khiến trải nghiệm dùng máy tính của bạn thoải mái và dễ chịu hơn. 

Luôn cố gắng cải thiện trải nghiệm khách hàng

Apple không bao giờ bỏ rơi những dòng sản phẩm cũ của mình, họ vẫn luôn cố gắng cải thiện chất lượng sản phẩm cũ, với mục tiêu nâng cao trải nghiệm khách hàng. Đó là lý do các dòng sản phẩm cũ của Apple vẫn luôn được săn đón. 

Bạn cũng có biết rằng có rất nhiều fan hâm mộ của Apple đã tạo ra hàng nghìn, hàng triệu, hàng tỷ video “ bóc hộp” một sản phẩm mới mua từ Apple. Và điều này càng ngày càng phổ biến xuyên suốt hành tinh. Tại sao việc này lại xảy ra ? Đó là bởi vì Apple đã xây dựng trải nghiệm khách hàng tuyệt vời vượt xa những con số bán lẻ tại cửa hàng. Họ thậm chí còn không cần đổ tiền vào những chiến lược Marketing, bởi vị thị trường của họ đã làm điều này. 

Theo thống kê, khách hàng đều có những trải nghiệm rất tuyệt vời ở mỗi cửa hàng của Apple và đa số đều bước ra khỏi cửa hàng với việc mua một sản phẩm mới. 

Hướng tới cảm xúc của khách hàng

Nghiên cứu đã chứng minh rằng cảm xúc tích cực về một doanh nghiệp ảnh hưởng rất lớn đến lòng tin của họ cho doanh nghiệp đó. Apple hiểu được rằng sự kết nối cảm xúc chính là chìa khoá thành công cho mọi chiến dịch Marketing, là thứ khiến cho những blog hay video trở nên phổ biến. Quay trở về giai đoạn năm 2010, khi Apple tung ra quảng cáo đầu tiên cho iPad. Nội dung của nó thật sự rất đơn giản, đó chỉ là hình ảnh vui vẻ và thoải mái của con người khi họ trải nghiệm sản phẩm mới. Họ thậm chí không nói chuyện và chỉ tập trung vào việc trải nghiệm iPads. Những quảng cáo này thật sự đã đánh vào cảm xúc của người tiêu dùng, chứ không phải túi tiền của họ.  

Xây dựng cộng đồng người dùng

Trong suốt những năm qua, Apple thật sự đã rất nỗ lực trong việc xây dựng cộng đồng người tiêu dùng lớn mạnh, ở bất cứ nơi nào trên thế giới. Hình ảnh hàng trăm người xếp hàng đợi mua sản phẩm mới ở mỗi cửa hàng của Apple không còn là hình ảnh xa lạ. Apple đã tạo dựng được cộng đồng người tiêu dùng thân thiện, tích cực, vui vẻ và xây dựng chiến lược Marketing khiến cho mọi khách hàng đều muốn gắn bó với cộng đồng đó.

Kết luận

Một trong những cách nhanh nhất để đạt được mục tiêu, đó chính là học hỏi sự thành công của những người đi trước. Apple, cửa hàng ứng dụng và bán lẻ của họ là hình mẫu lý tưởng cho bất kỳ thương hiệu hiện đại nào muốn tạo ra một lượng người hâm mộ cuồng nhiệt và những khách hàng trung thành. Đây không phải là bắt chước Apple, thay vào đó, hãy hiểu ý nghĩa của Apple – hoặc bất kỳ doanh nghiệp thành công nào khác – làm tốt, sau đó tìm cách sáng tạo để làm điều tương tự trong doanh nghiệp của bạn, luôn giữ cho chiến lược Marketing phù hợp với thương hiệu của bạn.

Nguồn: Neilpatel

Đọc thêm:

Bamboo Airway sử dụng vũ khí nào để cạnh tranh trên thị trường hàng không?

Doanh nghiệp với người tiêu dùng trong chuyển đổi số

Từ khóa » Chiến Lược Của Apple Là Gì