Giải Mã Những Bí Mật đằng Sau Cây Bẫy Kẹp
Có thể bạn quan tâm
Cây bẫy kẹp hay còn gọi là cây bắt mồi, cây ăn thịt, cây Venus Flytrap… chúng là một loài cây cảnh cực kỳ thú vị. Cây bẩy kẹp Venus Flytrap là loài cây được mệnh danh la loài thực vật kỳ diệu nhất trên thế giới với tốt độ bắt mồi rất nhanh chỉ 1/10 giây; chúng tiết ra mùi hương dẫn dụ côn trùng và ăn thịt chúng. Loài cây này đang trở thành thành xu hướng được các tay chơi cây cảnh thứ thiệt rất thích thú.
- Cây bẫy kẹp là loài cây như thế nào?
- Cây bẫy kẹp có đặc điểm gì nổi bậc?
- Cơ chế bẫy kẹp của cây hoạt động thế nào?
- Cây bắt mồi có lợi ích gì?
- Cây bẫy mồi có ý nghĩa gì?
- Cây bẫy mồi có dễ trồng và dễ chăm sóc không?
- Tại sao cây bẫy kẹp lại phải ngủ đông?
- Cơ chế ngủ đông của cây bẫy mồi
- Ở Việt Nam cây bẫy mồi có ngủ đông không?
- Những dấu hiệu nào của cây bẫy kẹp cho biết cây cần ngủ đông?
- Làm thế nào để cây bẫy kẹp ngủ đông?
- Lưu ý khi cây ngủ đông
- Nơi bán cây bẫy kẹp tại Hà Nội
Cây bẫy kẹp là loài cây như thế nào?
Bẫy kẹp là loại cây nhỏ thân thảo có cấu trúc hoa, gồm 4 – 7 lá. Cây có thân phát sinh ngầm có hình dạng thân củ. Một thân cây bẫy kẹp có kích thước tối đa khoảng 3-10 cm, tùy thuộc vào thời điểm trong năm. Những chiếc lá bẫy kẹp dài và có gai, lá thường mọc sau khi cây ra hoa.
Lá của cây được chia thành 2 phần, 1 phần lá dùng để quang hợp, một phần còn lại như một chiếc bẫy kẹp có hình dạng giống vỏ sò; gồm 2 phiến lá phẳng nối nhau bởi những gân lá, bên trong mặt lá có 3 sợi lông cảm ứng dùng để kích hoạt bẫy đóng lại. Rìa của lá có nhiều gai nhỏ khi đan lại sẽ đan vao nhau khiến cho con mồi khó thoát.
Cây bẫy kẹp có đặc điểm gì nổi bậc?
Bẫy kẹp là một loài thực vật sống được trong môi trường thiếu chất dinh dưỡng; vì thế chúng đổi cơ chế trở thành kẻ săn mồi để lấy các chất dinh dưỡng từ chúng để nuôi cơ thể mình. Để thu hút con mồi cây bẫy kẹp tỏa ra mùi hương quyến rũ, dùng cơ chế bẫy kẹp của cơ thể khiến con mồi không thể thoát. Chỉ cần con mồi vo ve vô tình sơ sẩy đậu vào sẽ bị lá bẫy kẹp khep lại, giữ chặt con mồi bên trong.
Cơ chế bẫy kẹp của cây hoạt động thế nào?
Bẫy kẹp nhử côn trùng bằng một mùi hương từ cơ thể; khi con mồi (ruồi) giẫm chân lên, cử động này sẽ kích thích và khiến cây khép lại. Lá của cây bắt đầu uốn con về sau, đến mức bề mặt của chúng lồi lên. Khi đóng cái bẫy này, cây giải phóng năng lượng ở dạng sức bật. Lá cây lập tức nhảy từ hình lồi sang hình lõm, như thể nửa quả bóng đột nhiên bung trở lại hình dạng ban đầu. Hai chiếc lá khóa lại với nhau, và con côn trùng bị kẹp trong bẫy.
Cây bắt mồi có lợi ích gì?
Bẫy kẹp (bắt mồi) có hình dáng vừa phải cùng màu sắc bắt mắt nên được nhiều người yêu thích thường trồng chậu, lọ thủy tinh hay hộp nhựa. Bên cạnh đó, chúng còn dùng để trang trí không gian sống và làm việc thêm phần tươi tắn và sinh động hơn; đồng thời tiêu diệt được các loài công trùng gây hại.
Cây bẫy mồi có ý nghĩa gì?
Cây bắt mồi mang ý nghĩa phong thủy vô cùng sâu sắc. Khi bố trí chúng ở hướng Đông – Nam hoặc Đông – Bắc sẽ mang đến giàu sang; sung túc cho gian chủ. Chính vì thế mà khiến nhiều người yêu thích và lựa chọn mua về trang trí trong nhà.
Cây bẫy mồi có dễ trồng và dễ chăm sóc không?
Cây bẫy kẹp khá là dễ trồng và ít tốn công chăm sóc; chỉ cần tưới nước đều đặn cho cây là được. Khi chăm sóc cây chỉ cần quan tâm đến một số yếu tố:
- Ánh sáng: Cây ưa sáng; ít nhất là 4h/ ngày phải cung cấp ánh sáng trực tiếp từ mặt trời cho cây. Nước tưới cây phải tình khiết hoặc sử dụng nước mưa, nước cất… để tưới cho cây.
- Đất trồng cây: Cây thích hợp với những loại đất, giá thể nghèo chất dinh dưỡng; có thể dùng dớn, cát thạch anh (silic) và đá perlite trộn lại với nhau để trồng cây bắt mồi.
- Độ ẩm: cây ưa ẩm, phát triển tốt trong điều kiện môi trường có độ ẩm cao; độ ẩm trung bình khoảng 70% rất phù hợp để trồng cây. Cần lựa chọn giá thể có thể giữ ẩm tốt là được.
Tại sao cây bẫy kẹp lại phải ngủ đông?
Cây bẫy kẹp có hiện tượng ngủ đông là bởi vì ở một số nơi trên trái đất có mùa đông rất lạnh; để duy trì sự sống của mình loài cây này đã phát sinh cơ chế ngủ đông để bảo vệ chính mình.
Cơ chế ngủ đông của cây bẫy mồi
Khi nhiệt độ ngoài tự nhiên bắt đầu giảm xuống, ánh sáng cũng giảm; lượng mưa cũng giảm; theo quy trình sinh lý của cây sẽ bắt đầu kích hoạt trạng thái ngủ đông. Lá kẹp sẽ đóng yếu hoặc không đóng khi có kích thích vào bẫy. Ở trạng thái nà lá già sẽ héo gần như hoàn toàn chỉ còn củ và chồi non.
Vào mùa xuân khi không khí ấm áp trở lại cây sẽ bắt đầu bung chồi ra lá kẹp mới, nếu trước đó cây dự trữ đủ năng lượng khỏe mạnh và đủ tuổi cây sẽ bắt đầu ra hoa đồng loạt để ong bướm sẽ giúp thụ phấn từ cây này sang cây khác. Và một thế hệ cây bẫy kẹp mới sẽ bắt đầu khi hạt chín và rụng vào khoảng tháng 8 hàng năm.
Ở Việt Nam cây bẫy mồi có ngủ đông không?
Đối với những nước nhiệt đới không có mùa đông cây bẫy kẹp khi trồng được khoảng 2 -3 năm vẫn cần phải ngủ đônG. Bởi vì, nếu không cây sẽ tự suy yếu dần và tàn lụi. Cây sẽ bắt đầu héo từ trên xuống, từ kẹp đến lá và cuối cùng đến củ; cây sẽ bị già cổi và chết.
Những dấu hiệu nào của cây bẫy kẹp cho biết cây cần ngủ đông?
- Dấu hiệu đầu tiên là lá và kẹp mới ra sẽ nhỏ hơn lá và kẹp trước đó
- Dấu hiệu thứ 2 là độ nhạy của kẹp sẽ kém đi, kẹp khép lại rất chậm và yếu.
Nếu thấy 2 dấu hiệu này thì có lẽ cây bẫy kẹp của bạn đang cần ngủ để lấy sức.
Làm thế nào để cây bẫy kẹp ngủ đông?
Để cây bẫy mồi ngủ đông khá đơn giản; chỉ cần giảm nắng; giảm tưới nước để cây vào nơi mát mẻ, giảm mỗi ngày một ít, khoảng một tuần cây sẽ ra kẹp dạng thiếu nắng (lá dài kẹp nhỏ) nhưng phải giảm từ từ, không nên quá đột ngột.
Tiếp theo là nhổ cây lên rửa sạch rễ, lấy kéo cắt bỏ lá kẹp bị đen, hư, héo. Lấy dớn ngâm xả vài lần vắt nhẹ tay cho ráo nước nhớ vắt còn ẩm không khô cũng không quá ướt. Dớn quấn ½ cây từ dưới lên phần rễ; để lên cái dĩa đặt trong nhà tránh nắng, ánh sáng mạnh, mục đích là cho nó thấy tối và mát để chuẩn bị vô tủ lạnh ngủ. Để khoảng 2 ngày thì cho cây vào một túi nilong cuộn lại, nhớ toàn bộ quá trình bắt đầu cho cây ngủ là không được tưới nước đẩm cây mà chỉ tưới giữ ẩm để cây không bị khô, tưới ướt là thúi cái chắc nha.
Bước kế tiếp cho cây vào tủ lạnh. Lấy một cái hộp để vừa cây, đậy kín thì càng tốt, mục đích để không khí lạnh không tiếp xúc trực tiếp vào cây ngay mà sẽ làm lạnh từ từ. Điều chỉnh tủ lạnh khoảng dưới 15 độ C. Tuyệt đối không để cây ngăn đá; và không di dời cây quá nhiều lần.
Lưu ý khi cây ngủ đông
Khi cây ngủ đông theo dõi cây có bắt đầu ra lá mới kẹp mới không; theo dõi ngọn cây sẽ biết được tình trạng sức khỏe của cây. Nếu thấy ngọn lạ là nụ hoa thì có thể cắt hoặc để tùy mỗi người; cắt bỏ hoa thì sẽ ra kẹp bự hoặc nhảy con, còn dồn sức ra hoa thì chắc chắn sẽ không có kẹp to để ngắm rồi.
Sau 3 tháng lấy ra, (nhớ ghi ngày bỏ vào tủ lạnh trên hộp đề phòng quên để cây ngủ quá lâu nó sẽ ngủ luôn. Lấy hộp ra để 1 ngày cho bằng nhiệt độ môi trường rồi mở hộp mở bao để chỗ mát ánh sáng nhẹ trong nhà 1 ngày; ngày hôm sau trồng vào chậu với chất trồng mới, thay chất trồng mới luôn sẽ tốt cho cây mới ngủ đông ra còn khá nhạy cảm với môi trường.
Cuối cùng mang ra để chỗ mát từ từ tăng ánh sáng lại mỗi ngày, nhớ là chỉ tưới đủ ẩm, tới khi thấy cây thích nghi với nắng được thì tưới mới thoải mái.
Nơi bán cây bẫy kẹp tại Hà Nội
Nếu bạn đang tìm kiếm cho mình nơi bán cây bẫy kẹp tại Hà Nội thì Cây Cảnh Hà Nội là sự lựa chọn số 1 cho bạn. Với sứ mệnh mang đến không gian xanh gần hơn với con người, chúng tôi chuyên cung cấp các loại cây cảnh, cây phong thủy, cây để bàn, các loài cây cảnh độc lạ… đến bạn; từ đó nhanh chóng đáp ứng được đầy đủ các nhu cầu của bạn.
Cây cảnh Hà Nội luôn tự hào là đơn vị cung cấp cây cảnh trang trí, cây cảnh để bàn; cây cảnh nội thất với chất lượng số 1 tai Hà Nội; Hãy liên hệ ngay với chúng tôi:
Công ty TNHH MTV Cây cảnh Hà Nội
Hotline: 088.66.22.088
Zalo/ Viber: 0915.885.558
Fanpage: https://www.facebook.com/caycanhhanoi
Địa chỉ:
- Store 1: 628 Hoàng Hoa Thám, Tây Hồ, Hà Nội
- Store 2: 616 Hoàng Hoa Thám, Tây Hồ, Hà Nội
- Store 3: 583 Hoàng Hoa Thám, Ba Đình, Hà Nội
- Store 4: 188 Trung Kính, Cầu Giấy, Hà Nội
Từ khóa » Cây Kẹp
-
Cây Bẫy Kẹp B52 Bắt Côn Trùng Kẹp Ruồi, Muỗi, Kiến - Shopee
-
Bẫy Kẹp (thực Vật) – Wikipedia Tiếng Việt
-
Cách Gieo Hạt Và Chăm Sóc Cây Bẫy Kẹp Bắt Mồi Siêu Đơn Giản
-
Độc Và Lạ Với Thú Chơi Cây Bẫy Kẹp Của Giới Trẻ Hiện Nay
-
Cách để Trồng Cây Bẫy Kẹp (cây Bẫy Ruồi) - WikiHow
-
CÂY BẪY KẸP - CÂY BẮT MỒI MINI - THUỶ SINH BÍCH PHƯƠNG
-
Bẫy Kẹp Cây Chất Lượng, Giá Tốt 2021
-
Lưu Trữ Cây Bẫy Kẹp - Hoa Lá Garden
-
Giống Cây Ăn Thịt Bẫy Kẹp Bắt Mồi F1 Diệt Gọn Mọi Côn Trùng
-
Cây Bẫy Kẹp | Venus Flytrap Cách Trồng Và Chăm Sóc
-
Cây Bẫy Kẹp - Totoro Garden
-
Cây Bẫy Kẹp Typical - Cây Bắt Mồi - Cây Cảnh Online
-
Hạt Giống Cây Bẫy Kẹp - Cách Trồng Cây Bắt Mồi Từ Hạt