“Giải Mã” Những Ký Hiệu Trên Bảng điều Khiển ô Tô - PLO

Dù các hãng xe ngày nay thiết kế khá nhiều ký hiệu lạ trên xe, nhưng nhìn chung các hãng vẫn có một số ký hiệu chung nhất, nhằm tạo thuận lợi cho người dùng. Cùng tìm hiểu một số ký hiệu đèn táp lô sau để thực hiện các hành trình an toàn và hiệu quả.

Học cách đọc đèn điều khiển ô tô (phần 1)

1. Đèn ABS: đèn này sẽ bật lên mỗi khi có trục trặc xảy ra với hệ thống chống bó cứng phanh. Lưu ý là biểu tượng ABS này sẽ kích hoạt mỗi khi người lái khởi động xe, nhưng nó sẽ tự động tắt đi sau vài giây.

2. Đèn cảnh báo nhiên liệu: đèn này sẽ bật lên nếu mức nhiên liệu trở nên quá thấp. Khi thấy đèn này xuất hiện, người lái nên tìm trạm xăng gần nhất để đổ đầy.

3. Đèn báo dây an toàn: biểu tượng này sẽ xuất hiện và sẽ sáng liên tục khi động cơ đã được khởi động mà người lái vẫn chưa đeo dây an toàn. Tùy vào từng nhà sản xuất mà đèn báo này có đi cùng với một âm thanh cảnh báo hay không.

4. Đèn báo hệ thống điện: đèn báo này sẽ cảnh báo cho bạn biết rằng có 1 lỗi kỹ thuật liên quan đến hệ thống điện trong xe.

Học cách đọc đèn điều khiển ô tô (phần 1)

5. Cảnh báo phanh: đèn này này sẽ hiện lên khi hệ thống điều khiển phát hiện ra dấu hiệu lỗi của phanh.

6. Đèn cảnh báo: ký hiệu này sẽ xuất hiện khi có 1 trục trặc không xác định xảy ra đối với xe của bạn. Nó thường sáng đèn khi xe bạn cần được bảo trì.

7. Đèn ghế trẻ em: khi đèn này bật, nó thể hiện cho bạn biết ghế trẻ em theo chuẩn an toàn đã được kết nối với xe.

8. Đèn chỉ số lốp: đèn sẽ phát sáng khi áp suất lốp giảm.

Học cách đọc đèn điều khiển ô tô (phần 1)

9. Lọc không khí: đèn báo này thường được trang bị ở chính giữa khu điều khiển trung tâm, nhưng đôi lúc nó cũng xuất hiện trên bảng táp lô. Đèn này sẽ phát sáng khi có lỗi xảy ra trong hệ thống lọc không khí.

10. Đèn túi khí trước: trong trường hợp đèn này phát sáng, bạn cần phải liên hệ với các chuyên gia sửa chữa để đảm bảo túi khí trước hoạt động bình thường.

11. Đèn túi khí bên: tương tự đèn túi khí trước, nhưng là để cảnh báo rằng các túi khí bên hông xe gặp trục trặc.

12. Đèn cảnh báo ghế trẻ em: khác với đèn ghế trẻ em (đèn thứ 7), biểu tượng đèn này sẽ xuất hiện khi có vấn đề xảy ra với vị trí ghế này.

Học cách đọc đèn điều khiển ô tô (phần 1)

13. Đèn sương mù: biểu tượng này sẽ xuất hiện khi người lái bật đèn sương mù.

14. Đèn rửa kính chắn gió: biểu tượng này sẽ xuất hiện khi người lái kích hoạt chức năng rửa kính chắn gió.

15. Cảnh báo đèn: ký hiệu này nhắc nhở người lái rằng có 1 vấn đề xảy ra với các bóng đèn trên xe.

16. Cảnh báo sưởi cửa sau: đèn này sẽ bật lên khi người dùng khởi động chức năng sưởi cho cửa sổ sau.

Học cách đọc đèn điều khiển ô tô (phần 1)

17. Cảnh báo ghế trẻ em: cũng giống như đèn thứ 12, biểu tượng đèn này sẽ sáng lên để cảnh báo cho người lái biết ghế trẻ em đã bị lắp đặt sai.

18. Cảnh báo dầu phanh: biểu tượng này khá hiếm gặp trên màn hình điều khiển. Nó có tác dụng cảnh báo người dùng rằng có vấn đề trong việc nhận dầu phanh.

19. Cảnh báo pin: khi đèn này phát sáng trong lúc lái xe, bạn nên biết rằng có trục trặc xảy ra với hệ thống sạc pin.

20. Đèn khóa an toàn trẻ em: nếu đèn này phát sáng có nghĩa là hệ thống khóa an toàn cho trẻ em đã được kích hoạt.

Học cách đọc đèn điều khiển ô tô (phần 2)

21. Cảnh báo khẩn: biểu tượng này sẽ được kích hoạt khi tài xế bật nút khẩn cấp lên.

22. Điều khiển hành trình: đèn này sẽ bật lên nếu hệ thống điều khiển hành trình được kích hoạt. Lưu ý là ký hiệu này có thể sẽ khác nhau trên mỗi dòng xe và mỗi hãng.

23. Cảnh báo sưởi cửa kính chắn gió: cũng giống như đèn cảnh báo sưởi cửa sau, loại đèn này sẽ được bật lên khi người dùng khởi động chức năng sưởi cho kính chắn gió

24. Cảnh báo truyền động: đây là cảnh báo khá nguy hiểm. Khi người lái phát hiện ra đèn này bật lên, họ phải đem xe đến các trung tâm bảo dưỡng càng nhanh càng tốt vì hệ thống truyền động đã gặp trục trặc.

Học cách đọc đèn điều khiển ô tô (phần 2)

25. Cảnh báo hệ thống cân bằng điện tử: đèn tính hiệu này nó có tác dụng thông báo cho người lái rằng chiếc xe đang mất kiểm soát/độ bám đường hoặc có thể hệ thống cân bằng điện tử đang bị tắt đi.

26. Cảnh báo cửa hở: ký hiệu này thường sẽ bật lên khi tài xế đã khởi động máy nhưng vẫn chưa đóng cửa, hoặc cửa đóng chưa đúng cách.

27. Cảnh báo chống trộm: đây là tín hiệu đi cùng với hệ thống cao cấp xuất hiện trên một số dòng xe. Ký hiệu này sẽ phát sáng khi hệ thống chống trộm Securilock Anti-theft được kích hoạt.

28. Cảnh báo điều khiển ánh sáng điện tử: khi người dùng khởi động máy, biểu tượng này trên bảng táp lô cũng đồng thời phát sáng. Ngoài ra, nó còn có thể thông báo cho người dùng biết hệ thống điều khiển ánh sáng điện tử đã gặp trục trặc.

Học cách đọc đèn điều khiển ô tô (phần 2)

29. Cảnh báo dẫn động 4 bánh (AWD): biểu tượng này sẽ xuất hiện khi xe chuyển chế độ lái sang dẫn động 4 bánh (2 cầu).

30. Đèn ESP/BAS: đây là biểu tượng thường thấy trên các dòng xe của Mercedes-Benz hay Jeep. Nó có tác dụng nhắc nhở người lái rằng hệ thống hệ thống cân bằng điện tử hoặc hỗ trợ phanh đã gặp trục trặc.

31. Cảnh báo O/D: biểu tượng này cho thấy người lái đã tắt hệ thống tăng tốc

32. Đèn tín hiệu: đây là ký hiệu quen thuộc nhất trên bảng táp lô. Nó có tác dụng thông báo cho người lái biết đèn xi nhan đã bật và bật về hướng nào.

Học cách đọc đèn điều khiển ô tô (phần 2)

33. Cảnh báo nhiệt độ: đèn này sẽ thông báo cho người lái biết có khả năng động cơ đã quá nóng. Khi đó, tài xế nên dừng xe để làm mát động cơ.

34. Đèn OBD: đây là nút có chức năng thông báo cho người dùng biết động cơ gặp trục trặc hoặc chiếc xe cần đem đi bảo trì.

35. Đèn cao áp: biểu tượng này sẽ hiện lên khi tài xế kích hoạt đèn cao áp.

36. Cảnh báo áp suất dầu: ký hiệu này sẽ bật lên khi hệ thống điều khiển xe phát hiện ra vấn đề với áp suất dầu. Các tài xế cũng nên lưu ý cảnh báo này và dừng xe lại để kiểm tra hoặc bảo dưỡng nếu cần.

Từ khóa » Bảng Ký Hiệu ô Tô