Giải Mã Những Thông điệp Bé Yêu Trong Bụng Muốn Gửi đến Mẹ
Có thể bạn quan tâm
Mang thai là hành trình hạnh phúc và thiêng liêng của người phụ nữ. Với những người làm mẹ, đặc biệt là người lần đầu tiên làm mẹ, họ luôn háo hức và hồi hộp trước những chuyển động cùng sự lớn lên của con yêu trong bụng. Ngoài những hình ảnh qua siêu âm, mẹ có thể cảm nhận được sự lớn lên của con qua những nhịp “đạp” đầy yêu thương.
Những cú “đạp” của thai nhi ẩn chứa nhiều thông điệp mà bé muốn nhắn nhủ tới mẹ
Con đang no, con đang vui, con đang thoải mái hay khó chịu và sợ hãi… thông qua những cú nhịp mẹ sẽ có thể cảm nhận được. Hãy cùng “giải mã” những thông điệp mà bé yêu trong bụng muốn gửi đến mẹ qua bài viết này nhé!
“Đạp” không chỉ là “đạp”
Trong quá trình phát triển, thai nhi sẽ di chuyển xung quanh buồng tử cung của mẹ. Hiện tượng này thường được gọi là “đạp” bụng mẹ. Tuy nhiên, “đạp” không chỉ là hành động bé dùng chân đạp mà nó còn bao gồm cả việc bé nấc, trở mình, nhào lộn hay nhiều chuyển động khác. Thai nhi càng lớn, mẹ càng cảm nhận được rõ hơn những cú đạp vô cùng đáng yêu và ngộ nghĩnh ấy.
Bé đạp để “nói chuyện” với mẹ
“Đạp” là cách giao tiếp đầu đời của thai nhi với mẹ. Các bác sĩ Nhi khoa cho biết: Nhịp tim của thai nhi chậm lại, dịu hơn khi nghe thấy giọng của mẹ. Bé có thể ghi nhớ giọng nói của mẹ và có xu hướng đạp, thích thú khi nghe giọng nói quen thuộc của mẹ hoặc bố. Vì vậy, ba mẹ hãy thường xuyên trò chuyện với con nhé!
Bé đạp để thể hiện sở thích
Em bé sẽ đạp nhiều hơn khi được mẹ đọc truyện để thể hiện sự thích thú
Các mẹ có tin không khi em bé trong bụng đã có thể cảm nhận được hương vị các món mẹ đã ăn hay những bản nhạc mẹ đã nghe? Điều này cho thấy bé đã phát triển sở thích cá nhân ngay từ những ngày còn trong bụng mẹ. Đây là lý do vì sao một số em bé có xu hướng đạp nhiều khi nghe nhạc cổ điển, hay khi nghe mẹ đọc truyện cổ tích để tỏ vẻ thích thú, vui mừng còn một số bé khác lại nằm yên.
Bé đạp mạnh và liên tục do không gian chật chội
Những tháng đầu thai kỳ, các chuyển động của bé chỉ dừng lại ở những cú rung rất khẽ. Khi thai nhi lớn hơn, nhất là từ sau tuần 18 - 19, bé sẽ đạp mạnh với tần suất cao hơn. Một phần do sức khỏe của bé, một phần cũng do thai nhi lớn, không gian tử cung của mẹ trở nên chật hẹp hơn. Bé sẽ cảm thấy khó chịu, muốn duỗi chân và đạp mẹ nhiều hơn.
Bé đạp là bé đang thức
Từ tuần thứ 30 trở đi, hệ thần kinh của bé sẽ có xu hướng rõ ràng hơn về giấc ngủ và khi tỉnh táo. Bé bắt đầu ngủ nhiều hơn vào ban ngày và thức vào ban đêm. Chính vì vậy, mẹ thường cảm nhận được những nhịp đạp của bé nhiều hơn vào ban đêm. Đây cũng là lý do vì sao trẻ sơ sinh thường thức dậy vào ban đêm và ngủ nhiều vào ban ngày.
Bé đang cố tránh ánh sáng
Khi gặp ánh nắng, con sẽ đạp để quay đi chỗ khác
Điều kiện tối ưu trong bụng mẹ mà thai nhi thích nghi được là không gian ấm áp, tối và mềm chứ không phải ánh sáng. Hơn nữa, lúc này mắt bé chưa phát triển đầy đủ nên khi tiếp xúc với ánh sáng, bé sẽ bị chói mắt và có xu hướng đạp nhiều hơn để quay đi chỗ khác.
Bên cạnh những thông điệp trên, những nhịp “đạp” của thai nhi còn thể hiện việc bé có khỏe mạnh hay không, bé đạp khi bị nấc hoặc giật mình… Để mẹ có thể cảm nhận từng thông điệp của bé yêu một cách rõ ràng nhất, mẹ hãy thường xuyên thăm khám, siêu âm trong suốt thai kỳ theo lịch khám thai hay đến gặp bác sĩ ngay nếu có bất thường.
Khám thai định kỳ rất quan trọng đối với sự phát triển của thai nhi và sức khỏe của người mẹ. Ngoài ra, nó cũng quyết định việc sinh nở có được mẹ tròn con vuông hay không.
Tại Hà Nội, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là địa chỉ được nhiều bà mẹ tin tưởng lựa chọn là nơi thăm khám thai an toàn. MEDLATEC sở hữu đội ngũ chuyên gia sản phụ khoa đầu ngành cùng hệ thống trang thiết bị hiện đại sẽ giúp mẹ thoải mái và yên tâm hơn khi thăm khám.
Đặc biệt, từ 10/7-31/8/2019, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC áp dụng chương trình ưu đãi đặc biệt "Thai kỳ an vui – Quà tặng cho mẹ đón chuột vàng”. Với chương trình này, các mẹ bầu sẽ được ngay mức hỗ trợ 15% khi đăng ký online tại đây
Hãy để MEDLATEC được đồng hành cùng bạn và chắp cánh cho bé yêu trong những năm tháng đầu đời để tạo nền tảng vững chắc cho tương lai của bé!
Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ:
Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC
+ Cơ sở 1: 42 Nghĩa Dũng, Ba Đình, Hà Nội
+ Cơ sở 2: 99 Trích Sài, Tây Hồ, Hà Nội
+ Cơ sở 3: Số 05 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Hotline: 1900565656
Từ khóa » Hiện Tượng Em Bé đạp Nhiều Có Sao Không
-
Thai Nhi đạp Nhiều Có Cần Phải Lo Lắng? - Bệnh Viện Hồng Ngọc
-
Thai Máy Như Thế Nào Là Bất Thường?
-
Thai Nhi đạp Nhiều Có ảnh Hưởng Gì Không? Thai Máy Liên Tục Có ...
-
Thai Nhi đạp Nhiều Có ảnh Hưởng Gì Không, Có Nguy Hiểm Không?
-
Thai Máy Liên Tục Có đáng Lo Không? | Vinmec
-
Thai Máy Như Thế Nào Là Bình Thường, Thế Nào Là Bất Thường? | Vinmec
-
Thai Nhi đạp Nhiều Có Phải Là Dấu Hiệu Bất Thường? - MarryBaby
-
Em Bé đạp Nhiều Vào Ban đêm Có Nguy Hiểm Không? - MarryBaby
-
Thai Nhi đạp Nhiều Có Tốt Không Và Những Nguyên Nhân ... - Bé Yêu
-
Bật Mí Nguyên Nhân Bé Yêu Trong Bụng Thường “đạp” Liên Tục Vào ...
-
Cách Xử Lý Khi Thai Nhi đạp ít, đạp Nhiều ở Tháng Thứ 7 | Huggies
-
Hiện Tượng Tăng Và Giảm Thai Máy Như Thế Nào
-
8 Dấu Hiệu Sắp Sinh (chuyển Dạ) Mẹ Cần Ghi Nhớ để đón Con Yêu
-
Bé đạp Trong Bụng Mẹ Và Những Cảm Nhận Tuyệt Vời | BvNTP