Giải Mã Sẹo Mụn: Cách Ngăn Ngừa Và Chữa Trị Hiệu Quả - Dizigone

Mụn nhọt không chỉ gây nên những tổn thương da kém xinh, mất thẩm mỹ mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ để lại sẹo mụn dai dẳng, khó chữa lành. Để giải quyết vấn đề sẹo do mụn gây ra, cần có cách điều trị, chăm sóc da hợp lý và kiên trì. Hãy cùng chúng tôi giải mã cách ngăn ngừa và chữa trị sẹo mụn hiệu quả thông qua bài viết dưới đây.

seo-mun sẹo mụn

I. Phân loại sẹo mụn

Trước khi bắt đầu quá trình điều trị và chăm sóc, bạn cần biết được các nốt sẹo do mụn gây ra thuộc loại nào. Dưới đây, chúng tôi xin đề cập đến 3 loại sẹo mụn phổ biến:

1. Sẹo lõm

Các vết sẹo này xuất hiện như những vết lõm trên da với hình dạng khác nhau: sẹo lõm đáy nhọn, sẹo lõm chân vuông, sẹo lõm chân tròn,…. Nguyên nhân hình thành nên các vết sẹo này là do trong quá trình điều trị mụn, da không sinh đủ nguyên bào sợi. Đây là thành phần quan trọng trong việc chữa lành các vết thương và tổng hợp collagen.

2. Sẹo phì đại

Ngược lại với nguyên nhân hình thành nên sẹo lõm, sẹo phì đại xuất hiện là do da sản sinh quá nhiều nguyên bào sợi. Khi vết mụn lành lại sẽ xuất hiện các vết sẹo lồi lên trên bề mặt da.

3. Sẹo lồi

seo sẹo

Tương tự như nguyên nhân gây sẹo phì đại nhưng các vết sẹo lồi thường dày hơn nhiều so với vết mụn ban đầu. Chúng thường sẫm màu hơn vùng da xung quanh, có màu đỏ hoặc màu nâu. Bên cạnh đó, sẹo lồi có thể gây ra các triệu chứng ngứa ngáy, đau đớn, khó chịu cho người bệnh.

>>> Xem ngay: 5 sự thật bạn cần biết về sẹo

II. Cách chăm sóc da để ngăn ngừa sẹo mụn

Để ngăn ngừa sẹo mụn xuất hiện bạn cần có cách điều trị và chăm sóc da đúng cách khi mụn mới xuất hiện.

1. Vệ sinh da mụn sạch sẽ

Làn da bị mụn là do lượng bã nhờn sản sinh ra quá nhiều gây bít tắc lỗ chân lông, tạo điều kiện thuận lợi cho sự sinh sôi và phát triển ồ ạt của vi khuẩn gây mụn thường trú ở trên da, điển hình là Propionibacterium acnes (P. acnes). Do đó, việc vệ sinh sạch sẽ làm da bị mụn là bước đầu tiên trong quá trình chăm sóc da, ngăn ngừa sẹo mụn.

Hiện nay trên thị trường có vô vàn sản phẩm vệ sinh da mụn khác nhau, bạn nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ da liễu để lựa chọn được sản phẩm chăm sóc phù hợp nhất với từng loại da.

>>> Xem thêm: Vi khuẩn gây mụn P.acnes: Làm gì để xử lý hiệu quả?

2. Sử dụng dung dịch kháng khuẩn để xử lý các vết mụn

Một dung dịch kháng khuẩn phù hợp trong quá trình xử lý các vết mụn cần đáp ứng được những tiêu chí sau đây:

  • Khả năng tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh một cách nhanh chóng và mạnh mẽ.
  • An toàn, không gây kích ứng, gây xót cho da.
  • Không ảnh hưởng đến quá trình hình thành nguyên bào sợi.

Dung dịch kháng khuẩn Dizigone thỏa mãn đầy đủ các tiêu chí kể trên. Hơn nữa, sản phẩm không gây nhuộm màu da, không gây mất thẩm mỹ cho người sử dụng, được các chuyên gia da liễu khuyên dùng.

Dizigone

Cách sử dụng:

  • Sử dụng bông tẩy trang thấm dung dịch kháng khuẩn Dizigone lau rửa toàn bộ mặt.
  • Để dung dịch khô tự nhiên, không cần rửa mặt lại bằng nước.
  • Bạn có thể sử dụng 4-5 lần/ngày trong quá trình điều trị mụn.

3. Xây dựng chế độ ăn uống và sinh hoạt phù hợp

Chế độ ăn uống:

  • Uống đủ 2 lít nước lọc mỗi ngày, không nên sử dụng đồ uống có cồn như: rượu, bia, nước có ga, các chất kích thích như: thuốc lá, café,….
  • Ăn nhiều trái cây, bổ sung đủ các vitamin và khoáng chất thiết yếu.
  • Tránh ăn rau muống, thịt gà, đồ nếp trong quá trình điều trị mụn và sẹo mụn.
  • Không nên ăn đồ cay nóng, nhiều đường, đồ chiên rán nhiều dầu mỡ.

Chế độ sinh hoạt:

  • Ngủ nghỉ đủ giấc, không thức khuya.
  • Hạn chế căng thẳng, lo âu kéo dài.
  • Thường xuyên giặt giũ chăn, ga, gối, đệm, tạo không gian sống sạch sẽ, thoáng mát.

4. Một số điều lưu ý

  • Không khuyến khích việc tự ý nặn mụn. Nếu nặn mụn không đúng cách, không đảm bảo vệ sinh sẽ làm vết mụn nặng thêm, nguy cơ lây lan vi khuẩn ra các vị trí khác trên cơ thể. Từ đó, bạn có thể vô tình làm tăng nguy cơ xuất hiện sẹo mụn về sau.
  • Bảo vệ làn da bị mụn tránh ánh nắng mặt trời do các tia cực tím có thể làm sạm đi các vết sẹo mụn, làm chậm quá trình hồi phục của da.
  • Không nên trang điểm trong quá trình điều trị da mụn, sẹo do mụn để lại.

III. Cách xử trí sẹo mụn tại nhà

1. Sử dụng các hoạt chất điều trị sẹo mụn

Sau quá trình làm sạch các vết mụn, với từng mức độ của bệnh mà bạn có thể sử dụng các thuốc điều trị mụn khác nhau. Biện pháp này giúp kiểm soát mụn trứng cá và làm giảm sự xuất hiện của sẹo. Một số thành phần phổ biến trong các thuốc điều trị mụn và sẹo mụn đó là:

1.1. Acid salicylic:

Acid salicylic là một hợp chất tự nhiên có tác dụng làm sạch bụi bẩn, tế bào chết và các chất cặn bã khác. Đồng thời, nó giúp giảm sưng và tấy- đỏ, giảm thiểu sự xuất hiện của sẹo. Acid salicylic có lợi cho tất cả các loại sẹo. Nó cần thiết trong quá trình chăm sóc và điều trị cho những người da mụn. Đối với những ai có làn da nhạy cảm, cần thử sản phẩm trước trên một vùng da nhỏ để kiểm tra sự kích ứng trước khi dùng trên vùng da diện rộng.

1.2. Retinoids

sẹo rỗ ở mũi seo-ro-o-mui

Retinoids khi sử dụng tại chỗ, retinoids có tác dụng ngăn chặn phản ứng viêm nhiễm, giảm tổn thương do mụn trứng cá và tăng tốc độ tái tạo tế bào da. Ngoài ra, retinoids có tác dụng làm mờ sẹo mụn, bao gồm cả những vết sẹo ở những người có tông màu da tối hơn. Tuy nhiên, retinoids có thể làm cho da nhạy cảm hơn với ánh nắng mặt trời. Vì vậy, trong quá trình sử dụng retinoids, bạn cần thoa kem chống nắng, che chắn cẩn thận khi ra ngoài trời.

1.3. Acid alpha hydroxy

Acid alpha hydroxy (AHA) là một dạng acid nhẹ có tác dụng loại bỏ tế bào chết trên da, ngăn ngừa sự bít tắc lỗ chân lông. AHA giúp điều trị mụn trứng cá và giúp làm giảm sự xuất hiện của sẹo mụn.

1.4. Acid lactic

Acid lactic có tác dụng tẩy sạch nhẹ nhàng, giảm sự xuất hiện của sẹo, làm sáng các mô sẹo sẫm màu và làm mịn cấu trúc tổng thể của da.

2. Sử dụng phương pháp thiên nhiên 

Sử dụng các nguyên liệu từ thiên nhiên là một phương pháp điều trị sẹo mụn phổ biến tại nhà. Một số nguyên liệu như: dầu dừa, bơ hạt mỡ, gel lô hội, mật ong nguyên chất, nước cốt chanh,… giúp làm mềm da, làm mờ các vết sẹo do mụn để lại. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng phương pháp này không hiệu quả với các vết sẹo mụn nặng, thậm chí chúng còn làm gia tăng tình trạng kích ứng, ngứa ngáy, khó chịu cho người bệnh. Vì vậy, bạn cần cân nhắc khi sử dụng biện pháp thiên nhiên để điều trị sẹo mụn.

IV. Can thiệp y tế điều trị sẹo mụn

Một số phương pháp điều trị y tế giúp làm giảm sẹo mụn. Tùy thuộc vào tính chất da của mỗi người và mức độ sẹo mà các bác sĩ da liễu sẽ có quy trình xử lý khác nhau. Dưới đây là các phương pháp điều trị y tế cho sẹo mụn mà bạn cần biết:

1. Điều trị sẹo mụn lõm 

1.1. Phẫu thuật trị sẹo mụn

Thực chất là một cuộc tiểu phẫu trên các vết sẹo lõm có kích thước quá lớn, quá sâu. Sau khi gây tê cho bệnh nhân, các bác sĩ sẽ thực hiện kỹ thuật nâng sẹo lên sát với bề mặt da. Một cách khác, bác sĩ sẽ cắt đứt hoàn toàn chân sẹo xơ cứng ở dưới da. Khi đó bề mặt da bên dưới bị co kéo, kích thích tăng sinh collagen, elastin để tái tạo tế bào mới lấp đầy vết sẹo lõm trên da.

1.2. Phương pháp tái tạo bề mặt da

Phương pháp này giúp loại bỏ tế bào da cũ, kích thích cơ thể sản xuất ra các tế bào da mới. Một số phương pháp tái tạo da đó là:

  • Lột da bằng hóa chất: tùy từng loại da, mức độ mụn và sẹo mà các bác sĩ sẽ lựa chọn loại hóa chất, nồng độ phù hợp cho bạn. Acid trichloroacetic (TCA) là loại hóa chất phổ biến giúp loại bỏ lớp trên cùng của da, làm giảm độ sâu của sẹo, đã được chứng minh cải thiện ít nhất 70% tình trạng sẹo mụn.
  • Mài mòn da: bác sĩ sẽ sử dụng thiết bị chuyên dụng để loại bỏ lớp biểu bì và lớp trung bì của da. Mục đích giúp da trông mượt mà hơn, cải thiện tình trạng sẹo do mụn gây ra.
  • Điều trị bằng laser: Giúp tái tạo bề mặt da mà không cần sử dụng hóa chất hay tẩy tế bào chết. Tuy nhiên, phương pháp này không phù hợp với mọi đối tượng, đặc biệt là những ai có làn da nhạy cảm.

1.3. Tiêm chất làm đầy

Trong một số trường hợp, bác sĩ da liễu có thể thực hiện phương pháp tiêm các chất làm đầy mô mềm để làm giảm sự xuất hiện của sẹo. Một số chất làm đầy thương mại hiện nay như: polymethylmethacrylate (PMMA), acid hyaluronic (HA), acid poly – L – lactic (PLLA). Chất làm đầy da có tác dụng nhất với các vết sẹo lõm chân vuông, sẹo lõm dạng lượn sóng. Tuy nhiên, phương pháp này không phù hợp để điều trị sẹo lõm chân đá nhọn. Thời gian điều trị theo phương pháp này kéo dài từ 6 đến 18 tháng.

1.4. Phương pháp sử dụng sóng điện từ

Phương pháp này có thể áp dụng cho tất cả màu da. Bác sĩ sẽ sử dụng thiết bị đặc hiệu, cài đặt với tần số phù hợp để làm săn chắc da, thu nhỏ các vết sẹo lõm. Sau khi điều trị bằng sóng điện từ, bệnh nhân sẽ có cảm giác nóng rát khoảng 1 giờ, da đỏ ửng trong 2 đến 3 ngày. Bạn cần sử dụng kem chống nắng và kem dưỡng ẩm cách thời gian điều trị ít nhất 1 tuần và cần tái khám 1 lần/tháng trong vòng 4 tháng.

1.5. Phương pháp lăn kim vi điểm (Microneedling)

sẹo seo

Lăn kim vi điểm (Microneedling) phương pháp đưa những mũi kim siêu nhỏ vào vùng da xung quanh sẹo. Quá trình này sẽ kích thích cơ thể tạo ra nhiều collagen. Từ đó giúp làn da được mịn màng, làm giảm các vết sẹo lõm do mụn để lại.

1.6. Phương pháp đốt điện

Đầu dò điện có tác dụng làm nóng mô, khiến mô sẹo chết đi. Phương pháp hiệu quả trong quá trình điều trị sẹo lõm dạng chân vuông, có tác dụng định hình và giảm các góc của sẹo.

2. Điều trị sẹo mụn lồi, sẹo phì đại

2.1. Tiêm

Việc tiêm trực tiếp thuốc vào các vết sẹo giúp làm mềm, phẳng mô sẹo. Corticoid là thuốc được sử dụng phổ biến trong liệu pháp này. Thông thường, các mũi tiêm thường được lặp lại vài tuần một lần. Nếu sẹo không đáp ứng với mũi tiêm thứ tư, bác sĩ sẽ thực hiện phẫu thuật để loại bỏ vết sẹo đó.

2.2. Liệu pháp laser

Đây là phương pháp điều trị sẹo lồi an toàn và tương đối hiệu quả. Có 2 phương pháp điều trị laser phổ biến đó là:

  • Laser nhuộm xung (PDL) giúp giảm đau ngứa, màu sắc và làm phẳng các vết sẹo lồi.
  • Laser xung mạnh (IDL): phù hợp với những người có làn da sáng màu.

Các biện pháp can thiệp y tế nhìn chung đều tốn kém chi phí và yêu cầu thủ thuật phức tạp. Vì thế, bạn nên tìm hiểu kỹ và tham khảo bệnh viện hoặc cơ sở thẩm mỹ uy tín trước khi quyết định điều trị.

Hi vọng bài viết trên đã cung cấp cho độc giả những thông tin cần thiết nhất về sẹo mụn. Nếu còn bất cứ vấn đề thắc mắc nào, vui lòng liên hệ theo số HOTLINE: 1900 9482 để được giải đáp cụ thể.

Từ khóa » Da Sẹo Sau Mụn