Giải Mã Tất Tần Tật Về Thủy Tinh Trong đời Sống, Sản Xuất
Có thể bạn quan tâm
Nếu hỏi rằng bạn biết thủy tinh là gì không? Câu trả lời tất nhiên là có. Là vật dụng quen thuộc trong từng gia đình. Gần gũi là thế, nhưng mọi thứ về chất liệu thủy tinh không phải ai cũng nắm rõ.
Trên mạng có hàng trăm bài viết về thủy tinh, nhưng không phải bài nào cũng đầy đủ. Vì thế hôm nay Nam Á đã tổng hợp mọi thông tin cần thiết cho bạn trong bài viết dưới đây!
Mục lục
- 1. Sự ra đời của thủy tinh
- 2. Thủy tinh được làm từ gì? Quy trình chế tạo ra sao?
- 2.1. Nguyên liệu sản xuất thủy tinh
- a. Nguyên liệu chính làm thủy tinh
- – Định nghĩa silica
- – Cấu trúc của silica
- – Thuộc tính của silica
- – Đặc điểm của cát silica – nguyên liệu để sản xuất thủy tinh
- b. Những nguyên liệu sản xuất thủy tinh khác
- c. Một số hóa chất tạo màu cho thủy tinh
- a. Nguyên liệu chính làm thủy tinh
- 2.2. Quá trình sản xuất thủy tinh
- 2.1. Nguyên liệu sản xuất thủy tinh
- 3. Tính chất của thủy tinh là gì?
- – Khả năng truyền sáng
- – Chiết suất của thủy tinh là mấy?
- – Thủy tinh nóng chảy ở nhiệt độ bao nhiêu?
- – Thủy tinh có dẫn điện không?
- – Khối lượng riêng của thủy tinh là bao nhiêu?
- 4. Các loại thủy tinh trong đời sống
- 4.1. Thủy tinh thông thường (Soda lime)
- 4.2. Thủy tinh cường lực (Tempered glass)
- 4.3. Thủy tinh chịu nhiệt (Heat – resistant glass)
- 4.4. Thủy tinh trắng (Opal)
- 5. Ưu và nhược điểm của đồ gia dụng thủy tinh
- Ưu điểm
- Nhược điểm
- 6. Lưu ý dùng đồ thủy tinh
- 7. Điểm danh các công ty chuyên sản xuất thủy tinh
- 7.1. Công ty TNHH Xuất Nhập Khẩu T&H Glass 8
- 7.2. Thủy Tinh Nam Á
- 7.3. Công ty TNHH Thanh Xuân
- 7.4. Công ty TNHH Công Nghệ Max Toàn Cầu
- 7.5. Công ty TNHH Thương Mại & Xuất Nhập Khẩu Nguyễn Toàn (Tonaglass)
1. Sự ra đời của thủy tinh
Thủy tinh là gì? Thực chất thủy tinh là một chất rắn vô định hình đồng nhất. Khi đốt nóng sẽ có nhiều hình dạng khác nhau. Trong dân gian, nó còn được gọi là kính hay kiếng.
Lịch sử hình thành thủy tinh có cách đây hàng nghìn năm. Đến nay vẫn chưa có những bằng chứng xác thực về tuổi thọ chính xác của nó. Nhưng theo nhiều phán đoán, thủy tinh xuất hiện ở Mesopotamia hoặc Ai Cập khoảng hai nghìn năm trước Công nguyên.
Trước khi được con người tạo ra bằng dụng cụ máy móc, thì nó được tìm thấy trong tự nhiên, gọi là các loại đá vỏ chai, đã được sử dụng từ thời đại đồ đá. Chúng được tạo ra từ dung nham (magma) núi lửa. Người nguyên thủy đã biết dùng đá vỏ chai để làm công cụ cực sắc nhọn.
2. Thủy tinh được làm từ gì? Quy trình chế tạo ra sao?
Nguyên liệu để sản xuất thủy tinh là cát Silica – một thứ không thể thiếu. Trong công đoạn sản xuất ly thủy tinh, nhà sản xuất sẽ cố gắng đưa nó về dạng tinh khiết nhất, nhằm mục đích tạo thành phẩm có độ trong tuyệt đối. Ví dụ điển hình là cát silica có chứa tạp chất sắt, sẽ làm cho sản phẩm có màu xanh.
Bên cạnh nguyên liệu chính là cát silica, thì còn cần những nguyên liệu khác để sản xuất thủy tinh. Đó là gì? Đọc tiếp nhé…
2.1. Nguyên liệu sản xuất thủy tinh
a. Nguyên liệu chính làm thủy tinh
– Định nghĩa silica
Silica là tên gọi khác của hợp chất hóa học silicon dioxide với công thức hóa học là SiO2. Silica tạo thành khoáng chất gọi là thạch anh, và nó là khoáng chất chiếm tỷ trọng lớn trong lớp vỏ trái đất.
Silica đã được tổ tiên chúng ta biết đến từ thời cổ đại, rất lâu trước khi chúng ta tìm hiểu nó được làm từ silicon và oxy để ứng dụng vào cuộc sống. Nghệ thuật chế tạo các vật thể thủy tinh bằng silica có từ hàng thế kỷ. Ngày nay được cải tiến và đổi mới để phù hợp với sự phát triển của thời đại.
Cát Silica
– Cấu trúc của silica
Silica có hai dạng cấu trúc là dạng tinh thể và vô định hình. Trong tự nhiên silica tồn tại chủ yếu ở dạng tinh thể hoặc vi tinh thể (thạch anh, triđimit, cristobalit, cancedoan, đá mã não). Còn đa phần silica tổng hợp nhân tạo sẽ ở dạng bột hoặc dạng keo và có cấu trúc vô định hình (silica colloidal). Một số dạng silica tinh thể có thể được tạo ra ở áp suất và nhiệt độ cao như coesit và stishovit.
– Thuộc tính của silica
Silica trong điều kiện nhiệt độ và áp suất bình thường là một khoáng chất rắn, kết tinh. Xét về độ cứng trên thang đo Mohs, thì silica được đánh giá 7.
Silica tinh khiết không màu, nhưng nếu nếu lẫn tạp chất trong mẫu thạch anh, nó có thể có màu. Khi chế tạo thủy tinh, người ta sẽ cố gắng làm silica về dạng tinh khiết nhất, ví dụ silicat có lẫn sắt sẽ làm thủy tinh có màu xanh.
– Đặc điểm của cát silica – nguyên liệu để sản xuất thủy tinh
Cát silica có chất liệu màu trắng giống như cát trắng tự nhiên được khai thác, tuyển rửa, sau đó được sàng lọc kỹ trước khi đưa vào lò nung thủy tinh.
Theo Vụ Vật Liệu Xây Dựng, toàn quốc hiện có khoảng 1,4 tỷ tấn cát trắng silic. Các mỏ tập trung chủ yếu ở các tỉnh duyên hải ven biển miền Trung và Nam Trung bộ. Cát để làm ra thủy tinh ở Việt Nam chính là nhờ vào những mỏ này. Đây là cát silica tự nhiên.
Vậy bên cạnh nguyên chính là cát silica. Nguyên liệu làm ra thủy tinh còn thiếu cái gì nữa nhỉ? Chắc chắn là mỗi cát thì chưa đủ.
Những thành phần sản xuất thủy tinh sẽ được trình bày ngay bên dưới.
b. Những nguyên liệu sản xuất thủy tinh khác
Natri cacbonat hay còn gọi là soda, đây là chất làm hạ thấp nhiệt độ xuống mức cần thiết để chế tạo thủy tinh. Tuy nhiên, chất này có nhược điểm là khiến thủy tinh có thể bị thấm nước. Vì vậy, nhiều nhà sản xuất sẽ bổ sung canxi oxit hoặc vôi sống để khắc phục nhược điểm đó. Ôxít trong magie hoặc nhôm cũng có thể được thêm vào hỗn hợp này, giúp thủy tinh bền hơn.
Ngoài ra, một số nơi có thể dùng canxi oxit để khắc phục tính hòa tan trong nước của thủy tinh khi dùng soda. Canxi oxit còn được gọi là vôi sống.
Thông thường, các chất phụ gia chiếm tối đa khoảng 26% đến 30% hợp chất thủy tinh.
c. Một số hóa chất tạo màu cho thủy tinh
Tạo màu cho thủy tinh
Các kim loại và oxit kim loại sẽ thêm vào thủy tinh trong quá trình sản xuất. Việc này nhằm mục đích biến đổi màu sắc thủy tinh để phục vụ nhu cầu phong phú trong xã hội.
– Một lượng nhỏ mangan có thể được thêm vào để loại bỏ màu xanh lá cây do sắt tạo ra. Hoặc khi dùng một lượng lớn mangan thì thủy tinh có màu tím amêtít. Giống như mangan, lượng nhỏ selen đôi khi được bổ sung vào để làm bay màu thủy tinh, hay một lượng lớn hơn để tạo ra màu hơi đỏ.
– Một lượng nhỏ côban (0,025 đến 0,1%) khiến thủy tinh có màu xanh da trời.
– Ôxít thiếc với antimoan và ôxít asen làm thủy tinh màu trắng đục. Ứng dụng này lần đầu được sử dụng ở Venezia để sản xuất đồ giả sứ.
– 2 đến 3% của oxit đồng sinh ra màu xanh lam.
– Đồng kim loại nguyên chất là thành phần làm thủy tinh có màu đỏ thẫm
– Niken, tùy vào nồng độ, làm thủy tinh có màu xanh da trời hay màu tím, thậm chí là màu đen.
– Để thủy tinh có màu nâu vàng thì sẽ thêm titan vào.
– Một lượng rất nhỏ vàng (khoảng 0,001%) để thủy tinh có màu hồng ngọc thẫm. Còn lượng nhỏ hơn nữa thì sinh ra màu đỏ nhạt, thông thường gọi là màu “nam việt quất”.
– Nguyên tố urani (0,1 đến 2%) cũng được bổ sung để thủy tinh có màu vàng phản quang hay màu xanh lá cây.
– Hợp chất của bạc (thông thường là nitrat bạc) có thể sinh ra một khoảng màu từ đỏ da cam đến vàng.
2.2. Quá trình sản xuất thủy tinh
Nung nóng hỗn hợp nguyên liệu để tạo hình
Trước công Nguyên, kỹ thuật thổi thủy tinh đã phát triển ngay ở thế kỉ I. Những vật dụng này dần trở nên phổ biến mà ai cũng có thể sở hữu. Trong thời kỳ đế quốc La Mã, tốc độ sản xuất thủy tinh được đẩy nhanh, chủ yếu là bình và chai lọ. Màu sắc chủ đạo của thủy tinh lúc đó là màu xanh lá cây vì khi ấy, công nghệ lọc tạp chất chưa xuất hiện.
Khoa học công nghệ dần phát triển hơn, quy trình sản xuất thủy tinh cũng vì thế mà cải tiến.
Tổng kết lại, ngày nay quy trình sản xuất thủy tinh được thực hiện qua các bước sau:
– Bước 1
Đầu tiên, đưa nguyên liệu sản xuất thủy tinh cát silica đi làm sạch nhằm loại bỏ tạp chất không cần thiết như sắt, chì,…Mục đích của động tác này là tránh việc tạo ra màu xanh không mong muốn. Muốn lọc kỹ, có thể thêm hóa chất mangan đioxit ở bước này.
– Bước 2
Tiếp theo, sau khi đã có hỗn hợp nguyên liệu đạt chuẩn, tiến hành đi nung. Trong bước này, cần dùng đến hóa chất natri cacbonat (NANCO3) và Canxi oxit (CaO). Natri cacbonat (soda) có công dụng làm hạ nhiệt độ nóng chảy ở 1000 độ C. Thực tế là do nhiệt độ nóng chảy của thủy tinh lên tới 2000 độ C. Nếu không dùng soda, với mức nhiệt độ cao như thế, lâu ngày sẽ mất nhiều thời gian và tiêu hao nhiều nhiên liệu.
Thế nhưng, soda lại có nhược điểm là làm cho thủy tinh bị thấm nước. Vì thế phải dùng thêm CaO là vì thế. Đôi khi, nhà sản xuất còn sử dụng Ôxít trong magiê và hoặc nhôm nhằm tăng độ bền của thủy tinh. Về tỉ lệ, chất phụ gia sẽ chiếm 26% đến 30%.
– Bước 3
Cuối cùng, đem thủy tinh lỏng đang nóng đi tạo hình mong muốn. Hoàn thành thành phẩm.
3. Tính chất của thủy tinh là gì?
Giống như bao vật liệu khác, thủy tinh cũng có tính chất vật lý và tính chất hóa học đặc trưng.
Cụ thể đó là gì? Bạn cùng tôi đọc tiếp nhé…
Thủy tinh là chất rắn không màu, không gỉ dưới độ ẩm và không khí, chạm vào tay thì tương đối cứng nhưng lại rất dễ vỡ khi rơi từ độ cao nhất định.
Thực tế, không thể đốt cháy thủy tinh. Nó không có khả năng hút ẩm, ngoại trừ axit hidro florua ( HF), vật liệu này không bị ăn mòn với nhiều loại axit mạnh khác nhau.
Ngoài ra, thủy tinh còn những đặc tính sau:
– Khả năng truyền sáng
Đa số thủy tinh trong suốt, nên vì thế mà ánh sáng nhìn thấy có thể xuyên qua được. Tuy nhiên, với nhiều loại có màu do có lẫn tạp chất, thì khả năng này ít nhiều có sự thay đổi. Độ truyền sáng trong vùng bức xạ tử ngoại và hồng ngoại cũng thay đổi theo một mức nhất định.
– Chiết suất của thủy tinh là mấy?
Chiết suất của thủy tinh không cố định. Tùy vào lượng tạp chất được thêm vào. Ví dụ thủy tinh có chứa chì, chẳng hạn như chì tinh thể, làm chiết suất tăng cao và có độ lấp lánh. Việc bổ sung bari cũng là một cách để tăng chiết suất. Oxit thori tăng hệ số thủy tinh lên cao và nó được sử dụng để sản xuất các lăng kính.
– Thủy tinh nóng chảy ở nhiệt độ bao nhiêu?
Là chất rắn vô định hình, thủy tinh cũng có đặc điểm tương tự là không có điểm nóng chảy nhất định.
– Thủy tinh có dẫn điện không?
Do có điện trở suất cao nên đây là một chất cách điện. Thủy tinh hoàn toàn không có khả năng dẫn điện. Bạn hoàn toàn có thể yên tâm khi sử dụng.
– Khối lượng riêng của thủy tinh là bao nhiêu?
Khối lượng riêng là 25000 N/m3
4. Các loại thủy tinh trong đời sống
4.1. Thủy tinh thông thường (Soda lime)
Là những sản phẩm quen thuộc mà chúng ta sử dụng mỗi ngày như chén dĩa, chai, bộ bình ly thủy tinh,ly thủy tinh uống nước,…
Đặc điểm của loại thủy tinh này là ít bám mùi. Chùi rửa vệ sinh dễ dàng. Tuy nhiên khả năng chịu nhiệt kém nên không khuyến khích cho vào lò nướng hay đặt lên bếp nóng.
4.2. Thủy tinh cường lực (Tempered glass)
Đây là loại thủy tinh trải qua quá trình đun nóng lên đến 630 độ, sau đó làm lạnh đột ngột tạo ra độ rắn chắc nhất định. Vì thế khả năng chịu nhiệt cao hơn nhiều loại thủy tinh thông thường.
Thủy tinh cường lực thường được ứng dụng tại các công trình kiến trúc và trang trí nội thất. Tại những nơi cần độ an toàn cao và khả năng chịu lực tốt cũng cần đến loại thủy tinh này, một số nơi như bồn rửa tay, cửa kính, kính bồn tắm đứng…
4.3. Thủy tinh chịu nhiệt (Heat – resistant glass)
Được chế tạo bằng cách đun nóng đến 1.000 độ. Làm nguội từ từ, không tạo lực nén bên trong sản phẩm, được thêm phụ gia Borosilicate nên có thể chịu được nhiệt 400 độ C, không bị ảnh hưởng khi đột ngột chuyển từ nóng sang lạnh và ngược lại.
Là vật liệu lý tưởng để sản xuất nồi thuỷ tinh, chảo thuỷ tinh…, hộp bảo quản bằng thuỷ tinh. Thủy tinh chịu nhiệt có thể được sử dụng cho lò vi sóng, lò nướng, nấu trên bếp gas, bếp điện từ, hồng ngoại…
4.4. Thủy tinh trắng (Opal)
Thuỷ tinh trắng được nấu chảy ở nhiệt độ 1600 độ C. Lúc này thủy tinh trong suốt chuyển sang màu trắng ngọc. Với đặc điểm nổi bật là có độ cứng, không mùi, chống ăn mòn, bề mặt sáng bóng do có lớp men.
Sản phẩm thủy tinh trắng an toàn cho sức khỏe và có thể dùng cho lò vi sóng, máy rửa chén,…Là một trong các loại thuỷ tinh sử dụng trong đồ gia dụng phổ biến nhất hiện nay.
5. Ưu và nhược điểm của đồ gia dụng thủy tinh
Ưu điểm
– Sang trọng, tinh tế, độ thẩm mỹ cao
– Không bị oxy hoá vì thế an toàn cho người sử dụng
– Không bám mùi, dễ dàng chùi rửa
– Đồ dùng bằng thuỷ tinh có khả năng chịu nhiệt cao, chịu sốc tốt. Nghĩa là mang từ tủ lạnh có thể bỏ ngay vào lò nướng, lên bếp mà không cần để nguội
– Thuỷ tinh an toàn trong lò vi sóng
– Đồ dùng bằng thủy tinh giữ nhiệt tốt
Nhược điểm
– Dễ nứt, vỡ khi rơi từ độ cao xuống
– Trọng lượng nặng hơn các đồ dùng bằng nhựa
– Dẫn nhiệt kém hơn vật dụng bằng inox và nhôm
– Giá cả cao hơn các sản phẩm nhựa
Đừng bỏ qua bài viết Đánh giá chi tiết các loại thuỷ tinh sử dụng trong đồ gia dụng
6. Lưu ý dùng đồ thủy tinh
Ngoài việc hiểu rõ thủy tinh là gì, biết thêm cách bảo quản ly thủy tinh hay những đồ dùng bằng thủy tinh khác, quá trình sử dụng sẽ trở nên an toàn và bền lâu hơn.
– Nếu thủy tinh không đựng đồ ăn, bạn không nên để chúng tiếp xúc với nhiệt nóng
– Sau khi rửa sạch thủy tinh, bạn có thể ngâm tiếp vào dung dịch nước ấm có pha giấm hoặc nước cốt chanh, rồi rửa sạch, lau chùi bằng khăn mềm sẽ làm đồ gia dụng sáng bóng như mới
– Hạn chế xếp chồng thủy tinh lên nhau. Nếu không có đủ diện tích cho từng cái, bạn nên dùng miếng lót đặt giữa để hạn chế trầy xước, nứt, vỡ
– Với những đồ thủy tinh khó rửa, không thể dùng cọ làm sạch. Bạn có thể lấy dung dịch café pha loãng với nước, đổ vào và để 1-2 tiếng. Hoặc muốn nhanh hơn, bạn dùng một ít gạo, đổ nước ấm vào và lắc mạnh, vết bẩn sẽ nhanh chóng biến mất
7. Điểm danh các công ty chuyên sản xuất thủy tinh
7.1. Công ty TNHH Xuất Nhập Khẩu T&H Glass 8
Thông tin liên hệ:
Địa chỉ: Số 213 Nguyễn Khang, Phường Yên Hòa, Quận Cầu Giấy, Hà Nội
Số điện thoại: 0965388 386 – 0977 035 508
Email: vuachailo@gmail.com
Kể từ khi ra đời vào năm 2010, Vua Chai Lọ không ngừng lớn mạnh và phát triển. Trở thành công ty hàng đầu cung cấp các mặt hàng bao bì, sản phẩm chai lọ thủy tinh đa dạng từ mẫu mã màu sắc.
Bên công công việc chính là gia công, sản xuất chai lọ theo yêu cầu. Công ty còn nhận in ấn bao bì bên ngoài bằng cách sử dụng công nghệ in tối tân, không ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng. Ngoài ra, công ty còn bắt tay hợp tác với nhiều nhà máy sản xuất bao bì lớn tại Việt Nam, Trung Quốc, Ấn Độ,…Kết hợp với những công ty lớn, uy tín trên thị trường, tạo ra nhiều sản phẩm chai lọ “sạch”, thân thiện đến tận tay khách hàng.
7.2. Thủy Tinh Nam Á
Nam Á công ty cung cấp thủy tinh uy tín
Thông tin liên hệ:
Địa chỉ: 403 Tân Hòa Đông, Bình Trị Đông, Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh
Số điện thoại: 0704592185
Email: thuytinhnama@gmail.com
Trước khi ra mắt thương hiệu vào giữa năm 2020, Ly Thủy tinh Nam Á đã được tôi luyện qua hàng trăm khách hàng dưới sự chỉ đạo và dẫn dắt bởi đội ngũ nhân lực tay nghề cao. Nam Á tự hào tuy là công ty trẻ nhưng có thể đáp ứng hoàn hảo nhu cầu của khách hàng về sản phẩm thủy tinh. Công ty chuyên các mặt hàng ly thủy tinh chất lượng cao từ những thương hiệu nổi tiếng, điển hình như Ocean, Luminarc, Lock&Lock,…Đặc biệt, nhận in hình lên ly theo phong cách từ giản dị đến độc lạ. Đảm bảo không làm khách hàng thất vọng.Đến với Thủy tinh Nam Á, bạn sẽ nhận được nhiều lợi ích, phải kể đến như:
– Tư vấn thiết kế hoàn toàn miễn phí
– Được đổi trả hàng hay hoàn tiền nếu sản phẩm lỗi
– Chính sách hậu mãi đảm bảo tối ưu quyền lợi khách hàng
7.3. Công ty TNHH Thanh Xuân
Thông tin liên hệ:
Địa chỉ: 313 phố Vĩnh Hưng, Quận Hoàng Mai, Hà Nội
Số điện thoại: 093.459.9008
Email: thaisglass2@gmail.com
Với hơn 25 năm kinh nghiệm, Công Ty TNHH Thanh Xuân là thương hiệu Việt nổi tiếng trong lĩnh vực sản xuất và phân phối sản phẩm gia dụng thủy tinh. Không chỉ đáp ứng nhu cầu trong nước, công ty còn xuất khẩu các sản phẩm chất lượng cao chuyên trang trí nội, ngoại thất.
Nhà máy được xây trên quy mô 10.000m2, đồng nghĩa với công suất có thể lên tới 1.8 tấn sản phẩm/ ngày. Những đơn đặt hàng số lượng lớn trong khoảng thời gian ngắn hoàn toàn có thể đáp ứng. Ngoài ra, công ty còn là đối tác uy tín, cung cấp số lượng lớn sản phẩm thủy tinh cho Lotte Hotel & Resort, Vinpearl Hotel & Resort, Novotel Hotel…
7.4. Công ty TNHH Công Nghệ Max Toàn Cầu
Thông tin liên hệ:
Địa chỉ: Phòng 634, Tầng 6, Tòa nhà VP6, Bán đảo Linh Đàm, Đường Hoàng Liệt, Quận Hoàng Mai, Hà Nội
Số điện thoại: 0985519643
Email: thuytinh368.vn@gmail.com
Năm 1980, xuất phát từ những người thợ lành nghề tại một xưởng nhỏ chế tạo chai lọ và bóng đèn dầu cho thị trường trong nước. Suốt hơn 40 năm, Công ty Toàn Cầu đã có chỗ đứng trong ngành sản xuất chai lọ, ống thủy tinh, chi tiết bằng chất liệu thủy tinh…Trở thành công ty hàng đầu chuyên phục vụ ngành công nghiệp đồ uống, thực phẩm, y tế, máy móc…
Công ty nhận đơn đặt hàng theo yêu cầu và trực tiếp sản xuất. Đáp ứng mẫu mã đa dạng, đảm bảo quyền lợi và lợi ích của khách hàng.
7.5. Công ty TNHH Thương Mại & Xuất Nhập Khẩu Nguyễn Toàn (Tonaglass)
Thông tin liên hệ:
– Địa chỉ: Số 96, Phố Trần Quốc Vượng, P. Dịch Vọng Hậu, Q. Cầu Giấy, Hà Nội
– Số điện thoại: 0906.147.000, 0983.041.986
– Email: hieu@nguyentoanvn.com
Xét về ngành hàng thủy tinh cao cấp, sang trọng, không thể không nhắc đến Tonaglass. Thương hiệu này đang dần hiện hữu trong từng gian bếp Việt.
Kết hợp tinh tế và khéo léo giữa công nghệ và tính thẩm mỹ đã tạo ra những sản phẩm hoàn hảo. Hơn 15 năm trong ngành, Tonaglass luôn đảm bảo cung cấp sản phẩm chất lượng cao, xuất xứ rõ ràng. Đặc biệt tính năng độc đáo và đa dụng được công ty chú trọng hàng đầu. Thủy tinh Tonaglass đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn khắt khe nhất của Châu Âu về vấn đề an toàn sức khỏe tại thị trường Việt Nam.
Một loạt thông tin hữu ích, giải đáp thủy tinh là gì và mọi thứ xung quanh về nó. Những đồ vật làm bằng thủy tinh có mặt ở khắp mọi nơi. Ngày nay, xu hướng sử dụng đồ thủy tinh ngày càng cao. Do đó, những bộ bình ly thủy tinh giá rẻ hay kiểu ly thủy tinh 2 lớp đang rất được ưa chuộng.
Từ khóa » Thuỷ Tinh Là Cái Gì
-
Thủy Tinh Là Gì? Tính Chất Của Thủy Tinh Ra Sao?
-
Thủy Tinh Làm Từ Gì? Đặc Tính Và Những ứng Dụng Bạn đã Biết?
-
Đi Tìm Lời Giải đáp: Thủy Tinh được Làm Từ Gì? - Đèn An Phước
-
Thủy Tinh Là Gì? Phân Loại Và ứng Dụng Của Thủy ... - Bao Bì Đức Phát
-
Tìm Hiểu Về Chất Liệu Thuỷ Tinh Trong Sản Xuất đồ Gia Dụng
-
Thủy Tinh Là Gì, ứng Dụng Của Thủy Tinh Trong đời Sống Thường Nhật
-
Thủy Tinh Là Gì? Phân Loại Và ứng Dụng Của Thủy Tinh Trong đời Sống
-
1001 Thắc Mắc: Vì Sao Thuỷ Tinh Trong Suốt, Nó Có Bị ăn Mòn Không?
-
Thủy Tinh Là Gì? Phân Loại Và ứng Dụng Của Thủy Tinh Trong đời Sống
-
Phẫu Thuật Tán Nhuyễn Thủy Tinh Thể | Vinmec
-
Tìm Hiểu Về Các Loại Thủy Tinh Thể Nhân Tạo được Dùng Trong Phẫu ...
-
Khám Phá Quy Trình Tạo Nên Sản Phẩm Thủy Tinh | Sapakitchen