Giải Mã Thông Tin Về Các Ký Hiệu Trên Bộ Xử Lý Intel Thường Gặp

Có thể bạn chưa biết: Giải mã thông tin về các ký hiệu trên bộ xử lý Intel thường gặp ở máy tính và laptop Lê Ngô Phương Quyên 12/08/20 Hình minh họaHình minh họa (Nguồn: Pcworld.idg)

Có lẽ trước giờ khi mua các thiết bị công nghệ như laptop, máy tính để bàn chúng ta thường hay thấy các ký tự đặc biệt trên các bộ xử lý Intel, nhưng ít ai có thể hiểu được rằng ý nghĩa mà dãy thông tin này thể hiện là gì? Sau đây, mời bạn hãy cũng tìm hiểu về ý nghĩa của những kí tự đặc biệt này nhé!

Hình minh họaHình minh họa (Nguồn: Wikipedia.org)

1. Thương hiệu

Hình minh họaHình minh họa (Nguồn: Amazon)

Sơ đồ đặt tên của Intel đầu tiên sẽ bắt đầu với thương hiệu dòng chip xử lý, tức là dòng sản phẩm tổng thể mà bộ xử lý được tạo ra. Các tên bộ xử lý Intel phổ biến nhất bắt đầu bằng Intel Core, Intel Pentium và Intel Celeron. Trong số này, Intel Core sẽ mang lại hiệu năng nhanh hơn và là bộ vi xử lý phổ biến nhất hiện nay khi bạn đi mua máy tính.

2. Dòng chip

Dòng chipHình minh họa (Nguồn: Pcmag)

Sau tên thương hiệu sẽ đến ký hiệu của dòng chip, ví dụ Intel Core bao gồm các ký hiệu dòng chip như i3, i5, i7 và i9. Số dòng chip được xếp theo thứ tự tăng dần được hiểu là sẽ cho mức cung cấp hiệu suất cao hơn và các tính năng bổ sung tốt hơn. Đồng thời càng lên cao sẽ càng đắt tiền hơn.

Ví dụ, trong một bộ xử lý nhất định, i7 sẽ tốt hơn i5 và tất nhiên nó sẽ vượt trội hơn i3. Tuy nhiên, các bộ xử lý Intel Pentium và Intel Celeron thì không sử dụng quy ước đặt tên này. 

3. Chỉ số thế hệ chip

Thế hệ chipHình minh họa (Nguồn: Thepcenthusiast, Pcworld.idg)

Thế hệ bộ xử lý Intel sẽ được xác định bằng các chữ số. Cụ thể, theo sau một dòng chip Core iX nào đó thì sẽ gồm bốn chữ số tiếp theo và chữ số đầu tiên thường đại diện cho thế hệ chip.

Ví dụ, Intel Core i7 có các chữ số đi sau đó là 9800 sẽ được hiểu là bộ xử lý thế hệ chip thứ 9, hoặc một bộ khác có nhãn là 8800 thì sẽ là thế hệ chip thứ 8. Tuy nhiên, từ đời Intel Core thế hệ 10 trở đi thì nó sẽ trở thành 5 số là 10XXXX.

4. Số hiệu SKU

Số hiệu SKUHình minh họa (Nguồn: Wikipedia.org)

Đối với phần lớn bộ xử lý Intel, ba chữ số cuối sẽ được hiểu là số hiệu SKU. Số hiệu SKU sẽ giúp cho bạn biết được thứ tự mà các dòng chip này được phát triển và sức mạnh vận hành của chip (số càng cao thì chip càng mạnh).

Cũng như việc bạn có thể dễ dàng so sánh các tính năng mà bộ vu xử lý này mang lại. Lưu ý rằng việc so sánh các số hiệu này chỉ diễn ra trong cùng thương hiệu, cùng dòng chip, cùng thế hệ chip thôi nhé.

5. Hậu tố dòng sản phẩm

Hậu tố dòng sản phẩmHình minh họa (Nguồn: Wikipedia.org)

Hậu tố dòng sản phẩm là một chỉ số quan trọng khác về khả năng của bộ xử lý. Nó sẽ được biểu thị dựa trên chữ cái. Ví dụ trong dòng chip Intel Core xuất hiện chữ U thì có nghĩa là dòng chip được thiết kế dành cho các dòng laptop tiết kiệm năng lượng. Hoặc nếu bạn thấy xuất hiện kí tự XE thì đây tức là một bộ xử lý với phiên bản cực kỳ cao dành cho các máy tính để bàn được thiết kế với hiệu năng tối đa.

Bảng ý nghĩa các hậu tố

Vậy là từ giờ trở đi, việc mua sắm sẽ trở nên dễ dàng hơn và chúng ta sẽ không còn phải băn khoăn trước những kí tự phức tạp này rồi phải không? Hãy để lại suy nghĩ của mình phía bên dưới phần bình luận nhé! Cảm ơn bạn đã quan tâm bài viết.

Nguồn: Intel

Xem thêm: Có thể bạn chưa biết: Không chỉ đơn giản là thức ăn, sầu riêng còn có thể giúp sạc điện thoại với tốc độ cực nhanh

Biên tập bởi Lê Hải Nam Không hài lòng bài viết

Từ khóa » Số Hiệu Bộ Xử Lý Là Gì