Giải Mã Thuyết Ba Ngôi Của Thần Học Ki-tô
Có thể bạn quan tâm
Giải Mã Thuyết Ba Ngôi của Thần Học Ki-tô Việt Dân http://sachhiem.net/TONGIAO/tgV/VietDan_02.php 28-Sep-2016
Mọi hiện tượng vũ trụ, từ vật chất đến tâm linh, đều mang tính đại đồng : Điều gì đúng cho một thì phải đúng cho tất cả. Ta hãy xem một thí dụ trong cõi vật chất : Nhà đèn có máy phát điện, là trung tâm phát điện, dòng điện phát ra từ nhà đèn là một, đồng nhất trong bản chất, nhưng biến hóa tùy ứng dụng : vào bóng đèn, nó làm bóng đèn phát sáng, vào máy điện cơ, nó làm cho máy hoạt động tùy tính năng . Như vậy có ba thực thể - tạm gọi là ba ngôi điện : 1. Nhà đèn (nguồn điện) 2. Dòng điện (điện năng) 3. Các thiết bị chạy bằng điện (điện khí) Trong một thành phố thì : a/ nhà đèn là trung tâm, b/ dòng điện lưu chuyển khắp thành phố, giúp nó bừng sống bằng năng lượng c/ các thiết bị điện hoạt động tùy theo chức năng mỗi thứ Nay ta thử dùng thí dụ trên để nêu các điểm tương đồng trong phạm trù tâm linh. Nhìn từ Phật giáo và Ấn giáo : 1. Niết Bàn Tuyệt Đối Vô Cực, gồm có Vô Biên Giác Tánh, Vô Biên Giác Lực và Vô Biên Cực Lạc - siêu việt Càn Khôn, nhưng cũng là Trung Tâm Sinh Lực của Vũ Trụ 2. Cái mà từ Nó vận hành khắp càn khôn các cõi là vô lượng linh điển, điển quang, năng lượng tâm linh, và cả các loại năng lượng tiềm ẩn trong thế giới vật chất để vận hành và tạo dựng vạn vật . 3. Năng lượng giác tánh ấy có trong muôn loài ở dạng thấp, nhưng khai triển trong tâm thức cao hơn của thần, thánh, tiên, phật ở những dạng cao hơn, và cao nhất là ở cấp phật. Như vậy, tương đồng với thí dụ của thế giới vật chất : - Niết Bàn là Nhà Đèn, là Trung Tâm Sinh Lực - Vô Lượng Linh Điển là Dòng Điện phân bố khắp nơi - Chư phật và chúng sanh là những thiết bị của Dòng Điện ấy. Cũng vậy - trên nguyên lý đại đồng tâm linh - Ba Ngôi là gì ? - Thiên Chúa là Trung Tâm Sinh Lực Càn Khôn - Chúa Thánh Thần là Vô Lượng Linh Điển bàng bạc khắp càn khôn - Các Tiên Tri, (trong đó Ngài Giê Su chỉ là một), là các Thiết Bị ứng dụng của Linh Điển . Không chỉ Ngài Giê Su là cá nhân duy nhất tiếp nhận Linh Điển, mà các tiên tri Do Thái, từ Abraham qua Moses và các vị khác đều tiếp nhận Linh Điển, tùy trình độ và chức năng của họ - cũng như các điện cơ khác nhau tiếp nhận dòng điện vậy ! Nếu nhìn ngoài tầm tín ngưỡng Ki Tô, thì các bậc giác ngộ, thánh, thần, tiên, phật cũng đều là các thiết bị ứng dụng của linh điển ở các trình độ khác nhau, nhưng cao nhất là cấp phật, tức là cấp toàn giác, chánh đẳng chánh giác, không còn gì để giác nữa ! Trở lại phân loại Ba Ngôi trong tín ngưỡng Ki Tô : Sau Ngài Giê Su, thì ngay tại khu vực bán đảo Ả rập ấy cũng xuất sinh từ dòng hậu duệ của Abraham, nhánh Ishmael Ả rập, một tiên tri Mohammed, cũng tiếp nhận Linh Điển, qua Thiên Thần Gabriel, để học và đọc thuộc lòng Kinh Koran, với sứ mạng đoàn kết thống nhất bán đảo Ả rập trong niềm tin vào Thiên Chúa mà họ gọi là Allah - để sau này tạo nên một nền văn minh Hồi giáo huy hoàng rực rỡ một thời. Cái lầm lỗi to lớn nhất của Ki Tô giáo là mê tín rằng Ngài Giê Su là nhân vật duy nhất có khả năng tiếp nhận Linh Điển từ Thiên Chúa, thậm chí đứng chắn trước mặt Thiên Chúa để bắt mọi người phải qui phục mình ! Điều này trái ngược với các hiện tượng lịch sử của Do Thái giáo và Hồi giáo, vốn là nguồn gốc của nhiều nhà tiên tri, trong đó có người là anh hùng lập quốc và giải phóng dân tộc như Moses, hoặc có người là anh hùng lập quốc và thống nhất dân tộc như Mohammed. Đó là chưa kể đến khả năng Thiên Chúa, là Trung Tâm Sinh Lực Càn Khôn, Tuyệt Đối, Vô Cực, Vô Biên Giác, Vô Biên Lực, có vô lượng phương tiện để tiếp cận loài người, cụ thể là qua hằng hà sa số phật, các vị thiên tiên, các đại bồ tát hay qua các vị tiên tri - quá khứ, hiện tại và tương lai ! Lầm lẫn độc tôn Ngài Giê Su như là phương tiện cứu rỗi duy nhất dẫn đến hệ quả 7 Núi Tội Lỗi khiến Giáo Hoàng John Paul II đã phải xưng thú trước nhân loại ! Và nó sẽ còn gây thêm nhiều tội lỗi nữa - nếu mê tín này không được giáo dục và cải hóa đến nơi đến chốn . Tuy nhiên, tín đồ Ki Tô còn một nghi hoặc cuối cùng, khi họ vin vào câu nói - được cho là của Ngài Giê Su : John 14:6 “I am the way and the truth and the life. No one comes to the Father except through me." (Ta là con đường, là chân lý, là sự sống. Không ai đến được với Chúa Cha, ngoại trừ phải qua tay ta) Hãy cứ cho rằng, đây không phải là lời bịa đặt của giáo quyền văn nô thần học, mà là lời ghi chép trung thực từ chính miệng Ngài Giê Su. Câu này phải được hiểu trong bối cảnh thời đó : Ngài Giê Su là vị tiên tri duy nhất còn lại tại bản địa, - sau cái chết của John The Baptist - dù cho Ngài có được chút truyền thông nào đó hay chút cảm hứng nào đó, từ Thiên Chúa, thì truyền thông này vẫn không được liên tục, mà đứt quãng như một điện đài bị nhiễu sóng - bằng chứng là khi Ngài cầu nguyện không thành công trong tuyệt vọng trước khi bị bắt, rồi rốt cuộc, Ngài tự công khai thú nhận trên thập giá : "Eli, Eli, Chúa tôi ơi, sao Ngài lại bỏ tôi...?!" "Eli, Eli, la ma sa bac tha ni...?!" Phúc Âm không ghi chép một tí gì về liên hệ truyền thông giữa Ngài Giê Su và Thiên Chúa . Có một đứt quãng khoảng 20 năm từ năm 13 tuổi cho đến khi Ngài Giê Su hành đạo, mà Phúc Âm không ghi chép hoặc bị kiểm duyệt : Do đó hậu thế không được biết Ngài Giê Su lớn lên thế nào, được giáo dục ra sao, học những gì và từ những ai ... Có giả thuyết Ngài theo người cậu đi buôn sang Ấn độ, rồi chịu ảnh hưởng từ các tín ngưỡng, triết lý phương đông, song đó không phải là đề tài bàn luận ở đây (Phật giáo hay Ấn giáo không cần chứng minh ảnh hưởng giáo dục Ngài Giê Su nếu có, để tự chứng tỏ sự vĩ đại của hai tôn giáo ấy) mà người viết chỉ nêu ra một sự kiện, là một lượng lớn thông tin về tiểu sử Ngài Giê Su đã bị cắt bỏ, bị bưng bít sao cho phù hợp với việc đẽo gọt hình tượng Giê Su như là Con Một của Thiên Chúa - sau 20 năm mất tích biệt tăm rồi đột xuất rao giảng, chữa bệnh, hành đạo làm mọi người tưởng chừng như Ngài mới từ trời rơi xuống !!! Cụ thể, không thấy Phúc Âm ghi lại điều gì mà Thiên Chúa dạy bảo, căn dặn, ủy thác hay cảnh báo Ngài Giê Su . - Không có chuyện Thiên Chúa hiện ra truyền lệnh, trao sứ mạng như đã từng hiện trước mặt tiên tri Moses. Ngoại trừ đoạn văn Matthew 3:17 kể lại chuyện Ngài Jesus bên bờ sông Jordan, khi vừa được John The Baptist rửa tội xong, thì bỗng dưng tự Ngài thấy bầu trời mở ra, thấy Linh Tánh của Thiên Chúa hóa thân thành con chim bồ câu bay xuống đậu trên vai Ngài rồi có một giọng nói từ trên không trung, "Đây là đứa con yêu của ta, đẹp lòng ta mọi đường." The Baptism of Jesus […16 As soon as Jesus was baptized, He went up out of the water. Suddenly the heavens were opened, and he saw the Spirit of God descending like a dove and resting on Him. 17 And a voice from heaven said, “This is My beloved Son, in whom I am well pleased!”] Trong văn cảnh này, Thiên Chúa không nói thẳng với Ngài Giê Su, mà lại nói với John The Baptist và những ai đang chứng kiến về vai trò của Giê Su - làm như cần phải chính thức xác định vai trò này. - Nhưng sau đó không thấy ghi lại phản ứng của John The Baptist và những người chung quanh ! Không có chuyện Thiên Chúa dạy Ngài Giê Su phải chuộc tội nhân loại ! - Không có chuyện Thiên Chúa bắt Ngài Giê Su phải chết oan . - Không có chuyện Thiên Chúa bay xuống, bồng Ngài Giê Su về trời, mà không cho ai nghe, thấy, biết để làm chứng ! Bốn cái "Không" ấy đều là hư cấu bịa đặt của giáo gian Ki Tô sau khi Ngài Giê Su chết mất xác ! Theo Phúc Âm, tất cả chỉ là những lời huyênh hoang một chiều từ Ngài Giê Su về Đấng mà Ngài tự nhận là Cha - mà không ai có thể kiểm chứng ! Hiển nhiên, nếu chính Ngài là Chúa Cha, thì Ngài đã không phải cầu nguyện trong tuyệt vọng đến toát mồ hôi máu - để khỏi bị công an La mã bắt ! Và nếu chính Ngài là Chúa Cha, thì Ngài đã không phải kêu gào, "Chúa (Cha) ơi ! sao Ngài lại bỏ tôi ?!" Đây là những mâu thuẫn hiển nhiên, quá lộ liễu, mà thần học Ki Tô không thể lấp liếm hay giải đáp cho qua (!) Vậy nếu chính Ngài không hiệp thông được với Thiên Chúa, nếu chính Ngài muốn thoát chết, tha thiết cầu thoát chết mà không được đáp ứng, lại không dám làm chứng cho Thiên Chúa trước mặt Pilate, và không dám nhận là Vua Do Thái trước mặt quân xâm lược Pilate, chỉ dám nói quanh co mà vẫn không thoát được cái chết - thì Ngài đâu phải là con đường, hay chân lý, hay sự sống !? Con đường, chân lý hay sự sống gì mà kỳ quặc vậy, mà phải quanh co nhục nhã như vậy ?! Lời nói phải đi đôi với việc làm: nếu Ngài không phải là Chúa Cha, thì Ngài không thể lộng ngôn, "Ta là con đường, là chân lý, là sự sống, v.v." Chân lý và sự sống kiểu gì kỳ quặc vậy , mà dẫn đến việc bị chết mất xác, sau đó bị phao đồn là "hồn xác bay lên trời" mà lại không có ai làm chứng ...?! Bằng chứng phản bác lời lộng ngôn ấy (về chân lý và sự sống) là những tín đồ nhắm mắt theo Ngài đã dìm châu Âu vào bóng đêm thời Trung cổ, gây thảm sát hàng trăm triệu người, v.v. qua các cuộc thánh chiến - mà chân lý vẫn biệt tăm !!! Bất kỳ một vị chân tu giác ngộ nào, sau khi đã chứng nghiệm Niết Bàn hay hiệp thông Thiên Chúa, đều có thể nói như vầy với đồng loại: "Hãy thức tỉnh linh thức như tôi, vì chỉ có linh thức giác ngộ, tức chân tâm, mới là con đường, là chân lý, là sự sống - mới dẫn đến Niết Bàn, Đại Viên Cảnh Trí, và dẫn đến với cả Thiên Chúa !" Ngài Giê Su, nói một cách bao dung nhất, khiêm ái nhất chỉ có thể là một biểu tượng của một chân tâm giác ngộ từng phần - nhưng Ngài không phải là duy nhất giác ngộ. Chỉ chú trọng vào cá nhân Giê Su, - thay vì vào chân tâm mỗi người - đặt cá nhân ấy chắn lối độc quyền trước Thiên Chúa, là lỗi lầm không thể tha thứ của giáo quyền Ki Tô cuồng tín, vô minh, bất giác . Việt Dân _______________ Bài liên quan: - Vấn Đề Việt Hóa Đạo Ki-Tô (Mike Wilson) - Giê-su Có Là Vua Hay Không? - Tân Ước John 18:33-38: (Việt Dân) - Tại Sao Ngài Giê-su Không Dám Làm Chứng Cho Yahweh Trước Pilate? (Việt Dân) - Giải Mã Thuyết Ba Ngôi của Thần Học Ki-tô (Việt Dân) - Giê Su Không Bao Giờ Tự Nhận Là "Con Một Của Thiên Chúa" (Việt Dân) - Trang Tôn Giáo |
Từ khóa » Thuyết Ba Ngôi
-
Ba Ngôi – Wikipedia Tiếng Việt
-
Bạn Có Nên Tin Thuyết Chúa Ba Ngôi? - JW.ORG
-
Nhóm Faith Từ Chối Học Thuyết Chúa Ba Ngôi - EFERRIT.COM
-
Bạn Có Thể Giải Thích Về Ba Ngôi Đức Chúa Trời Không?
-
Kinh Thánh Dạy Gì Về Đức Chúa Trời Ba Ngôi?
-
Ba Ngôi (Tôn Giáo & Tín Ngưỡng) - Mimir Bách Khoa Toàn Thư
-
Nhận Thức Về Chúa Ba Ngôi | Giáo Phận Vinh
-
Chương 8 - BA NGÔI HIỆP NHẤT CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI
-
Trinity - Wikimedia Tiếng Việt
-
Trinity - Wikipedia
-
Ba Ngôi Trong Suy Tư Thời Hiện Đại
-
Lịch Sử Hình Thành Thần Học Thiên Chúa Ba Ngôi
-
Ba Ngoi Thien Chua - SimonHoaDalat