Giải Mã Tiếng Vo Ve độc Nhất Vô Nhị Của Loài Muỗi - VnExpress
Có thể bạn quan tâm
Quá trình đập cánh độc đáo của muỗi
Các nhà khoa học cho rằng muỗi có phương pháp bay độc nhất vô nhị, khác hẳn những loài côn trùng khác. Chúng đập cặp cánh dài theo chiều dọc với tốc độ tới hơn 800 lần/giây, gấp 4 lần các loài côn trùng có kích thước tương tự, tạo ra tiếng vo ve đặc trưng của loài này, theo Science News.
Muỗi có khả năng treo lơ lửng trong không trung. Tuy nhiên, phải mất rất nhiều sức và áp dụng nhiều phương pháp để bay chậm như vậy. Loài muỗi có thể ở trên không nhờ hai cách tạo sức nâng khi chúng xoay cánh. Về cơ bản, chúng tái sử dụng năng lượng từ lần đập cánh trước và đập cánh ở khoảng cách ngắn để bay lơ lửng.
Hầu hết côn trùng và một số loài chim, dơi dựa vào những đợt đập cánh dài, tạo ra xoáy lốc áp suất thấp kích thước nhỏ ở mép trước cánh. Cạnh trước có hình dạng sắc bén chia không khí thành hai luồng, tạo ra một bóng khí xoáy dọc mặt trước cánh. Chênh lệch giữa dòng khí áp suất thấp trên cánh và áp suất cao dưới cánh tạo ra lực nâng.
Tuy nhiên, muỗi lại vỗ cánh lên và xuống cực nhanh với góc 40 độ. Những cú đập cánh ngắn nhanh như vậy không thể tạo ra đủ sức nâng từ xoáy lốc mép trước cánh.
Loài côn trùng này vỗ cánh theo hình số 8 hẹp. Xoáy lốc tạo ra lực nâng khi phần cánh cắt nhanh qua không khí theo chiều ngang. Khi cánh bắt đầu quay vào đường cong của số 8, chúng đón lực từ cú đập cánh trước đó để tạo ra chuỗi xoáy lốc áp suất thấp dọc theo cạnh sau của cánh. Quá trình này không đòi hỏi thêm năng lượng, là cách tiết kiệm sức đặc biệt để tạo ra lực nâng.
Khi cánh xoay, chúng cũng đẩy không khí xuống, chuyển hướng dòng khí áp suất thấp qua phía trên cánh. Đôi cánh xoay quanh trục mép trước, nhưng nếu cánh đưa quá xa theo chiều thẳng đứng, chúng sẽ mất lực đẩy. Vì vậy, loài muỗi chuyển trục cánh của nó từ phía trước đến phía sau một cách tinh vi, tạo ra bề mặt ngang hơn, cho phép cánh tiếp tục đẩy không khí xuống. Điều này cũng giúp muỗi hưởng lợi từ xoáy dọc theo cạnh sau cánh.
Việc xoay trục cánh giữa lúc quay là rất ấn tượng, đặc biệt là khi dây thần kinh chỉ phát tín hiệu một lần cho vài cú đập cánh. Loài vật này đã phát triển được một cú đập cánh phức tạp, tận dụng lực khí động học và cấu trúc cơ học của cánh để tạo ra chuyển động phức tạp mà không đòi hỏi nhiều tín hiệu từ não.
Phương pháp này không phổ biến ở các loài côn trùng khác vì kém hiệu quả.
Bên cạnh đó, tiếng vỗ cánh của muỗi có thể liên quan tới quy luật giao phối. Con đực và con cái sẽ hòa âm, đồng bộ tiếng đập cánh trong quá trình tìm kiếm bạn tình. Giới nghiên cứu cho rằng đây là loài côn trùng sẵn sàng hy sinh khả năng bay để tập trung vào việc phát triển nòi giống.
Hòa Việt
- Muỗi - loài côn trùng giết triệu người mỗi năm
- Nhện ngốn nhiều thức ăn hơn cả cá voi
Từ khóa » Tốc độ Vỗ Cánh Của Ruồi
-
Chim Ruồi Là động Vật Nhanh Nhất Hành Tinh - VnExpress
-
Chim Ruồi - Loài Chim Bay Nhanh Nhất Hành Tinh - Zing
-
Khi Bay,1 Con Ruồi đập Cánh Khoảng 12000 Lần Trong 30 ... - Hoc24
-
Tốc độ đập Cánh Của Chim Ruồi
-
Để Biết được Khi Bay, Ruồi, Muỗi Hay ông Vỗ Cánh Nhanh Hơn
-
19 điều Thú Vị Về Chim Ruồi, Loài Chim Bay Lùi Duy Nhất Trên Trái Đất
-
Tần Số Vỗ Cánh Của Ruồi đen Khi Bay Vào Khoảng 350 Hz ... - Tech12h
-
Họ Chim Ruồi – Wikipedia Tiếng Việt
-
Ruồi – Wikipedia Tiếng Việt
-
Giải Mã Tiếng Vo Ve độc Nhất Vô Nhị Của Loài Muỗi
-
Ong Bay Như Thế Nào? - Báo Người Lao động
-
Tần Số Vỗ Cánh Của Ruồi đen Khi Bay Vào Khoảng 350 Hz ... - Khóa Học
-
“Máy Bay Côn Trùng” Phát Triển - CESTI
-
1001 Thắc Mắc: Loài Chim Nào Có Thể Bay Lùi? - Tiền Phong
-
Vì Sao Ruồi Bay Phát Ra Tiếng? - Câu Hỏi Hay
-
Khi Bay, Ruồi, Muỗi Hay Ong Vỗ Cánh Nhanh Hơn? Làm Thế Nào để ...
-
Tại Sao Chim Ruồi Phát Ra Tiếng Vo Ve? | Báo Dân Trí
-
Tần Số Vỗ Cánh Của Một Số Loài Côn Trùng Khi Bay Như Sau
-
Tuabin Gió Lấy Cảm Hứng Từ Loài Chim Ruồi - VNCPC