Giải Mã "tiểu Sử Thật" Của Nhân Vật Trong “Truyện Kiều” - Dân Việt

  • Đăng nhập
  • Đăng ký
  • ×

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận

Facebook Google

Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt

Đăng nhập

Email

Họ và tên

Mật khẩu

Mã xác nhận

Captcha refesh

Khi nhấn đăng ký đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt

Đăng ký

Xin chào, !

Bạn đã đăng nhập với email:

Đăng xuất

Văn hóa - Giải trí
  • Chuyện của Sao
  • Thời trang
  • Đọc sách cùng bạn
  • Kể chuyện làng
  • Phim ảnh
  • Âm nhạc
  • Gameshow
  • Đời sống văn hóa
Giải mã "tiểu sử thật" của nhân vật trong “Truyện Kiều”

Giải mã "tiểu sử thật" của nhân vật trong “Truyện Kiều”

Thứ năm, ngày 11/08/2016 09:40 AM (GMT+7) Dưới ngọn bút tài tình của đại thi hào Nguyễn Du, những nhân vật Thúy Kiều, Từ Hải, Hồ Tông Hiến… đã trở nên rất đỗi quen thuộc với người Việt qua tác phẩm “Truyện Kiều” bất hủ. Những con người này đã từng xuất hiện trong đời thực qua chính sử như thế nào? Bình luận 0 Dân Việt trên
  • Người đời sau làm méo mó "Truyện Kiều"?

  • 1.000 tư liệu quý về đại thi hào Nguyễn Du, Truyện Kiều

  • Truyện Kiều có cần nhiều kỷ lục?

  • 11 bức tranh về Truyện Kiều của những họa sĩ hàng đầu Việt Nam

Vào những năm Gia Tĩnh triều Minh Thế Tông Chu Hậu Thông (1521-1567), tuy nói là “bốn phương phẳng lặng, hai kinh vững vàng” nhưng kỳ thực cả triều đình khốn đốn bởi nạn cướp biển.

Thế lực Thương bang

Khởi đầu là những tướng lĩnh, võ sĩ thất trận trong chiến loạn của Nhật Bản thời kỳ Nam Bắc triều lưu vong câu kết cùng tàn quân của Trương Sĩ Thành, Phương Quốc Trân bị Chu Nguyên Chương đánh bại tụ tập thành băng đảng chiếm cứ và cướp bóc vùng duyên hải Đông Nam Trung Quốc.

img

Hình ảnh minh họa Từ Hải gặp Thúy Kiều

Năm 1523 xảy ra “sự kiện tranh cống” với sứ thần Nhật Bản, triều Minh ra lệnh cấm thông thương trên biển thì nạn cướp biển càng trở nên khốc liệt. Cướp biển mà nhà Minh gọi là Oa khấu (hay Nụy khấu, chỉ người Nhật cầm đầu) có thời điểm tấn công chiếm cả Thanh Đảo, Tế Nam, Tượng Sơn, Định Hải... Thủy quân nhà Minh liên tiếp bại trận, có lúc bị cướp biển đánh tới Trịnh Châu, Lạc Dương.

Vùng duyên hải các tỉnh An Huy, Phúc Kiến, Triết Giang hình thành lớp thương nhân dựa vào bảo hộ của bọn cướp biển để chuyên chở hàng cấm đi các nơi, sang tận Cao Ly (Triều Tiên), Xiêm La (Thái Lan), Nga và các nước Tây dương thu lợi rất lớn, rất có thế lực, gọi là Thương bang. Vì nhiều lý do, một số thương nhân dần dần tham gia vào tổ chức cướp biển và trở thành thủ lĩnh. Từ Hải là một trong số đó.

Từ hòa thượng thành hải tặc

Theo “Minh sử” thì Từ Hải (?-1556) là một thủ lĩnh hải khấu dữ dằn vào loại nhất nhì thời Gia Tĩnh, về sau được tiểu thuyết, dã sử mô tả như bậc anh hùng “đội trời đạp đất”. Tuy chính sử không nói rõ xuất thân của Từ Hải nhưng theo nhiều nguồn tư liệu thì Từ Hải người huyện Hấp, Huy Châu (tỉnh An Huy), vốn là hòa thượng chùa Hổ Bào ở Hàng Châu, pháp danh Phổ Tịnh, còn gọi là Minh Sơn hòa thượng.

Có lẽ do chán kinh kệ nên khi người chú là Từ Duy Học (Từ Bích Khê) rủ bỏ chùa đi làm ăn trên biển để mau phát tài thì anh chàng “vai năm tấc rộng, thân mười thước cao” này nhận lời ngay. Khởi đầu, Từ Duy Học đưa Từ Hải gia nhập tập đoàn thương nhân vũ trang trên biển do Vương Trực (Uông Trực) cầm đầu.

Vương Trực (?-1559) cũng là người huyện Hấp, hào hiệp, gan dạ. Từ năm 1540, Vương Trực đã tạo thuyền lớn ở Quảng Đông, buôn bán hàng cấm như tiêu thạch (làm thuốc súng), tơ lụa… với nhiều nước, mau chóng phát tài. Vương Trực liên kết với các thủ lĩnh hải tặc người Nhật như Thứ Lang, Tứ Trợ Tứ Lang chiếm cứ vùng đảo Bình Hộ, Cửu Châu (nay là huyện Nagasaki, Kyushu, phía Tây Nhật Bản) làm căn cứ địa. Vương Trực đương thời tung hoành vùng biển Đông Á, đóng thuyền chiến có thể chứa 2.000 người, ngựa chạy ở trên, được giang hồ hải khấu tôn xưng là Ngũ Phong thuyền chủ. Năm Gia Tĩnh thứ 31 (1552), Vương Trực thôn tính lực lượng hải tặc ở Triết Giang của Trần Tư Phấn, tự xưng là Huy Vương, đặt quốc hiệu là Tống, cai quản 36 đảo. Theo Minh sử thì bấy giờ, các nhóm hải tặc không chịu chế tài của Vương Trực đều không thể tồn tại.

Từ Duy Học, Diệp Tông Mãn vốn là bạn thân của Vương Trực, cùng nhau làm ăn, về sau Học tách ra. Thế nhưng, trong khi họ Vương ngày càng phát đạt, thế lực hùng mạnh thì họ Từ ngày càng sa sút. Để có vốn làm ăn, Từ Duy Học buộc phải vay nợ của một nhóm hải khấu. Tuy nhiên, bất cứ hoạt động nào có tính thương mại đều mang mầm nguy hiểm, buôn lậu và hải khấu cũng không ngoại lệ. Sau vài chuyến hàng lớn bị mất trắng do biển cả và quân triều đình truy bắt, Từ Duy Học bèn trốn đi và để người cháu Từ Hải lại làm vật thế chấp cho nhóm hải tặc.

Trong rủi lại có may, từ chân sai vặt, Từ Hải dần dần phát huy bản lĩnh của mình. Với khả năng tổ chức và tác chiến thiên bẩm, Từ Hải trở thành một đầu lĩnh, vươn ra thâu tóm các nhóm hải tặc xung quanh, thế lực dần lớn mạnh với hơn vạn quân, tung hoành cướp phá một dải vùng biển Triết Giang, tự xưng là Thiên Sai Bình Hải đại tướng quân.

Áp trại phu nhân Thúy Kiều

Vây cánh giúp cho Từ Hải “giang hồ quen thói vẫy vùng/Gươm đàn nửa gánh non sông một chèo” là 2 nhóm hải tặc do Trần Đông và Ma Diệp cầm đầu. Trần Đông vốn là thư ký của anh em chúa đảo Tát Ma (Satsumanokuni, Nhật Bản), sau trở thành đầu mục của Vương Trực, rồi lại tách ra theo Từ Hải. Tập đoàn hải tặc này chiếm vùng Sạ Phố, Chá Lâm làm căn cứ địa. Có thể nói, thời Gia Tĩnh triều Minh, 2 tập đoàn hải tặc hoành hành ghê gớm nhất là do Vương Trực và Từ Hải cầm đầu.

Một người nữa gắn liền với cuộc đời Từ Hải là Vương Thúy Kiều, áp trại phu nhân. Trong Minh sử không thấy nhắc đến, trong “Kỷ tiễu trừ Từ Hải bản mạt” (Chép lại việc dẹp trừ Từ Hải) của quan Phó sứ Mao Khôn (1512-1641), mưu sĩ của Hồ Tông Hiến, tham gia bình Từ Hải, chỉ có nhắc đến việc bắt 2 thị nữ của Từ Hải đều họ Vương là Thúy Kiều và Lục Châu. Trong những tác phẩm văn học về sau này thì Thúy Kiều vụt tỏa sáng trở thành một trang kỳ nữ. Xuất thân của Vương Thúy Kiều có nhiều thuyết khác nhau hoặc là con nhà nghèo hoặc là con nhà quan thất thế… nhưng tựu trung đều thống nhất rằng Kiều là người Lâm Truy, Sơn Đông, xinh đẹp, đàn hay hát giỏi, trở thành danh kỹ đất Kim Lăng và ảnh hưởng đến sự thành bại của Từ Hải.

Cải họ làm cướp!

Theo nghiên cứu của học giả, nhà văn Triệu Diễm, giáo sư Trường ĐH Sư phạm An Huy, Từ Hải thực ra là họ Hứa. Hiện nay, tại Hứa Thôn, huyện Hấp, tỉnh An Huy còn lưu truyền nhiều câu chuyện về Hứa Hải, Hứa Đống từng là thủ lĩnh hải khấu nổi tiếng thời Minh. Mối quan hệ giữa Hứa Hải và Hứa Đống không xác định được là chú cháu, anh em hay cha con. Lý do đổi họ Hứa sang Từ, theo giáo sư Triệu, là vì đi làm cướp, chống lại triều đình, sợ phải bị tru di cửu tộc nên “chuyển tính” để tránh liên lụy. Cũng như Vương Trực thực ra là họ Uông.

Ngoài ra, đời Minh còn có 2 nhân vật cùng tên Từ Hải, một người tự là Đức Dung, người kia là Cự Phu, cùng quê Triết Giang và đều đỗ tiến sĩ, làm quan lớn.

Thiên Tường (Người Lao Động) Từ khóa:
  • truyen kieu
  • tac pham truyen kieu
  • nhan vat trong truyen kieu
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
danviet.vn
Ý kiến của bạn Đăng nhập Đăng ký x

Ảnh đính kèm

Gửi ý kiến

Vui lòng nhập nội dung bình luận.

Xem tiếp bình luận x Tin cùng chuyên mục Xem theo ngày Xem
  • NSND Thanh Lam nói gì về NSND Tự Long?

    NSND Thanh Lam nói gì về NSND Tự Long?

  • Phạm Băng Băng bên vị tỷ phú U90

    Phạm Băng Băng bên vị tỷ phú U90

  • NSƯT Phi Điểu U100 vẫn chạy show bằng xe máy

    NSƯT Phi Điểu U100 vẫn chạy show bằng xe máy

  • Hồng Ánh gặp vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe, có nguy cơ mất “tài sản quý giá nhất” của diễn viên sân khấu

    Hồng Ánh gặp vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe, có nguy cơ mất “tài sản quý giá nhất” của diễn viên sân khấu

  • Concert "Anh trai vượt ngàn chông gai" tại Hà Nội gấp đôi khán giả ở TP.HCM?

    Concert "Anh trai vượt ngàn chông gai" tại Hà Nội gấp đôi khán giả ở TP.HCM?

  • Anh hùng phi công - Trung tướng Nguyễn Đức Soát vừa ra mắt sách, liền được Hội Nhà văn Việt Nam mời làm hội viên

    Anh hùng phi công - Trung tướng Nguyễn Đức Soát vừa ra mắt sách, liền được Hội Nhà văn Việt Nam mời làm hội viên

Tin nổi bật
  • Bị mang tiếng “cà khịa” Đàm Vĩnh Hưng trên sóng livestream, danh hài Thúy Nga lên tiếng giải thích

    Bị mang tiếng “cà khịa” Đàm Vĩnh Hưng trên sóng livestream, danh hài Thúy Nga lên tiếng giải thích

  • Hoa hậu Lê Hoàng Phương bất ngờ ngất xỉu, gãy xương sườn khiến fan lo lắng, giờ ra sao?

  • Nữ diễn viên gây tai nạn lật xe kinh hoàng trên phố

  • Giới nghệ sĩ bàng hoàng khi hay tin Họa sĩ, NGƯT Trung Phan đột ngột qua đời

Xem thêm

Từ khóa » Thúy Kiều Thúy Vân Có Thật Không