“Giải Mã” Tố Chất Cần Có Khi Theo đuổi Ngành Truyền Thông Đa ...

Truyền thông Đa phương tiện là gì?

Truyền thông Đa phương tiện là ngành được tích hợp kiến thức giữa truyền thông, công nghệ thông tin, thiết kế đồ hoạ đa phương tiện trong sáng tạo, thiết kế và tạo ra các sản phẩm mang tính ứng dụng cao trong lĩnh vực truyền thông như: báo chí, quảng cáo, sản xuất phim, trò chơi, giáo dục, y học... và nhiều lĩnh vực khác trong đời sống.

03 tố chất phù hợp với ngành Truyền thông Đa phương tiện

Khả năng viết, khiếu thẩm mỹ và mỹ thuật

Là một người làm Truyền thông, viết là yếu tố tiên quyết hàng đầu bởi bạn sẽ phải xử lý nội dung các bài truyền thông. Nếu không có khả năng viết, bạn sẽ rất khó để triển khai các bản tin, bài Pr, thông cáo báo chí, viết kịch bản…

Bên cạnh đó, ngành Truyền thông Đa phương tiện đòi hỏi bạn cần có năng khiếu thẩm mỹ, yêu cái đẹp và nhạy cảm với cuộc sống. Bạn nên trang bị cho mình những kiến thức nền tảng về mỹ thuật và công nghệ thông tin, kiến thức chuyên sâu về các phần mềm đồ hoạ và các kỹ năng báo chí là vô cùng cần thiết để tạo ra các ấn phẩm truyền thông, sáng tạo, biên tập nội dung video, audio, website…

Cuộc thi ảnh/video thường niên “sân chơi rèn nghề” chất lượng cho các sinh viên thoả sức đam mê Khoa Truyền thông – DNU thoả sức sáng tạo.

Ngoài ra, khi theo học ngành Truyền thông Đa phương tiện bạn cũng cần có khả năng thiên phú về mỹ thuật, có gu thẩm mỹ cao để thiết kế hình ảnh cho logo, đoạn quảng cáo, phim ảnh…. Nếu bạn trau dồi được khả năng quan sát kết hợp với phông nền văn hoá phong phú thì đây cũng là yếu tố quan trọng giúp bạn khai thác được các đề tài gắn liền với hơi thở cuộc sống thu hút công chúng tiếp cận sản phẩm truyền thông của bạn.

Tư duy nhạy bén, bắt kịp xu hướng, tạo ra xu hướng

Người làm Truyền thông Đa phương tiện luôn phải sáng tạo và hướng đến những yếu tố mới. Hoạt động vui chơi, giải trí của con người cũng ngày càng được nâng lên đòi hỏi chúng ta phải thay đổi không ngừng để phù hợp. Nhiệm vụ của các chuyên viên truyền thông cần phải sáng tạo liên tục, thường xuyên tạo ra những yếu tố mới nhằm quảng bá thương hiệu từ các sản phẩm như điện ảnh, hoạt hình, ấn phẩm, game… để giúp khách hàng nhớ đến bạn, nhớ hình ảnh, thương hiệu, sản phẩm mà bạn tạo ra; có như vậy bạn mới đáp ứng tốt nhất yêu cầu của nền công nghiệp sáng tạo và giải trí hiện đại. Đồng thời, sự thay đổi và phù hợp với thời đại giúp bạn tồn tại trong ngành này lâu dài.

Sinh viên Khoa Truyền thông – DNU tự “thầu” các sự kiện nhỏ.

Ham học hỏi, chịu khó tìm tòi, đam mê công nghệ

Khi theo đuổi ngành Truyền thông Đa phương tiện bạn cũng cần phải chăm chỉ, nhẫn nại và chịu khó tìm tòi. Ngoài các công cụ, phần mềm thông dụng bạn cần có khả năng tự học nhằm trau dồi các kỹ năng đồ hoạ chuyên ngành nâng cao như: kỹ năng thiết kế 2D, 3D, kỹ năng xử lý hình ảnh, âm thanh, video, kỹ xảo điện ảnh, phim hoạt hình, game…. Có thể khẳng định rằng, những người theo học và làm việc trong ngành truyền thông đa phương tiện đều có thể sử dụng thành thạo nhiều hoặc ít nhất một phần mềm như : Adobe Premiere, Photoshop, Illustrator, InDesign, After Effects, Audition, Obs Studio, Canva…

Một buổi tham quan của sinh viên Khoa Truyền thông tại VTV.

Tuy nhiên, bạn nên xác định đúng sở trường, tập trung vào nó để đào sâu, hiểu sâu, khai thác triệt để các ưu điểm nhằm mang lại hiệu quả công việc tốt nhất. Sự chuyên nghiệp của bạn giúp mở ra nhiều cơ hội cho bạn sau này.

Tại sao nên chọn ngành Truyền thông Đa phương tiện của Đại học Đại Nam?

Chương trình Cử nhân ngành Truyền thông đa phương tiện của trường Đại học Đại Nam theo định hướng phát triển ứng dụng đồ họa tương tác và thiết kế sản phẩm đồ họa truyền thông, đặt mục tiêu đào tạo ra những nhà chuyên môn có năng lực tốt, khả năng thích ứng cao, thành thạo về truyền thông đa phương tiện.

Sinh viên sau khi tốt nghiệp ra trường sẽ tích lũy những phẩm chất và kỹ năng cá nhân cũng như nghề nghiệp quan trọng để trở thành chuyên gia, các nhà quản lý, lãnh đạo trong lĩnh vực chuyên môn của mình.

02 phương thức xét tuyển vào ngành Truyền thông Đa phương tiện của trường Đại học Đại Nam

- Phương thức 1: Sử dụng kết quả 03 môn từ kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT theo tổ hợp đăng ký để xét tuyển.

- Phương thức 2: Sử dụng kết quả 03 môn từ kết quả học tập lớp 12 THPT theo tổ hợp đăng ký để xét tuyển đạt từ 18 điểm trở lên.

Liên hệ Hotline/Zalo: 0971595599/ 0961595599/ 0931595599

>>> ĐĂNG KÝ XÉT TUYỂN: TẠI ĐÂY

Khoa Truyền thông

Từ khóa » Ngành Truyền Thông đa Phương Tiện Là Gì