Giải Ngân Là Gì? Các Hình Thức Và Quy Trình Giải Ngân Như Thế Nào?

Nội dung bài viết Giải ngân là gì?

1. Định nghĩa giải ngân là gì? 2. Các hình thức của giải ngân 2.1 Giải ngân phong tỏa 2.2 Giải ngân không phong tỏa 3. Quy tình giải ngân

Giải ngân là gì? Đây là một thuật ngữ được sử dụng rất nhiều trong nghành ngân hàng hoặc giới kinh doanh, nếu hiểu một cách nôm na thì có thể coi giải ngân là việc chi một khoản tiền nào đó theo ký kết trong hợp đồng giữa ngân hàng và người vay hoặc một tổ chức cho vay với một cá nhân có nhu cầu vay. Nội dung bài viết này sẽ giới thiệu sơ nét đến cho bạn đọc các khái niệm cũng như các loại hình giải ngân, thông qua đây để các bạn có được một số kiến thức cần thiết để khi cần có thể ứng dụng vào trong cuộc sống.

Xem thêm: Có nên mua bán xe ô tô tải trả góp qua ngân hàng không?​

Giải ngân là gì?

1. Định nghĩa giải ngân là gì?

Giải ngân là thuật ngữ được sử dụng rất nhiều trong nghanh ngân hàng. Giải ngân vốn nghĩa là “ngân hàng” xuất (giải quyết) tiền bạc và tài chính theo như bên trong hợp đồng thỏa thuận vay mượn cho khách hàng để giải quyết một vấn đề đã được tính toán theo kế hoạch.

Thông thường việc giải ngân chỉ giải quyết trong 1 hoặc nhiều lần nhỏ theo đúng như những gì đã ky kết trong hợp đồng đã được ky kết từ trước. Việc giải ngân thì người nhận tiền có thể bằng hình thức chuyển khoản hoặc tiền mặt.

Giải ngân được sử dụng trong quá trình thực hiện vay vốn ngân hàng. Theo đó, sau khi đã thực hiện xong các thủ tục vay vốn và ngân hàng sau quá trình thẩm tra đã đồng ý hồ sơ, bước giải ngân là bước mà tại đó ngân hàng sẽ tiến hành chi tiền theo từng đợt.

2. Các hình thức của giải ngân

Các ngân hàng hiện nay chủ yếu áp dụng hai hình thức giải ngân chính là giải ngân phong tỏa và giải ngân không phong tỏa, thông thường thì khi vay mua nhà khách hàng sẽ gặp hai hình thức giải ngân này là nhiều nhất.

2.1 Giải ngân phong tỏa

Là hình thức mà ngân hàng tiến hành giải ngân số tiền mà người mua đề nghị vay cho bên phía người bán. Thế nhưng, mặc dù người bán đã nhận được số tiền này nhưng số tiến đó sẽ bị ngân hàng tiến hành “tạm khóa” vì thế mà người bán sẽ không được rút ra để giao dịch, việc “tạm khóa” sẽ kết thúc khi người mua hoàn thành xong các thủ tục đăng ký sang tên tài sản tại các cơ quan thẩm quyền.

Chính vì thế mà số tiền bên bán nhận được trong trường hợp này có thể xem đó như là một món tiền tiết kiệm và sẽ được hưởng theo lãi suất của thị trường.

Thế nào là giải ngân

Đây là giải pháp giải ngân đem lại sự an toàn cho người mua cũng như là ngân hàng. Vì trong thực tế thì trong quá trình sang tên có thể xảy ra rất nhiều vấn đề phát sinh như: khâu thẩm định hồ sơ có trục trặc, kê khai thuế phức tạp,…

Thế nhưng với tâm lý thích được giao dịch tiền mặt thì cách giải ngân này thường khiến người bán khó chịu vì phải tốn thời gian chờ đợi quá trình sang tên rồi mới được sử dụng số tiền trong tài khoản.

2.2 Giải ngân không phong tỏa

Đây là hình thức giải ngân mà người mua đề nghị vay sang tài khoản của người bán và khi đó người bán có thể tiến hành rút và sử dụng số tiền đó ngay lập tức

Ưu điểm của phương thức này là nó mang lại sự nhanh chống và tiện nghị, người bán có thể nhận được số tiền của mình trong thời gian nhanh nhất mà không cần phải chờ đợi.

Tuy nhiên cách giải ngân này nó lại ẩn chứa nguy cơ rủi ro rất là cao, thông thường cách này thường được sử dụng đối với các khoản vay nhỏ và các chỉ nhánh ngân hàng áp dụng cách này cũng rất ít. Trong một số trường hợp khi áp dụng cách này thì ngân hàng còn yêu cầu phải tiến hành xác minh khả năng sang tên thì mới tiến hành giải ngân.

3. Quy tình giải ngân

Có thể nói trong 5 bước của quy trình vay vốn ngân hàng thì giải ngân chính là bước quan trọng nhất của quá trình vay vốn ngân hàng, và cũng chính vì điều này thì quy trình giải ngân cũng được ngầm hiểu là quy trình vay vốn ngân hàng. Giải ngân được tiến hành theo 5 bước sau:

  • Bước 1: Tiến hành đăng ký, kê khai và xác nhận thông tin đăng ký

Tại bước này, khách hàng tiến hành đăng ký và kê khai thông tin vay vốn tại ngân hàng hoặc công ty tài chính, thông tin kê khai bao gồm các thông tin sau: các mục thông tin cá nhân, mục đích của việc vay vốn là gì, khả năng hoàn trả,..

Sau đó thì chuyên viên tài chính của ngân hàng sẽ tiến nhận bản kê khai và sau đó tiến hành xác minh để xem độ trung thực và chính xác các thông tin khách hàng đã cung cấp.

  • Bước 2: Tiến hành chuẩn bị hồ sơ và thủ tục

Mục đích của mỗi người khi vay vốn đều muốn mình được vay với mức cao nhất, và để thực hiện được việc đó thì khách hàng buộc phải chuẩn bị đầy đủ các loại hồ sơ và giấy tờ cần thiết.

Các loại hồ số cần theo thủ tục của ngân hàng là: chứng minh thư nhân dân, hồ sơ vay vốn, hồ sơ sử dụng vốn và các hồ sơ chứng mình về số tài sản có liên quan. Khách hàng phải cung cấp đầy đủ và trung thực tất cả các lại hồ sơ này cho phía ngân hàng

  • Bước 3: Thẩm định

Sauk hi nhận hồ sơ của khách hàng thì ngân hàng sẽ bố trí các chuyên viên ngân hàng đi tiến hành thẩm định hồ sơ, việc thẩm định hồ sơ với nội dung chính là xác định tính chính xác cũng như phù hợp của hồ sơ mà khách hàng đã cung cấp.

Trong trường hợp khi khách hàng tiến hành nộp thiếu hồ sơ thì chuyên viên hoàn toàn có thể yêu cầu bổ sung đầy đủ để tiến hành thẩm định lại.

Trong một số trường hợp cần thiết thì các chuyên viên hoàn toàn có thể tiến hành đặt một số câu hỏi dành cho khách hàng để có thể kiểm tra xem khách hàng có phù hợp với các điều kiện vay vốn hiện có của ngân hàng hay không.

  • Bước 4: Phê duyệt khoản vay

Thông thường bước này được thực hiện bởi các người quản lý của ngân hàng hoặc các tổ chức cho vay vốn. Theo đó thì trước khi quyết định có phê duyệt hay là không thì người quản lý sẽ nhận được hồ sơ thẩm định của các chuyên viên.

Trong một số trường hợp nếu như số tiền mà khách hàng cần vay quá lớn thì ngân hàng sẽ thành lập ra một tổ thẩm định độc lập khác để có thể tiến hành thẩm định lại toàn bộ số hồ sơ, điều này là vô cùng quan trọng vì nó sẽ đảm bảo tính minh bạch công bằng và khách quan.

Sau khi đọc xong bản hồ sơ thẩm định của các chuyên viên thì người quản lý của ngân hành sẽ tiến hành đưa ra quyết định có phê duyệt đối với hồ sơ của khách hàng hay là không.

Bước 5: Giải ngân

Giải ngân đây chính là bước cuối cùng của một quá trình vay vốn, sau khi thông qua 4 bước trên và được nhận được sự đồng ý của người quản lý tại ngân hàng đó thì ngân hàng sẽ tiến hành giải ngân cho bạn số tiền đúng như trong hợp đồng đã đượ ký kết ban đầu. Thông thường thì việc giải ngân có thể diễn ra trong một lần hoặc nhiều lần tùy theo số tiền bạn cần vay vốn.

Giải ngân là gì? Thật ra nó cũng không quá phức tạp như mọi người thường nghĩ, khái niệm và cách phân loại của nó cũng rất phù hợp với các điều kiện xã hội hiện nay, thông qua bài viết này nó giúp bạn hiểu thêm về việc giải ngân cũng như các bước mình cần trải qua khi tiến hành vay vốn ngân hàng.

"Hyundai MPC là đơn vị cung cấp xe tải, phụ tùng và các dịch vụ liên quan đến xe. Nội dung bài viết mang tính chất tham khảo, MPC không cung cấp dịch vụ tư vấn qua điện thoại"

Từ khóa » đã Giải Ngân Là Gì