[GIẢI NGỐ] Dùng Niacinamide Bị Lên Mụn, Nàng Phải Làm Thế Nào?
Có thể bạn quan tâm
Niacinamide vốn được coi là hoạt chất vàng trong làng dưỡng da. Thế nhưng, nhiều tín đồ skincare lại đang gặp phải tình trạng dùng Niacinamide bị lên mụn, khiến mong muốn cải thiện làn da với hoạt chất này bỗng dưng “tan thành mây khói”.
Niacinamide là một dạng vitamin B3, thường có mặt trong các loại mỹ phẩm hỗ trợ điều trị mụn và liên quan đến các vấn đề ở lỗ chân lông.
Hoạt chất này không chỉ đa – zi – năng với nhiều công dụng khác nhau, từ điều tiết dầu, kháng viêm, thu nhỏ lỗ chân lông cho đến chống lão hóa, mà còn được đánh giá cao về mức độ an toàn. Hay nói cách khác, Niacinamide tương đối lành tính và không quá khó chiều, phù hợp với cả những ai sở hữu làn da nhạy cảm nhất.
Tuy nhiên, dù thân thiện và dễ tính là vậy, Niacinamide vẫn có thể gây ra một vài tác dụng phụ không mong muốn. Vì thế, không quá khó hiểu khi nhiều tín đồ làm đẹp đang phải đau đầu đối mặt với tình trạng dùng Niacinamide bị nổi mụn – một hiện tượng phổ biến khi bạn “kết thân” với hoạt chất này.
Có thể bạn cần:
- Dùng Retinol bị sạm da, bạn đã sai ở đâu?
- BHA có dùng chung với Niacinamide được không?
MỤC LỤC
- Dùng Niacinamide bị lên mụn, tại sao và nên làm thế nào?
- 1. Bạn sử dụng Niacinamide ở nồng độ quá cao
- 2. Bạn không hợp với sản phẩm chứa Niacinamide đang dùng
- 3. Bạn dưỡng ẩm cho da không đủ
- LƯU Ý:
Dùng Niacinamide bị lên mụn, tại sao và nên làm thế nào?
Để biết cách hạn chế và xử lý với tình trạng nổi mụn hay kích ứng khi dùng Niacinamide, bạn nhất định phải nắm rõ nguyên nhân gây ra tình trạng này.
Theo đó, dưới đây là những “thủ phạm” quen mặt nhất đằng sau hiện tượng lên mụn khi bôi Niacinamide:
1. Bạn sử dụng Niacinamide ở nồng độ quá cao
Hầu hết các thương hiệu mỹ phẩm nổi tiếng hiện nay đều mang đến những sản phẩm Niacinamide ở nồng độ 10 – 20%. Tuy nhiên, đây không phải là nồng độ lý tưởng cho những làn da mới được làm quen với hoạt chất Niacinamide thần thánh.
=> Theo các chuyên gia, trong khoảng thời gian đầu sử dụng Niacinamide, bạn nên tìm đến các sản phẩm đi kèm nồng độ khoảng 2 – 5%.
Trong trường hợp bạn không tìm được sản phẩm ưng ý ở nồng độ này, bạn vẫn có thể bắt đầu với nồng độ cao hơn. Tuy nhiên, hãy đảm bảo bạn đã thử sản phẩm cẩn thận ở vùng da khác hoặc chỉ apply trên một vùng da nhỏ ở mặt, trước khi sử dụng cho toàn bộ khuôn mặt như bình thường.
2. Bạn không hợp với sản phẩm chứa Niacinamide đang dùng
So với nhiều thành phần quen thuộc khác, Niacinamide được đánh giá cao hơn về mức độ thân thiện với làn da. Thế nhưng, điều này không có nghĩa làn da nào cũng có thể apply Niacinamide một cách bình yên vô sự.
Bên cạnh trường hợp da bạn vốn không hợp với Niacinamide (bạn đã thử dùng nhiều sản phẩm khác nhau nhưng vẫn bị kích ứng), thì có một trường hợp khác cũng phổ biến không kém. Đó là bạn không hợp với một/một vài thành phần khác xuất hiện trong công thức của sản phẩm chứa Niacinamide.
Thông thường, các sản phẩm Niacinamide đều đi kèm nhiều dưỡng chất khác như Pentylene Glycol, Zinc, Phenoxyethanol, Xathan Gum,… Nếu bị dị ứng với các thành phần này, da bạn bỗng dưng nổi mụn cũng là điều hiển nhiên.
=> Bạn nên tìm đến các sản phẩm Niacinamide đến từ những thương hiệu uy tín và nổi tiếng. Đồng thời trước khi quyết định rước em nào về, bạn đừng quên tìm hiểu kỹ công thức để đảm bảo sản phẩm phù hợp với làn da của mình. Nếu cảm thấy sản phẩm không hợp và da liên tục nổi mụn, bạn cần ngưng sử dụng ngay lập tức.
LINK MUA NIACINAMIDE PAULA’S CHOICE CHÍNH HÃNG TRÊN SHOPEE LINK MUA NIACINAMIDE PAULA’S CHOICE CHÍNH HÃNG TRÊN LAZADA3. Bạn dưỡng ẩm cho da không đủ
Một trong những đặc tính nổi bật của Niacinamide là kiềm dầu. Do đó, khi sử dụng thường xuyên, da bạn sẽ trở nên khô hơn trông thấy.
Đây chính là lý do nếu không cấp ẩm đầy đủ trong thời gian apply Niacinamide, da bạn thường rơi vào trường hợp “thiếu nước” và phải tiết nhiều dầu hơn bình thường – một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra mụn.
=> Trong quy trình skincare của bạn nhất định phải có bước dưỡng ẩm bằng kem/gel hoặc serum phù hợp. Thông thường, bước dưỡng ẩm nên được thực hiện sau công đoạn apply Niacinamide lên da.
Trong các loại kem dưỡng ẩm hiện nay, mình thấy B5 của La Roche Posay được nhiều bạn yêu thích sử dụng. Vì vậy, nếu chưa biết nên chọn sản phẩm nào, bạn hãy thử tham khảo gel hoặc kem dưỡng ẩm B5 đến từ thương hiệu La Roche Posay nổi tiếng nhé.
LINK MUA KEM DƯỠNG ẨM B5 LA ROCHE POSAY CHÍNH HÃNG TRÊN SHOPEE LINK MUA KEM DƯỠNG ẨM B5 LA ROCHE POSAY CHÍNH HÃNG TRÊN LAZADA LINK MUA KEM DƯỠNG ẨM B5 LA ROCHE POSAY CHÍNH HÃNG TRÊN TIKILƯU Ý:
Niacinamide chỉ có tác dụng hỗ trợ cho quá trình trị mụn, chứ bản thân hoạt chất này KHÔNG có tác dụng trị mụn trực tiếp. Do vậy, nếu da bạn vốn dĩ đã có mụn trước đó, bạn nên dùng thêm các sản phẩm đặc trị, chẳng hạn như Benzoyl Peroxide.
Với những thông tin được Learn With Me cung cấp trong bài viết, hy vọng bạn đã biết nguyên nhân và cách giải quyết của hiện tượng dùng Niacinamide bị lên mụn. Chúc bạn sớm sở hữu làn da căng mịn như mong muốn!
Từ khóa » Bôi The Ordinary Lên Mụn
-
Giải đáp Dùng Serum The Ordinary Bị Lên Mụn Nên Xử Lý Như Thế Nào
-
Làm Gì Khi Dùng The Ordinary Bị Lên Mụn ẩn, Mụn Bọc
-
Dùng The Ordinary Niacinamide 10 + Zinc 1 Bị Lên Mụn Phải Làm ...
-
Dùng Niacinamide Bị Lên Mụn Là Do đâu? Cách Khắc Phục Ra Sao?
-
Dùng Niacinamide Bị Lên Mụn : Nguyên Nhân & Giải Pháp
-
[REVIEW] The Ordinary Niacinamide 10 + Zinc 1 Có Tốt Không? đẩy ...
-
Cách Sử Dụng Serum The Ordinary Niacinamide 10% + Zinc 1 ...
-
[REVIEW] The Ordinary Niacinamide 10 + Zinc 1 Có đẩy Mụn Không ...
-
VÌ SAO BANH MẶT Với NIACINAMIDE NỔI MỤN, KÍCH ỨNG... CÓ ...
-
Cách Sử Dụng Serum The Ordinary Niacinamide 10% Zinc 1% HIỆU ...
-
[Review] Tinh Chất Trị Mụn The Ordinary Niacinamide 10 + Zinc 1
-
Dùng Serum The Ordinary AHA 30% + BHA 2% Có đẩy Mụn Không?
-
Review Thực Tế Khi Dùng Serum The Ordinary Niacniamide 10% Zinc ...
-
Serum The Ordinary Hyaluronic Acid 2% + B5 Có đẩy Mụn Không?
-
The Ordinary Niacinamide 10% Zinc 1% Chính Hãng Trị Mụn, Giảm ...
-
Những Mỹ Phẩm Nên Dùng Sau Khi Nặn Mụn - Orchard Blog
-
Khám Phá Video Phổ Biến Của Bôi The Ordinary Lên Mụn ẩn | TikTok