Giải Oscar Cho Phim Hoạt Hình Xuất Sắc Nhất – Wikipedia Tiếng Việt
Có thể bạn quan tâm
Nội dung
chuyển sang thanh bên ẩn- Đầu
- Bài viết
- Thảo luận
- Đọc
- Sửa đổi
- Sửa mã nguồn
- Xem lịch sử
- Đọc
- Sửa đổi
- Sửa mã nguồn
- Xem lịch sử
- Các liên kết đến đây
- Thay đổi liên quan
- Trang đặc biệt
- Liên kết thường trực
- Thông tin trang
- Trích dẫn trang này
- Lấy URL ngắn gọn
- Tải mã QR
- Tạo một quyển sách
- Tải dưới dạng PDF
- Bản để in ra
- Wikimedia Commons
- Khoản mục Wikidata
Giải Oscar cho phim hoạt hình xuất sắc nhất | |
---|---|
Trao cho | phim hoạt hình xuất sắc nhất có thời lượng trên 40 phút, phần lớn các nhân vật chính được hoạt hoạ, và ít nhất 75% thời lượng phim là hoạt hình |
Quốc gia | Hoa Kỳ |
Được trao bởi | Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Điện ảnh |
Lần đầu tiên | 2024 |
Đương kim | Thiếu niên và chim diệc (2023) |
Giải Oscar cho phim hoạt hình xuất sắc nhất là hạng mục được trao hàng năm bởi Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Điện ảnh (AMPAS) dành cho các phim hoạt hình. Một phim hoạt hình chiếu rạp được viện này định nghĩa là một phim có độ dài trên 40 phút trong đó hình ảnh được thực hiện theo phương pháp từng khung hình, phần lớn các nhân vật chính được hoạt hoạ, và các phân cảnh hoạt hình chiếm không dưới 75 phần trăm tổng thời lượng phim. Giải Oscar cho phim hoạt hình hay nhất được trao lần đầu tiên vào năm 2001.
Các đề cử và phim giành giải sẽ được chọn ra bởi các thành viên của AMPAS. Nếu có từ 16 phim trở lên được đệ trình lên Viện hàn lâm ở hạng mục này, thì phim giành giải sẽ được bình chọn từ danh sách năm phim hay nhất (đã có bốn lần xảy ra trường hợp này), nếu không, sẽ chỉ có ba phim được đưa vào danh sách bình chọn cuối cùng.[1] Ngoài ra, hạng mục này cũng chỉ được trao khi trong năm đó có ít nhất tám phim hoạt hình đủ điều kiện tranh giải đã được phát hành tại các rạp thuộc quận Los Angeles. Các phim hoạt hình cũng có thể được đề cử ở các hạng mục khác nhưng điều này ít khi xảy ra: Người đẹp và quái thú (1991) là phim hoạt hình đầu tiên trong lịch sử được đề cử ở hạng mục Phim hay nhất. Vút bay (2009) và Câu chuyện đồ chơi 3 (2010) cũng được đề cử ở hạng mục Phim hay nhất sau khi Viện hàn lâm tăng số lượng đề cử. Waltz with Bashir (2008) là phim hoạt hình duy nhất từng được đề cử ở hạng mục Phim tiếng nước ngoài hay nhất (mặc dù nó không được đề cử ở hạng mục Phim hoạt hình hay nhất). Pixar là hãng phim đã thống trị hạng mục này, với chín phim được đề cử và bảy phim giành giải; và chỉ có hai phim không được đề cử kể từ khi hạng mục này được thành lập đó là Cars 2 và Monsters University.
Cộng đồng trong ngành công nghiệp hoạt hình và người hâm mộ hy vọng rằng giải thưởng cũng như lợi nhuận từ việc công chiếu sẽ thúc đẩy sự phát triển của phim hoạt hình. Tuy nhiên một số người cũng chỉ trích giải thưởng này. Họ cho rằng, giải Oscar cho phim hoạt hình hay nhất được đưa ra chỉ vì lý do duy nhất: khiến cho phim hoạt hình không có cơ hội đoạt giải Phim hay nhất. Làn sóng chỉ trích đặc biệt mạnh mẽ tại lễ trao giải Oscar lần thứ 81, khi WALL-E chiến thắng ở hạng mục này nhưng lại không được đề cử ở hạng mục Phim hay nhất, mặc dù nhận được những ý kiến phản hồi đặc biệt tích cực từ các nhà phê bình và khán giả và được coi là một trong những phim hay nhất của năm 2008.[2][3][4][5] Điều này đã làm nảy sinh nhiều cuộc tranh luận liệu có phải bộ phim đã bị Viện hàn lâm loại bỏ có chủ ý khỏi danh sách đề cử hay không. Nhà phê bình phim Peter Travers bình luận rằng "Nếu có bao giờ một phim hoạt hình xứng đáng được đề cử giải Phim hay nhất, thì đó là WALL-E". Tuy nhiên, quy định chính thức của Giải Oscar lại nói rằng bất cứ phim nào được đề cử tại hạng mục này vẫn đều có thể được đề cử ở hạng mục Phim hay nhất.[1] Năm 2009 khi số đề cử cho giải Phim hay nhất được tăng gấp đôi lên 10 đề cử, phim Vút bay đã được đề cử cho cả Phim hoạt hình hay nhất và Phim hay nhất ở lễ trao giải Oscar lần thứ 82, trở thành phim đầu tiên nhận được đề cử như vậy kể từ khi hạng mục Phim hoạt hình hay nhất được thành lập. Câu chuyện đồ chơi 3 cũng lập được thành tích tương tự ngay năm sau đó.
Phim thắng giải và đề cử
[sửa | sửa mã nguồn]Thập niên 2000
[sửa | sửa mã nguồn]Năm | Đoạt giải | Đề cử | Nguồn |
---|---|---|---|
2002 | Gã chằn tinh tốt bụng – Aron Warner |
| [6] |
2003 | Sen và Chihiro ở thế giới thần bí– Miyazaki Hayao |
| [7] |
2004 | Đi tìm Nemo– Andrew Stanton |
| [8] |
2005 | Gia đình siêu nhân– Brad Bird |
| [9] |
2006 | Wallace & Gromit: The Curse of the Were-Rabbit– Nick Park và Steve Box |
| [10] |
2007 | Vũ điệu chim cánh cụt– George Miller |
| [11] |
2008 | Chuột đầu bếp– Brad Bird |
| [12] |
2009 | Rôbốt biết yêu– Andrew Stanton |
| [13] |
2010 | Vút bay– Pete Docter |
| [14] |
Thập niên 2010
[sửa | sửa mã nguồn]Năm | Đoạt giải | Đề cử | Nguồn |
---|---|---|---|
2011 | Câu chuyện đồ chơi 3– Lee Unkrich |
| [15] |
2012 | Rango– Gore Verbinski |
| [16] |
2013 | Công chúa tóc xù– Mark Andrews và Brenda Chapman |
| [17] |
2014 | Nữ hoàng băng giá– Chris Buck, Jennifer Lee và Peter Del Vecho |
| [19] |
2015 | Biệt đội Big Hero 6 – Don Hall, Chris Williams và Roy Conli |
| [20] |
2016 | Những mảnh ghép cảm xúc- Jonas Rivera, Pete Docter |
| 21 |
2017 | Phi vụ động trời - Byron Howard, Rich Moore, Jared Bush |
| |
2018 | Coco - Lee Unkrich |
| |
2019 | Người nhện: vũ trụ mới - Peter Ramsey, Bob Persichetti, Rodney Rothman |
|
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ a b “Rule Seven: Special Rules for the Animated Feature Film Award”. Academy of Motion Picture Arts and Sciences. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 6 năm 2011. Truy cập ngày 26 tháng 4 năm 2011.
- ^ “The 2008 Top Tens”. Bản gốc lưu trữ ngày 31 tháng 5 năm 2009. Truy cập ngày 27 tháng 5 năm 2009.
- ^ Keegan Winters, Rebecca (ngày 7 tháng 7 năm 2008). “Can WALL-E Win Best Picture?”. Time. Truy cập ngày 9 tháng 4 năm 2014.
- ^ Bandyk, Matthew (ngày 22 tháng 1 năm 2009). “Academy Awards Controversy: Wall-E Gets Snubbed For Best Picture Oscar”. US News. Truy cập ngày 9 tháng 4 năm 2014.
- ^ Breznican, Anthony (ngày 2 tháng 7 năm 2008). “Is the best-picture Oscar within WALL-E's reach?”. USA Today. Truy cập ngày 9 tháng 4 năm 2014.
- ^ “The 74th Academy Awards (2002) Nominees and Winners”. Academy of Motion Picture Arts and Sciences. Truy cập ngày 28 tháng 11 năm 2012.
- ^ “The 75th Academy Awards (2003) Nominees and Winners”. Academy of Motion Picture Arts and Sciences. Truy cập ngày 28 tháng 11 năm 2012.
- ^ “The 76th Academy Awards (2004) Nominees and Winners”. Academy of Motion Picture Arts and Sciences. Truy cập ngày 28 tháng 11 năm 2012.
- ^ “The 77th Academy Awards (2005) Nominees and Winners”. Academy of Motion Picture Arts and Sciences. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 10 năm 2014. Truy cập ngày 28 tháng 11 năm 2012.
- ^ “The 78th Academy Awards (2006) Nominees and Winners”. Academy of Motion Picture Arts and Sciences. Truy cập ngày 28 tháng 11 năm 2012.
- ^ “The 79th Academy Awards (2007) Nominees and Winners”. Academy of Motion Picture Arts and Sciences. Truy cập ngày 28 tháng 11 năm 2012.
- ^ “The 80th Academy Awards (2008) Nominees and Winners”. Academy of Motion Picture Arts and Sciences. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 11 năm 2011. Truy cập ngày 28 tháng 11 năm 2012.
- ^ “The 81st Academy Awards (2009) Nominees and Winners”. Academy of Motion Picture Arts and Sciences. Truy cập ngày 28 tháng 11 năm 2012.
- ^ “The 82nd Academy Awards (2010) Nominees and Winners”. Academy of Motion Picture Arts and Sciences. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 10 năm 2014. Truy cập ngày 28 tháng 11 năm 2012.
- ^ “The 83rd Academy Awards (2011) Nominees and Winners”. Academy of Motion Picture Arts and Sciences. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 10 năm 2014. Truy cập ngày 28 tháng 11 năm 2012.
- ^ “The 84th Academy Awards (2012) Nominees and Winners”. Academy of Motion Picture Arts and Sciences. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 10 năm 2014. Truy cập ngày 28 tháng 11 năm 2012.
- ^ “The 85th Academy Awards (2013) Nominees and Winners”. Academy of Motion Picture Arts and Sciences. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 10 năm 2014. Truy cập ngày 16 tháng 1 năm 2014.
- ^ Oscars Winners & Results|Academy Awards – Oscars 2014. Oscar.go.com. Truy cập 2014-05-12.
- ^ “2014 Oscar Nominees”. Academy of Motion Picture Arts and Sciences. Truy cập ngày 16 tháng 1 năm 2014.
- ^ “87th Academy Awards Nominees”. Academy of Motion Picture Arts and Sciences. Truy cập ngày 15 tháng 1 năm 2015.
Liên kết ngoài
[sửa | sửa mã nguồn]- Cơ sở dữ liệu Giải Oscar - AMPAS Lưu trữ 2008-09-13 tại Wayback Machine
| |
---|---|
| |
Hạng mục |
|
Hạng mụcđã ngừng trao |
|
Hạng mục đặc biệt |
|
Lễ trao giải |
|
|
| |
---|---|
Thập niên 2000 |
|
Thập niên 2010 |
|
Thập niên 2020 |
|
- Giải Oscar
- Giải thưởng cho phim hoạt hình hay nhất
- Giải thưởng hoạt hình
- Bản mẫu webarchive dùng liên kết wayback
Từ khóa » Bộ Anime đầu Tiên đoạt Giải Oscar
-
Bộ Phim Hoạt Hình đầu Tiên được Trao Giải Oscar - Công An Nhân Dân
-
Đề Cử - P.658] Spirted Away (Nhật Bản): Bộ Anime đầu Tiên Trên Thế ...
-
"Spirited Away" - Phim Hoạt Hình đoạt Giải Oscar Thay đổi Toàn Cảnh ...
-
Danh Sách Những Siêu Phẩm Anime đoạt Giải OSCAR Nhật Bản
-
20 Bộ Phim đoạt Giải Oscar Cho Phim Hoạt Hình Hay Nhất
-
Bộ Anime đầu Tiên đoạt Giải Oscar
-
Những Phim Hoạt Hình Nhật Bản đoạt Giải Oscar
-
Top 9 Phim Hoạt Hình đoạt Giải Oscar Của Nhật Bản 2022
-
9 Phim Hoạt Hình đoạt Giải Oscar Hay Nhất Mọi Thời đại
-
Bộ Phim Disney đầu Tiên đoạt Giải Oscar Là Gì?
-
Những Bộ Phim Hoạt Hình đoạt Giải Oscar - SIU REVIEW
-
10 Bộ Phim Hoạt Hình đoạt Giải Oscar Hay Nhất Mọi Thời đại
-
Top 5 Anime Từng đoạt Giải "Oscar Nhật Bản" - Game8
-
Top 9 Bộ Anime đầu Tiên Trên Thế Giới 2022 - Thả Rông
-
Anime Đoạt Giải Oscar - Giải Oscar Cho Phim Hoạt Hình Hay Nhất