Giải Oscar Lần Thứ 93 – Wikipedia Tiếng Việt

Giải Oscar lần thứ 93
Ngày25 tháng 4 năm 2021[1]
Địa điểmDolby TheatreHollywood, Los Angeles, California, Hoa Kỳ
Phủ sóng truyền hình
Kênh truyền hìnhABC
  • ← 92
  • Giải Oscar
  • 94 →

Lễ trao giải Oscar lần thứ 93 của Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Điện ảnh (AMPAS) nhằm tôn vinh những tác phẩm điện ảnh xuất sắc nhất năm 2020 và đầu năm 2021, diễn ra tại cả Nhà hát Dolby ở Hollywood và Nhà ga Liên hiệp ở Los Angeles, California vào ngày 25 tháng 4 năm 2021.

Tại lễ trao giải, Nomadland giành ba hạng mục, kể cả Phim hay nhất. Một số phim giành giải khác gồm có The Father, Judas and the Black Messiah, Điệu blues của Ma Rainey, Mank, Cuộc sống nhiệm màu, và Sound of Metal với hai giải mỗi phim. Đây là lần đầu tiên kể từ Giải Oscar lần thứ 78 năm 2006 mà không phim nào giành nhiều hơn ba hạng mục.

Bối cảnh

[sửa | sửa mã nguồn]

Viện Hàn lâm tuyên bố vào tháng 6 năm 2020 sẽ hoãn lễ trao giải từ ngày 28 tháng 2 đến ngày 25 tháng 2 năm 2021, do đó gia hạn thời gian cho phim ra mắt đến ngày 28 tháng 2 năm 2021. Tiểu chuẩn phim hội đủ điều kiện đã được sửa đổi để cho phép phim dự định phát hành ra rạp nhưng rốt cuộc phải phát hành trực tiếp trên các dịch vụ streaming trực tuyến. Nó cũng đánh dấu lần thứ tư Giải Oscar bị hoãn lại và lần đầu tiên kể từ Giải Oscar lần thứ 6, trong đó các bộ phim được phát hành trong hai năm khác nhau sẽ đủ điều kiện để tranh giải trong cùng một buổi lễ.[2]

Đoạt giải và đề cử

[sửa | sửa mã nguồn]

Các đề cử cho Giải Oscar lần thứ 93 được Priyanka Chopra Jonas và Nick Jonas công bố vào ngày 15 tháng 3 năm 2021 trong một buổi lễ trực tuyến được phát chiếu toàn cầu trên trang web chính thức.[3]

Các phim hay nhân vật đoạt giải sẽ được tô đậm và được đánh dấu bằng dấu hiệu ‡.[4]

Phim hay nhất
  • Nomadland – Mollye Asher, Dan Janvey, Frances McDormand, Peter Spears và Chloé Zhao double-dagger
    • The Father – Philippe Carcassonne, Jean-Louis Livi và David Parfitt
    • Judas and the Black Messiah – Ryan Coogler, Charles D. King và Shaka King
    • Mank – Ceán Chaffin, Eric Roth và Douglas Urbanski
    • Khát vọng đổi đời – Christina Oh
    • Cô gái trẻ hứa hẹn – Ben Browning, Emerald Fennell, Ashley Fox và Josey McNamara
    • Sound of Metal – Bert Hamelinck và Sacha Ben Harroche
    • Phiên tòa Chicago 7 – Stuart M. Besser và Marc Platt
Đạo diễn xuất sắc nhất
  • Chloé Zhao – Nomadland double-dagger
    • Thomas Vinterberg – Another Round
    • David Fincher – Mank
    • Lee Isaac Chung – Khát vọng đổi đời
    • Emerald Fennell – Cô gái trẻ hứa hẹn
Nam diễn viên chính xuất sắc nhất
  • Anthony Hopkins – The Father vai Anthony double-dagger
    • Riz Ahmed – Sound of Metal vai Ruben Stone
    • Chadwick Boseman (truy cử) – Điệu blues của Ma Rainey vai Levee Green
    • Gary Oldman – Mank vai Herman J. Mankiewicz
    • Steven Yeun – Khát vọng đổi đời vai Jacob Yi
Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất
  • Frances McDormand – Nomadland vai Fern double-dagger
    • Viola Davis – Điệu blues của Ma Rainey vai Ma Rainey
    • Andra Day – The United States vs. Billie Holiday vai Billie Holiday
    • Vanessa Kirby – Những mảnh vỡ của người phụ nữ vai Martha Weiss
    • Carey Mulligan – Cô gái trẻ hứa hẹn vai Cassandra "Cassie" Thomas
Nam diễn viên phụ xuất sắc nhất
  • Daniel Kaluuya – Judas and the Black Messiah vai Fred Hamptondouble-dagger
    • Sacha Baron Cohen – Phiên tòa Chicago 7 vai Abbie Hoffman
    • Leslie Odom Jr. – One Night in Miami... vai Sam Cooke
    • Paul Raci – Sound of Metal vai Joe
    • Lakeith Stanfield – Judas and the Black Messiah vai William "Bill" O'Neal
Nữ diễn viên phụ xuất sắc nhất
  • Youn Yuh-jung – Khát vọng đổi đời vai Soon-ja double-dagger
    • Maria Bakalova – Borat Subsequent Moviefilm vai Tutar Sagdiyev
    • Glenn Close – Khúc bi ca từ nguồn cội vai Bonnie "Mamaw" Vance
    • Olivia Colman – The Father vai Anne
    • Amanda Seyfried – Mank vai Marion Davies
Kịch bản gốc xuất sắc nhất
  • Cô gái trẻ hứa hẹn – Emerald Fennelldouble-dagger
    • Judas and the Black Messiah – Kịch bản của Will Berson và Shaka King; cốt chuyện của Berson, King, Keith Lucas và Kenny Lucas
    • Khát vọng đổi đời – Lee Isaac Chung
    • Sound of Metal – Kịch bản của Abraham Marder và Darius Marder; cốt chuyện của Derek Cianfrance và D. Marder
    • Phiên tòa Chicago 7 – Aaron Sorkin
Kịch bản chuyển thể xuất sắc nhất
  • The Father – Christopher Hampton và Florian Zeller, phỏng theo vở kịch của Zellerdouble-dagger
    • Borat Subsequent Moviefilm – Kịch bản của Sacha Baron Cohen, Peter Baynham, Jena Friedman, Anthony Hines, Lee Kern, Dan Mazer, Erica Rivinoja and Dan Swimer; cốt chuyện của Baron Cohen, Hines, Nina Pedrad and Swimer; dựa theo nhân vật của Baron Cohen
    • Nomadland – Chloé Zhao, dựa theo quyển sách của Jessica Bruder
    • One Night in Miami... – Kemp Powers, dựa theo vở kịch của mình
    • Cọp trắng – Ramin Bahrani, dựa theo tiểu thuyết của Aravind Adiga
Phim hoạt hình hay nhất
  • Cuộc sống nhiệm màu – Pete Docter và Dana Murray ‡
    • Truy tìm phép thuật – Dan Scanlon và Kori Rae
    • Vươn tới cung trăng – Peilin Chou, Glen Keane và Gennie Rin
    • Shaun the Sheep Movie: Người bạn ngoài hành tinh – Will Becher, Paul Kewley và Richard Phelan
    • Huyền thoại người hóa sói – Tomm Moore, Stéphan Roelants, Ross Stewart và Paul Young
Phim quốc tế xuất sắc nhất
  • Another Round (Đan Mạch) bằng tiếng Đan Mạch – đạo diển Thomas Vinterbergdouble-dagger
    • Em của thời niên thiếu (Hồng Kông) bằng Quan thoại – đạo diễn Tăng Quốc Tường
    • Collective (Romania) bằng tiếng Romania – đạo diễn Alexander Nanau
    • The Man Who Sold His Skin (Tunisia) bằng tiếng Ả Rập – đạo diễn Kaouther Ben Hania
    • Quo Vadis, Aida? (Bosnia và Herzegovina) bằng tiếng Bosnia – đạo diễn Jasmila Žbanić
Phim tài liệu hay nhất
  • Cô giáo bạch tuộc – Pippa Ehrlich, Craig Foster và James Reed double-dagger
    • Collective – Alexander Nanau và Bianca Oana
    • Trại hè tật nguyền: Tàn nhưng không phế – Sara Bolder, Jim LeBrecht và Nicole Newnham
    • The Mole Agent – Maite Alberdi và Marcela Santibáñez
    • Time – Garrett Bradley, Lauren Domino và Kellen Quinn
Phim tài liệu ngắn hay nhất
  • Colette – Alice Doyard và Anthony Giacchino double-dagger
    • A Concerto Is a Conversation – Kris Bowers và Ben Proudfoot
    • Do Not Split – Charlotte Cook và Anders Hammer
    • Hunger Ward – Skye Fitzgerald và Michael Shueuerman
    • Bài ca dành tặng Latasha – Sophia Nahali Allison và Janice Duncan
Phim ngắn người đóng hay nhất
  • Hai người xa lạ – Travon Free và Martin Desmond Roe ‡
    • Feeling Through – Doug Roland và Susan Ruzenski
    • The Letter Room – Elvira Lind và Sofia Sondervan
    • The Present – Ossama Bawardi và Farah Nabulsi
    • White Eye – Shira Hochman và Tomer Shushan
Phim hoạt hình ngắn hay nhất
  • Dù có ra sao, con vẫn yêu bố mẹ – Michael Govier và Will McCormack ‡
    • Burrow – Michael Capbarat và Madeline Sharafian
    • Genius Loci – Adrien Mérigeau và Amaury Ovise
    • Opera – Erick Oh
    • Yes-People – Arnar Gunnarsson và Gísli Darri Halldórsson
Nhạc phim hay nhất
  • Cuộc sống nhiệm màu – Trent Reznor, Atticus Ross and Jon Batiste double-dagger
    • Năm chiến hữu – Terence Blanchard
    • Mank – Trent Reznor and Atticus Ross
    • Khát vọng đổi đời – Emile Mosseri
    • Chuyến đi định mệnh – James Newton Howard
Ca khúc trong phim hay nhất
  • "Fight for You" từ Judas and the Black Messiah – Nhạc của D'Mile and H.E.R.; lời của H.E.R. và Tiara Thomas double-dagger
    • "Hear My Voice" từ Phiên tòa Chicago 7 – Nhạc của Daniel Pemberton; lời của Celeste và Pemberton
    • "Husavik" từ Cuộc thi ca khúc truyền hình Eurovision: Câu chuyện về Fire Saga – Nhạc và lời của Rickard Göransson, Fat Max Gsus và Savan Kotecha
    • "Io sì (Seen)" từ Cuộc đời phía trước – Nhạc của Diane Warren; lời của Laura Pausini và Warren
    • "Speak Now" từ One Night in Miami... – Nhạc và lời của Sam Ashworth và Leslie Odom Jr.
Biên tập âm thanh xuất sắc nhất
  • Sound of Metal – Jaime Baksht, Nicolas Becker, Philip Bladh, Carlos Cortés và Michelle Couttolenc double-dagger
    • Chiến hạm thủ lĩnh – Beau Borders, Michael Minkler, Warren Shaw và David Wyman
    • Mank – Ren Klyce, Drew Kunin, Jeremy Molod, Nathan Nance và David Parker
    • Chuyến đi định mệnh – William Miller, John Pritchett, Mike Prestwood Smith và Oliver Tarney
    • Cuộc sống nhiệm màu – Coya Elliot, Ren Klyce và David Parker
Thiết kế sản xuất xuất sắc nhất
  • Mank – Thiết kế sản xuất: Donald Graham Burt; Trang trí bối cảnh: Jan Pascale double-dagger
    • The Father – Thiết kế sản xuất: Peter Francis; Trang trí bối cảnh: Cathy Featherstone
    • Điệu blues của Ma Rainey – Thiết kế sản xuất: Mark Ricker; Trang trí bối cảnh: Karen O'Hara và Diana Sroughton
    • Chuyến đi định mệnh – Thiết kế sản xuất: David Crank; Trang trí bối cảnh: Elizabeth Keenan
    • Tenet – Thiết kế sản xuất: Nathan Crowley; Trang trí bối cảnh: Kathy Lucas
Quay phim xuất sắc nhất
  • Mank – Erik Messerschmidt double-dagger
    • Judas and the Black Messiah – Sean Bobbitt
    • Chuyến đi định mệnh – Dariusz Wolski
    • Nomadland – Joshua James Richards
    • Phiên tòa Chicago 7 – Phedon Papamichael
Hóa trang và làm tóc xuất sắc nhất
  • Điệu blues của Ma Rainey – Sergio Lopez-Rivera, Mia Neal và Jamika Wilsondouble-dagger
    • Emma. – Laura Allen, Marese Langan và Claudia Stolze
    • Khúc bi ca từ nguồn cội – Patricia Dehaney, Eryn Krueger Mekash và Matthew W. Mungle
    • Mank – Colleen LaBaff, Kimberley Spiteri và Gigi Williams
    • Cậu bé người gỗ Pinocchio – Dalia Colli, Mark Coulier và Francesco Pegoretti
Thiết kế phục trang đẹp nhất
  • Điệu blues của Ma Rainey – Ann Roth double-dagger
    • Emma. – Alexandra Byrne
    • Mank – Trish Summerville
    • Hoa Mộc Lan – Bina Daigeler
    • Cậu bé người gỗ Pinocchio – Massimo Cantini Parrini
Dựng phim xuất sắc nhất
  • Sound of Metal – Mikkel E.G. Nielsen double-dagger
    • The Father – Yorgos Lamprinos
    • Nomadland – Chloé Zhao
    • Cô gái trẻ hứa hẹn – Frédéric Thoraval
    • Phiên tòa Chicago 7 – Alan Baumgarten
Hiệu ứng hình ảnh xuất sắc nhất
  • Tenet – Scott R. Fisher, Andrew Jackson, David Lee và Andrew Lockley double-dagger
    • Love and Monsters – Genevieve Camailleri, Brian Cox, Matt Everitt và Matt Sloan
    • Lấp lánh trời đêm – Matthew Kasmir, Chris Lawrence, Max Solomon và David Watkins
    • Hoa Mộc Lan – Sean Andrew Faden, Steve Ingram, Anders Langlands và Seth Maury
    • The One and Only Ivan – Nick Davis, Greg Fisher, Ben Jones và Santiago Colomo Martinez

Giải Ban Thống đốc

[sửa | sửa mã nguồn]

Viện Hàn lâm đã hủy bỏ Giải Ban Thống đốc thường niên do đại dịch COVID-19 và dự tính đưa những người thắng cuộc trong lễ trao giải chính.[5] Đây là năm đầu tiên Giải Ban Thống đốc không có ai chính thức thắng Giải Oscar danh dự.

Giải Nhà nhân đạo Jean Hersholt

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Tyler Perry – vì các hoạt động nhân đạo và từ thiện trong những năm gần đây, kể cả các nỗ lực đối phó nạn vô gia cư và những khó khăn kinh tế trong cộng đồng của mình.
  • Quỹ Điện ảnh & Truyền hình – được tôn vinh vì những dịch vụ cứu tế cảm xúc và tài chính cho cộng đồng giải trí.

Phim nhiều đề cử

[sửa | sửa mã nguồn] Những phim nhận nhiều đề cử
Số đề cử Phim
10 Mank
6 The Father
Judas and the Black Messiah
Khát vọng đổi đời
Nomadland
Sound of Metal
Phiên tòa Chicago 7
5 Điệu blues của Ma Rainey
Cô gái trẻ hứa hẹn
4 Chuyến đi định mệnh
3 One Night in Miami...
Cuộc sống nhiệm màu
2 Another Round
Borat Subsequent Moviefilm
Collective
Emma.
Khúc bi ca từ nguồn cội
Hoa Mộc Lan
Cậu bé người gỗ Pinocchio
Tenet

Người trao giải và biểu diễn

[sửa | sửa mã nguồn]

Người trao giải

[sửa | sửa mã nguồn]
Tên Vai trò
Regina King Trao giải Kịch bản gốc xuất sắc nhất và Kịch bản chuyển thể xuất sắc nhất
Laura Dern Trao giải Phim quốc tế hay nhất and Nam diễn viên phụ xuất sắc nhất
Don Cheadle Trao giải Hóa trang và làm tóc xuất sắc nhất and Thiết kế sản xuất xuất sắc nhất
Bryan Cranston Trao giải Nhà nhân đạo Jean Hersholt cho Quỹ Điện ảnh & Truyền hình
Bong Joon-hoSharon Choi Trao giải Đạo diễn xuất sắc nhất
Riz Ahmed Trao giải Biên tập âm thanh xuất sắc nhất và Phim ngắn người đóng hay nhất
Reese Witherspoon Trao giải Phim hoạt hình ngắn hay nhất và Phim hoạt hình hay nhất
Marlee MatlinJack Jason Trao giải Phim tài liệu ngắn hay nhất và Phim tài liệu hay nhất
Steven Yeun Trao giải Hiệu ứng hình ảnh xuất sắc nhất
Brad Pitt Trao giải Nữ diễn viên phụ xuất sắc nhất
Halle Berry Trao giải Thiết kế sản xuất xuất sắc nhất và Quay phim xuất sắc nhất
Harrison Ford Trao giải Dựng phim xuất sắc nhất
Viola Davis Trao giải Nhà nhân đạo Jean Hersholt cho Tyler Perry
Angela Bassett Trao giải Phim hay nhất
Rita Moreno Giới thiệu đoạn tưởng niệm những nhân vật đã khuất
Joaquin Phoenix Trao giải Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất
Renée Zellweger Trao giải Nam diễn viên chính xuất sắc nhất
Zendaya Trao giải Nhạc phim hay nhất và Ca khúc trong phim hay nhất

Biểu diễn

[sửa | sửa mã nguồn]

Các màn biểu diễn của các đề cử cho Ca khúc hay nhất được diễn ra trong buổi trình diễn trước lễ, Oscars: Into the Spotlight. Bốn cuộc biểu diễn được quay trên sân thượng của Viện bảo tàng Phim ảnh của Viện Hàn lâm, còn bài "Husavik" được biểu diễn tại địa điểm của bài hát là Húsavík, Iceland.[6]

Tên Vai trò Biểu diễn
Questlove Đạo diễn âm nhạc
Molly Sandén Diễn xuất "Husavik" từ Cuộc thi ca khúc truyền hình Eurovision: Câu chuyện về Fire Saga
Laura Pausini Diễn xuất "Io sì (Seen)" từ Cuộc đời phía trước
Celeste Diễn xuất "Hear My Voice" từ Phiên tòa Chicago 7
Leslie Odom Jr. Diễn xuất "Speak Now" từ One Night in Miami...
H.E.R. Diễn xuất "Fight for You" từ Judas and the Black Messiah

Phim giới thiệu

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 22 tháng 4, các hãng phim 20th Century Studios, Searchlight Pictures và Warner Bros. Pictures cho biết sẽ công bố các đoạn giới thiệu phim sắp công chiếu trong lễ trao giải, với một nhân vật từ phim đó giới thiệu đoạn phim. Trong một cuộc phỏng vấn với Adweek, Jerry Daniello (Phó chủ tịch Disney Ad Sales) giải thích rằng hành động này sẽ "củng cố chủ đề năm nay rằng Oscar sẽ có cảm giác như là một bộ phim thay vì một lễ trao giải."[7][8]

Tên Vai trò
Ariana DeBose Giới thiệu phim Câu chuyện phía Tây[7]
Lin-Manuel Miranda Giới thiệu phim In the Heights: Giấc mơ New York[7]
Questlove Giới thiệu phim Summer of Soul (...Or, When the Revolution Could Not Be Televised)[7]

Thông tin buổi lễ

[sửa | sửa mã nguồn]
Sảnh vé ban đầu của Ga Liên Hiệp Los Angeles, nơi buổi lễ sẽ được tổ chức.

Tại buổi họp của ban thống đốc vào ngày 28 tháng 4 năm 2020, Viện Hàn lâm đã biểu quyết gộp lại hai đề mục Biên tập âm thanh xuất sắc nhất và Hòa âm hay nhất thành một giải là Âm thanh hay nhất (giảm tổng số đề mục xuống còn 23). Ban âm thanh đã đưa ra lo ngại rằng hai hạng mục có quá nhiều phạm vi tương đồng.[9] Điều lệ cho hạng mục Nhạc phim hay nhất nay đòi hỏi nhạc phim phải có ít nhất 60% sáng tác gốc, và các phim trong loạt phim hay phim đoạn tiếp phải có ít nhất 80% nội dung nhạc mới.[9] Lần đầu tiên, quyền bỏ phiếu hạng mục Phim quốc tế xuất sắc nhất được mở rộng cho mọi thành viên trong Viện Hàn lâm.[9]

Theo sáng kiến bảo vệ môi trường của Viện, sau Giải Oscar lần thứ 93 sẽ không còn phân phối những phiên bản vật chất của phim nữa. Kể từ sau đó, những phiên bản để xem thử sẽ chỉ được phân phối qua những "Phòng Xem phim Viện Hàn Lâm" mà chỉ các thành viên mới vào được.[9]

Ngày 8 tháng 12 năm 2020, Stacey Sher, và Steven Soderbergh được công bố làm nhà sản xuất cho buổi lễ.[10] Glenn Weiss được chọn làm đạo diễn.[11] Vì các lo ngại liên quan đến đại dịch COVID-19, lễ trao giải chính được tổ chức tại Nhà ga Liên hiệp ở Los Angeles thay vì địa điểm thường lệ là Dolby Theatre.[12][13] Các cuộc biểu diễn cho các đề cử Ca khúc trong phim hay nhất sẽ được chiếu tại chương trình trước lễ thay vì trong buổi lễ, và hầu hết được biểu diễn trên sân thượng của Viện bảo tàng Phim ảnh của Viện hàn lâm.[6]

Đây là buổi lễ thứ ba liên tục mà không có người nào làm chủ chương trình duy nhất.[14] Để củng cố mục đích sản xuất lễ như một bộ phim, ngày 12 tháng 4 Viện Hàn lâm đã công bố danh sách "dàn diễn viên" 15 người sẽ tham gia buổi lễ, kể cả Angela Bassett, Halle Berry, Bong Joon Ho, Don Cheadle, Bryan Cranston, Laura Dern, Harrison Ford, Regina King, Marlee Matlin, Rita Moreno, Joaquin Phoenix, Brad Pitt, Reese Witherspoon, Renée Zellweger, và Zendaya. Trong danh sách này có hết 4 diễn viên chiến thắng các hạng mục diễn xuất trong lễ trao giải lần thứ 92, tiếp tục truyền thống các hạng mục diễn xuất được người chiến thắng năm trước trao giải.[15][16]

Chỉ đạo âm nhạc buổi lễ là Questlove; ông đóng vai trò này cùng vai trò DJ của lễ trao giải. Âm nhạc của lễ được hòa âm từ những tác phẩm do ban nhạc của ông là The Roots sáng tác, mà không có sự hiện diện của dàn nhạc giao hưởng.[17]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Malkin, Marc (ngày 15 tháng 6 năm 2020). “Oscars 2021 Pushed Back by Two Months”. Variety (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 15 tháng 6 năm 2020.
  2. ^ “Oscars Pushed Back to April 25, Eligibility Window Extended”. The Hollywood Reporter. Truy cập ngày 15 tháng 6 năm 2020.
  3. ^ “The full list of 2021 Oscar nominations”. Guardian. ngày 15 tháng 3 năm 2021. Truy cập ngày 15 tháng 3 năm 2021.
  4. ^ “The 93rd Academy Awards - 2021”. Oscars.org | Academy of Motion Picture Arts and Sciences (bằng tiếng Anh). ngày 25 tháng 4 năm 2021. Truy cập ngày 25 tháng 4 năm 2021.
  5. ^ “In Break with Tradition, the Academy Will Present Two Honorary Awards at the Oscars 2021 Ceremony”. IndieWire. Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 8 tháng 2 năm 2021.
  6. ^ a b Willman, Chris (ngày 16 tháng 4 năm 2021). “Oscars Reveal Original Song Performers and Aftershow Plans”. Variety (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 23 tháng 4 năm 2021.
  7. ^ a b c d Welk, Brian (ngày 22 tháng 4 năm 2021). “'West Side Story,' 'In the Heights,' 'Summer of Soul' Trailers to Debut During Oscars”. The Wrap. Truy cập ngày 22 tháng 4 năm 2021.
  8. ^ D'Alessandro, Anthony (ngày 22 tháng 4 năm 2021). “Disney To Celebrate Moviegoing During Oscars With Talent & Exclusive Trailers From 'West Side Story', 'Summer Of Soul' & More”. Deadline Hollywood. Truy cập ngày 22 tháng 4 năm 2021.
  9. ^ a b c d Hammond, Pete (ngày 28 tháng 4 năm 2020). “Oscars Keeping Show Date But Make Big News As Academy Lightens Eligibility Rules, Combines Sound Categories, Ends DVD Screeners and More”. Deadline Hollywood (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 5 năm 2020. Truy cập ngày 6 tháng 5 năm 2020.
  10. ^ Kay, Jeremy (ngày 8 tháng 12 năm 2020). “Jesse Collins, Stacey Sher, Steven Soderbergh to produce 2021 Oscars”. Screen International (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 12 năm 2020. Truy cập ngày 9 tháng 12 năm 2020.
  11. ^ Davis, Clayton (ngày 19 tháng 3 năm 2021). “Oscars: Glenn Weiss Will Return to Direct Ceremony”. Variety. Truy cập ngày 19 tháng 3 năm 2021.
  12. ^ Hammond, Peter (ngày 15 tháng 3 năm 2021). “Academy Confirms Venues And Scaled-Down In-Person Oscars And Events; Governors Ball, Nominees Luncheon, More KO'd”. Deadline Hollywood. Truy cập ngày 16 tháng 3 năm 2021.
  13. ^ Hammond, Pete; Hammond, Pete (ngày 18 tháng 3 năm 2021). “Oscar Show Takes Shape With Letter To Nominees: No Zooms, No Casual Dress, Covid Protocols In Force & "Stories Matter"”. Deadline (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 23 tháng 4 năm 2021.
  14. ^ Chitwood, Adam (ngày 23 tháng 3 năm 2021). “The Oscars Will Not Have a Host for the Third Time in a Row”. Collider. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 3 năm 2021. Truy cập ngày 22 tháng 3 năm 2021.
  15. ^ Hammond, Pete (ngày 12 tháng 4 năm 2021). “Oscars: Academy Sets Ensemble Cast Of 15 Stars To Serve As Presenters”. Deadline (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 12 tháng 4 năm 2021.
  16. ^ “Oscars: Presenters Will Include All Four of Last Year's Acting Winners”. The Hollywood Reporter (bằng tiếng Anh). ngày 12 tháng 4 năm 2021. Truy cập ngày 12 tháng 4 năm 2021.
  17. ^ Jem Aswad (ngày 21 tháng 4 năm 2021). “How Questlove and Oscars Producer Jesse Collins Are Changing Music at the 2021 Academy Awards”. Variety.

Từ khóa » Diễn Viên đoạt Giải Oscar 2021