Giải Pháp Cho Bệnh Sâu Hại Trên Cây Mãng Cầu Na • Sài Gòn Hoa 2022

Giải pháp cho bệnh sâu hại trên cây mãng cầu na trồng chậu

Cây mãng cầu na trồng chậu ngoài tạo cảnh quan cho sân vườn, sân thượng, chúng còn mang lại giá trị kinh tế cao nên rất được ưa chuộng trồng hiện nay. Vì vậy mà việc chăm sóc cây để tránh được các loại sâu bệnh hại rất được người trồng quan tâm. Vậy cây mãng cầu na trồng chậu có những loại bệnh, sâu hại nào thường gặp phải và giải pháp nào là phù hợp cho chúng? Cùng Sài Gòn Hoa tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Giải pháp cho bệnh sâu hại trên cây mãng cầu na trồng chậu

1. Rầy phấn trắng

Biểu hiện của bệnh:

  • Rầy phấn trắng phủ đầy một lớp chất sáp trắng như phấn; thường xuất hiện quanh năm trên cây mãng cầu na, gây hại nặng cho cây vào mùa nắng. Chúng tập trung chích hút và gây hại trên lá và quả làm cho lá bị quăn lại, quả bị chai và không lớn được.
  • Nếu không ngăn chặn được rầy tấn công kịp thời, thì vào giai đoạn trái còn non trái sẽ bị rụng, cây sinh trưởng kém; làm giảm mỹ quan chậu cây trang trí.
ray-phan-trang-mang-cau

Rầy phấn trắng trên trái mãng cầu

Giải pháp:

Sau khi thu hoạch trái xong, nên tỉa bớt những cành bị khuất tán để cây thông thoáng hơn; cần nhanh chóng loại bỏ cành đã bị nhiễm rầy phấn trắng. Nếu số lượng rầy quá nhiều, bạn cũng có thể sử dụng thuốc trừ sâu ít gây hại như Dragon 58 5EC hay Sago Super 20EC. Nên phun thuốc 2 lần liên tiếp và phải cách nhau từ  7 – 10 ngày để bảo đảm diệt sạch rầy phấn trắng gây hại trên cây.

Giải pháp cho bệnh sâu hại trên cây mãng cầu na trồng chậu

2. Bệnh nấm bồ hóng 

Biểu hiện của bệnh:

Bệnh nấm bồ hóng tạo thành lớp đen bám trên lá và trái của cây; chúng sinh sống và phát triển nhờ vào chất dịch mật ngọt do các loài rầy phấn trắng tiết ra khi đang hút chích trái mãng cầu. Nấm bồ hóng không phá hoại tế bào nhưng lại làm chậm khả năng quang hợp của lá và giảm giá trị của trái; từ đó ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng của cây.

nam-bo-hong-la-mang-cau

Nấm bồ hóng trên lá mãng cầu

Giải pháp:

Vào những lúc trời khô, nắng nóng nấm bồ hóng có thể tự bong tróc ra; vậy nên cần đặt chậu cây ở những nơi có đầy đủ ánh sáng để hạn chế nấm tấn công gây ảnh hưởng đến trái. Ngoài ra, việc phòng trừ rầy phấn trắng kịp thời, hiệu quả cũng là giải pháp giúp ngăn chặn nấm bồ hóng sinh trưởng phá hại gây trồng.

3. Dòi đục trái

Biểu hiện của bệnh:

Dòi đục trái còn non có màu đen, con trưởng thành có màu nâu xám, cánh trước màu xanh ánh kim. Cây mãng cầu na khi bị sâu đục trái tấn công sẽ có những biểu hiện như vỏ trái có phân dòi đùn ra ngoài, thường thì một trái sẽ có nhiều sâu phá hại. Đặc biệt, sâu non mới nở thường cắn đục vào bên trong thịt trái, làm hư trái.

Giải pháp cho bệnh sâu hại trên cây mãng cầu na trồng chậu

  • Khi mãng cầu bắt đầu ra trái, cần để ý đến cây thường xuyên hơn để kịp thời phát hiện sâu phá hại và có giải pháp ngăn chặn chúng. Nhanh chóng loại bỏ những trái bị sâu ra khỏi chậu cây.
  • Bên cạnh đó, khi trái có kích thước cõ ngón tay út, bạn cũng có thể sử dụng một trong các loại thuốc như Sherzol 20 5EC hay Fenbis 25EC để phun cho cây. Lưu ý, nên phun kỹ vào trái và cần bảo đảm thời gian cách ly ghi trên bao bì để đạt hiệu quả.

4. Bệnh thán thư hại mãng cầu thường gặp

Biểu hiện của bệnh:

Bệnh thán thư được xem là bệnh gây nguy hiểm nhất và hay gặp phổ biến đối với cây mãng cầu. Bệnh gây hại cả trên lá, hoa, quả và ngọn. Bệnh tạo thành các đốm nâu hình tròn, xung quanh viền vàng trên lá; gây khô búp, hoa và quả. Khi bị bệnh thán thư tấn công, trái non sẽ khô và rụng còn trái lớn bị khô đen một phần.

Giải pháp cho bệnh sâu hại trên cây mãng cầu na trồng chậu

Giải pháp:

Khi trái còn nhỏ đến trước khi thu hoạch khoảng 10 ngày nên sử dụng các loại thuốc như Bendazol 50WP hay Carbenzin 500FL phun và nên phun định kỳ khoảng 15 ngày một lần.

5. Vàng lá thối rễ vào mùa mưa

Biểu hiện của bệnh:

  • Vàng lá thối rễ là một loại bệnh trên cây mãng cầu na do nấm Fusarium solani gây ra. Cây bị bệnh sẽ không có triệu chứng rõ ràng như những loại sâu bệnh khác ngoài biểu hiện lá vàng và rụng, quả ít và nhỏ; cây suy yếu còi cọc.
  • Vì loài nấm này sống trong đất, nên chúng sẽ phá hoại bộ rễ và hạn chế sự hấp thu nước, chất dinh dưỡng. Nên nếu để tình trạng này kéo dài lâu ngày sẽ gây hư hại bộ rễ hoàn toàn và cây bị chết.

Giải pháp cho bệnh sâu hại trên cây mãng cầu na trồng chậu

Giải pháp:

Tránh để chậu cây bị đọng nước vào mùa mưa và tưới nước đầy đủ cho cây vào mùa nắng. Nên bón bổ sung vôi để cải thiện độ pH của đất và cung cấp thêm nguyên tố canxi cho cây. Bên cạnh đó, dùng thuốc Bordeaux tưới vào gốc 2 – 3 lần cũng hạn chế được bệnh vàng lá thối rễ cho cây.

***Thông tin liên hệ

CÔNG TY CỔ PHẦN SÀI GÒN HOA

Địa chỉ: 74/2/1D đường 36,P. Linh Đông, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh.

Địa chỉ vườn Sadec: Đường Vành đai Tây Bắc, Xã Tân Quy Tây, Tp.Sadec, Đồng Tháp

ĐT: (028) 3720 3389 – CSKH: 090 180 5859

Email: saigonhoa@gmail.com / saigonhoa@saigonhoa.com

Website: https://saigonhoa.com/

Youtube: https://www.youtube.com/user/saigonhoavn

Facebook: Công Ty Cổ Phần Sài Gòn Hoa

Rate this post

Từ khóa » Cầu Na Sài