Giải Pháp đánh Bay Cơn đau Lưng Do Bê đồ Nặng
Có thể bạn quan tâm
Bị đau mỏi lưng sau khi bê vác đồ nặng là hiện tượng khá phổ biến trong sinh hoạt hàng ngày. Vậy triệu chứng cơn đau đó ra sao, nguyên nhân nào khiến bạn bị đau lưng khi bê đồ nặng, làm sao để khắc phục tình trạng này? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc trên.
1. Triệu chứng đau lưng sau khi bê đồ nặng
Đau lưng do bê đồ nặng sẽ có hai cơ chế biểu hiện như sau:
- Khiêng vật nặng bị đau lưng do chấn thương cơ học: Triệu chứng đau nhức, sưng tấy hoặc bầm tím ở vùng thắt lưng xuất hiện khi bạn thực hiện các động tác động tác đột ngột, bê vác đồ không đúng tư thế, mang vác quá sức… Cơn đau tăng lên khi bạn vận động hoặc di chuyển.
- Khiêng vật nặng bị đau lưng do bệnh lý: Một số bệnh lý có thể khiến bạn bị đau lưng khi bê đồ đó là: lồi, lệch đĩa đệm, thoái hóa khớp, đau thần kinh tọa,… Biểu hiện thường gặp của các bệnh lý này là các cơn đau đau cấp tính kéo dài. Ban đầu, có thể sẽ chỉ đau âm ỉ không đáng kể, tuy nhiên nếu không được phát hiện và chữa kịp thời có thể gây đau nhức thường xuyên hơn kể cả khi đi lại.
2. Nguyên nhân đau lưng khi bê đồ nặng
Vậy những nguyên nhân nào khiến triệu chứng đau lưng xuất hiện khi bê đồ nặng? Có thể chia thành 2 nguyên nhân chính như sau:
2.1. Do bê đồ nặng đột ngột
Bê đồ nặng đột ngột và sai tư thế có thể khiến bạn bị đau lưng, bởi lúc này vùng xương chậu bất ngờ phải chịu áp lực lớn dẫn đến tổn thương. Đau lưng là triệu chứng thường xuyên xuất hiện khi vùng cột sống thắt lưng phải gánh chịu trọng lượng từ cơ thể.
Bởi vậy, khi thực hiện động tác bê vác đồ nặng mà bạn không có sự chuẩn bị, cơ thể sẽ sinh ra phản ứng bằng cách co các cơ lại để tự bảo vệ. Sự co cơ này sẽ làm giải phóng những hóa chất trung gian gây đau lưng.
2.2. Do thường xuyên làm việc nặng
Một nguyên nhân khác dẫn đến triệu chứng đau lưng đó là do tính chất công việc. Khi bạn thường xuyên thực hiện những động tác quá sức, khiến vùng cột sống liên tục chịu áp lực trong thời gian dài sẽ gây ra các tổn thương ở khu vực đĩa đệm. Các bệnh có thể gặp như: thoát vị đĩa đệm, gai đốt sống hoặc thoái hóa đốt sống.
Những cơn đau do nguyên nhân này thường bắt đầu ở rễ thần kinh trong ống tủy rồi lan sang lỗ liên hợp của đốt sống và biểu hiện ra ngoài bằng triệu chứng đau lưng. Cơn đau này thường diễn ra dai dẳng và có thể lan ra toàn bộ vùng thắt lưng, cánh tay…
3. Cần làm gì khi bị đau lưng bê đồ nặng
Để có thể giảm thiểu triệu chứng đau lưng khi bê vác vật nặng, bạn cần áp dụng những biện pháp sau:
3.1. Nằm nghỉ ngơi thư giãn
Khi bê vật nặng và có biểu hiện đau lưng, bạn cần ngay lập tức dừng việc đang làm và nằm nghỉ ngơi để các dây chằng và cột sống được thư giãn, nhanh hồi phục. Trong thời gian bị đau, cần hạn chế di chuyển và làm công việc nặng. Bên cạnh đó có thể đi lại nhẹ nhàng để cơ bắp được thả lỏng.
Để giảm đau nhức, bạn nên nằm ngửa, thả lỏng người trên mặt phẳng cứng, tránh dùng đệm mềm vì sẽ gây đè ép vào các mạch máu và cơ. Sử dụng một chiếc gối mỏng lót dưới cột sống cổ, một chiếc kê dưới lưng và một chiếc kê dưới kheo, nhẹ nhàng xoay nghiêng người. Bạn cứ làm liên tục như vậy trong khoảng hai đến ba ngày sẽ giúp cải thiện đáng kể tình trạng đau lưng sau khi mang vác vật nặng.
3.2. Xoa bóp và massage
Một biện pháp khác để bạn có thể cải thiện triệu chứng đau lưng khi bê đồ nặng đó chính là xoa bóp và massage. Bạn sử dụng tay xoa bóp hoặc day nhẹ nhàng vào hai bên cột sống khoảng chừng 30 phút để hỗ trợ kích thích các huyệt đạo. Từ đó cơ thể sẽ giảm bớt tình trạng đau nhức, co cứng xương khớp hay căng cơ.
Biện pháp xoa bóp và massage này không chỉ hỗ trợ giảm đau khi bị đau lưng do bê vác vật nặng, mà còn thúc đẩy tăng cường tuần hoàn máu, tan máu bầm và giảm đau lưng về sau. Tuy nhiên, người thực hiện cần lưu ý thực hiện đúng cách và đúng kỹ thuật mới đem lại hiệu quả cao. Nếu áp dụng biện pháp xoa bóp này một cách tùy tiện, không đúng cách, bạn có thể bị đau nặng hơn, mệt mỏi hoặc thậm chí là bủn rủn chân tay.
3.3. Áp dụng biện pháp chườm
Chườm nóng hoặc chườm lạnh là biện pháp được sử dụng để làm giảm cơn đau khi các mô hay cơ bị tổn thương. Ngay khi có biểu hiện đau lưng, bạn nên dùng một túi nước nóng ở nhiệt độ vừa phải hoặc một chiếc khăn ấm để chườm lên vùng lưng đang bị tổn thương, giúp cơ được làm mềm và mạch máu được lưu thông tốt hơn. Sau đó, cơn đau sẽ từ từ giảm dần.
Tuy nhiên, biện pháp chườm nóng chỉ nên được áp dụng trong vòng 24 giờ đầu tính từ khi cơn đau lưng xuất hiện. Sau 24 giờ, bạn cần dùng khăn mềm, ủ gói đá lạnh vào chườm để giảm đau lưng và xoa dịu mạch máu sẽ hiệu quả hơn rất nhiều.
3.4. Thuốc giảm đau
Thuốc giảm đau chính là biện pháp cuối cùng để bạn có thể làm giảm các cơn đau ở vùng lưng khi bê đồ nặng. Tuy đây là biện pháp có thể làm giảm nhanh các cơn đau nhưng không được khuyến khích nhiều. Bởi thuốc giảm đau có thể gây ra các tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe. Bên cạnh đó, thuốc giảm đau cũng chỉ có tác dụng tạm thời và có thể khiến bệnh nặng hơn nếu quá phụ thuộc vào thuốc.
4. Phòng ngừa đau lưng khi bê vác đồ nặng như thế nào?
Một số cách để bạn có thể phòng ngừa triệu chứng đau lưng khi bê vác đồ nặng đó là:
- Bạn chỉ nên bê những đồ vật có trọng lượng phù hợp với sức khỏe và khả năng của mình.
- Khi bê vật nặng, bạn cần chọn cho mình đường di chuyển thoáng, bằng phẳng, tránh những “ổ gà” và những đoạn đường có chỗ mấp mô.
- Khi bê đồ nặng, luôn ôm sát đồ vào người, chỉ nên sử dụng cơ bắp, cử động của chân, đùi và tay.
- Không nên ngả người quá nhiều khi bê đồ, không sử dụng lưng để đẩy vật nặng từ dưới lên trên.
- Cần thực hiện tư thế bê vật nặng đúng như sau: Đứng ở vị trí sát vật cần được bê, hạ thấp đầu gối xuống, hai chân dang rộng bằng vai, giữ cơ thể ở trạng thái vững. Thực hiện nâng vật cần bê một cách dứt khoát. Phần lưng, hông và đầu gối hơi uốn nhẹ để lấy đà. Tuyệt đối không khom lưng hay còng lưng để bê đỡ vật nặng. Điều này để tránh cột sống của bạn không bị chịu áp lực quá nhiều dẫn đến tổn thương.
- Khi thực hiện bê vác vật nặng, bạn nên mặc bộ quần áo thoải mái, không nên mặc quần áo quá chật, không đi giày cao gót,… khiến cơ thể khó vận động và điều chỉnh tư thế khi khuân vác.
- Đối với những vật nặng hình trụ dài nên có người hỗ trợ cùng bê.
- Đối với những vật hình tròn, bạn có thể di chuyển đồ vật bằng cách lăn đồ chứ không nên bê vác.
Bên cạnh việc áp dụng những biện pháp kể trên để tránh đau lưng khi bê vật nặng, bạn cũng có thể sử dụng thêm sản phẩm thực phẩm chức năng để hệ xương phát triển khỏe mạnh hơn. Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều sản phẩm hỗ trợ tăng cường sức khỏe xương khớp. Trong đó những sản phẩm được nhiều gia đình tin dùng có chứa những thành phần an toàn như Canxi nano, Vitamin D3 và MK7 (hay còn được gọi là vitamin K2). Đây là các dưỡng chất thiết yếu và quan trọng góp phần giúp xương trở nên chắc khỏe, dẻo dai, hỗ trợ làm chậm quá trình mất xương, thoái hóa xương và loãng xương.
Bởi vậy những sản phẩm có dược chất trên, không chỉ phù hợp với những người khi bê đồ nặng bị đau lưng mà còn có thể dùng cho những người trên 18 tuổi, đặc biệt là những người:
- Bị suy giảm mật độ xương, đau nhức hay gãy xương.
- Bị loãng xương hoặc có nguy cơ bị loãng xương.
Hy vọng những thông tin trên đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về nguyên nhân và cách phòng tránh hiện tượng đau lưng khi mang vác vật nặng. Chúc bạn sức khỏe!
Phần tiếp theo: Đau lưng không cúi được phải làm sao?
Nguồn tham khảo
- [1] Lower Back Pain from Lifting Something Heavy. https://www.discspine.com/back-stories/lower-back-pain-from-lifting-something-heavy/
- [2] How To Fix Lower Back Pain From Lifting. https://healthmatch.io/lower-back-pain/how-to-fix-lower-back-pain-from-lifting
Từ khóa » Sơ đồ đau Lưng
-
Đau Lưng: Vị Trí, Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Tham Khảo Hướng điều Trị
-
Đau Lưng: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Chẩn đoán
-
Đau Lưng Dưới: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Chẩn đoán, điều Trị
-
Chấn Thương Lưng & Cột Sống Và Phương Pháp điều Trị
-
Đau Vùng Thắt Lưng - Nguyên Nhân Và Cách Phòng Ngừa | Vinmec
-
Đau Thắt Lưng: Nguyên Nhân, Cách điều Trị Và Phòng Ngừa
-
Đau Lưng: Triệu Chứng, Nguyên Nhân Và Cách điều Trị
-
Vị Trí đau Lưng Xác định Bệnh Lý Nhanh, Chính Xác
-
Đau Lưng Bên Trái Biểu Hiện Bệnh Gì? Cách...
-
Cách Chữa đau Lưng Tại Nhà Hiệu Quả Tốt Nhất...
-
Phòng Bệnh đau Lưng
-
[PDF] Đau Lưng Dưới Cấp Tính
-
Đau Lưng Dưới Bên Trái Gần Mông Là Dấu Hiệu Bệnh Gì?