Giải Pháp đáp ứng Tiêu Chuẩn Basel II Về Quản Trị Rủi Ro Tại Các Ngân ...
Có thể bạn quan tâm
TCDN - Rủi ro hoạt động phát sinh do hệ thống thông tin không hiệu quả, do sai sót kỹ thuật, những sai phạm trong kiểm soát nội bộ, những thay đổi không định trước hay những vấn đề về hoạt động khác có thể dẫn đến mất mát hay những vấn đề về danh tiếng.
Tóm tắt
Quản trị rủi ro hoạt động (QTRRHĐ) đóng vai trò quan trọng đối với việc phát triển bền vững của ngân hàng tại các quốc gia đang phát triển trên thế giới nói chung và trong khu vực châu Á nói riêng, bởi đây là loại rủi ro có mặt trong hầu hết các hoạt động của ngân hàng nhưng khó lường nhất. Hiện nay, nhiều ngân hàng trên thế giới đã áp dụng các biện pháp hiện đại để QTRRHĐ theo các tiêu chuẩn của Basel II và các biện pháp này có thể áp dụng cho các NHTM Việt Nam.
Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá thực trạng đáp ứng yêu cầu Basel II của các ngân hàng thương mại Việt Nam và đưa ra một số khuyến nghị để tăng cường khả năng đáp ứng được mục tiêu cuối cùng của các ngân hàng là đảm bảo an toàn vốn và tuân thủ với chuẩn mực quốc tế Basel II.
1. Đặt vấn đề
Rủi ro hoạt động phát sinh do hệ thống thông tin không hiệu quả, do sai sót kỹ thuật, những sai phạm trong kiểm soát nội bộ, những thay đổi không định trước hay những vấn đề về hoạt động khác có thể dẫn đến mất mát hay những vấn đề về danh tiếng. Phạm vi và thời gian xảy ra RRHĐ rất rộng lớn. Chúng gây ra những khoản lỗ lớn nhất trong thị trường quốc tế. Các thông lệ tốt nhất ngày càng chú trọng tới việc đo lường RRHĐ - khả năng xảy ra một sự kiện và tác động tài chính của sự kiện đó.
Theo Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng (2004) định nghĩa thì “Rủi ro hoạt động là rủi ro xảy ra trong quá trình tác nghiệp do các nguyên nhân: con người; sự không đầy đủ, vận hành không tốt các quy trình; hệ thống; các sự kiện khách quan bên ngoài. RRHĐ bao gồm cả rủi ro pháp lý nhưng loại trừ về rủi ro chiến lược và rủi ro uy tín”. Định nghĩa Basel rõ ràng dựa trên nguyên nhân gây ra RRHĐ chứ không phải là kết quả của RRHĐ.
Về quan điểm quản trị rủi ro theo Basel II, “Quản trị rủi ro là một quá trình liên tục cần được thực hiện ở mọi cấp độ của một tổ chức tài chính và là yêu cầu bắt buộc để các tổ chức tài chính có thể đạt được các mục tiêu đề ra và duy trì khả năng tồn tại và sự minh bạch về tài chính”. Chúng ta có thể hiểu QTRRHĐ là quá trình TCTD tiến hành các hoạt động tác động đến RRHĐ, bao gồm việc thiết lập cơ cấu tổ chức, xây dựng hệ thống các chính sách, phương pháp quản lý RRHĐ để thực hiện quá trình quản lý rủi ro đó là xác định, đo lường, đánh giá, quản lý, giám sát và kiểm tra kiểm soát RRHĐ nhằm bảo đảm hạn chế tới mức thấp nhất rủi ro xảy ra.
Theo các nghiên cứu của Roberts (1999), Hasanali (2002) Galorath (2006) (trích dẫn trong Lê Thị Vân Khanh, 2016) đều cho rằng cơ cấu tổ chức quản trị rủi ro và phương pháp đo lường rủi ro là các nhân tố quan trọng trong hệ thống QTRR.
Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng (2003) cũng đã tổng kết 4 vấn đề chính bao hàm 10 nguyên tắc vàng trong QTRRHĐ và khuyến nghị các ngân hàng cần thực hiện. Trên cơ sở các nguyên tắc này, nội dung QTRRHĐ tập trung vào khung QTRRHĐ và quy trình QTRRHĐ. Nội dung bài nghiên cứu tập trung vào mô hình và các phương pháp đo lường QTRRHĐ.
2. Đánh giá hiện trạng đáp ứng yêu cầu Basel II của các ngân hàng thương mại Việt Nam
2.1. Công tác quản trị rủi ro tại các ngân hàng thương mại
2.1.1. Tình hình triển khai Basel II ở Việt Nam
Hiện hầu hết các ngân hàng đến nay đã áp dụng tỷ lệ an toàn vốn theo phương pháp tiêu chuẩn của Basel II, có 18 ngân hàng thương mại (NHTM) đã áp dụng trước thời hạn do Ngân hàng Nhà nước (NHNN) quy định. NHNN cũng đã xây dựng cơ sở pháp lý cho việc triển khai trụ cột 2 của Basel II.
Danh sách 18 NHTM đạt chuẩn Basel II gồm: VIB, Vietcombank, MB Bank, Techcombank, ACB, MSB, HDBank, OCB, VPBank, VietBank, Vietcombank, VietCapitalBank, SeABank, ShinhanBank, LienVietPostBank, NamABank, Standard Chartered Việt Nam và BIDV.
Đáng chú ý, VIB là ngân hàng đầu tiên được công nhận đạt chuẩn Basel II, sau đó mới đến các tên tuổi lớn như Vietcombank, MBBank, VPBank hay BIDV cũng chỉ mới được công nhận đạt chuẩn Basel II vào cuối năm 2019, sau khi chính thức đón nhận dòng vốn từ cổ đông chiến lược KEB Hana Bank.
Triển khai chuẩn mực Basel II được coi là giải pháp có tính chiến lược, thay đổi về chất, tạo nền tảng giúp cho hệ thống ngân hàng Việt Nam đầy đủ năng lực đáp ứng yêu cầu phát triển và hội nhập. Ngay từ những năm 2014 NHNN đã phê duyệt lộ trình triển khai thực hiện Basel, lựa chọn 10 ngân hàng trong nước triển khai thí điểm Basel II, tiến tới triển khai áp dụng Basel II đối với tất cả các ngân hàng trong nước.
10 ngân hàng triển khai thí điểm Basel II gồm: Vietcombank, Vietinbank, BIDV, VPBank, Techcombank, VIB, MSB, MBBank, Sacombank, ACB. Đồng thời, NHNN đã ban hành khung khổ pháp lý cần thiết hướng dẫn các ngân hàng thực hiện đầy đủ các trụ cột của Basel II, thể hiện tại Đề án cơ cấu lại hệ thống các TCTD gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-2020 (Đề án 1058).
Thực tiễn thực thi cho thấy, các ngân hàng nhỏ dễ "xoay xở" hơn để đáp ứng chuẩn mực Basel II khi so với các ngân hàng lớn. Lợi thế của ngân hàng nhỏ là tái cấu trúc hoạt động và danh mục đầu tư dễ dàng hơn. Cùng với đó, để huy động một lượng vốn vừa phải cũng đơn giản hơn là huy động lượng vốn lớn để đáp ứng tỷ lệ an toàn vốn.
Theo quy định tại Thông tư 13/2010/TT-NHNN và Thông tư 36/2014/TT-NHNN, TCTD phải duy trì tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu 9% giữa vốn tự có so với tổng tài sản “Có” rủi ro theo Basel I.
Việc triển khai Basel II đòi hỏi kỹ thuật phức tạp, sự đầu tư lớn về tài chính, nguồn nhân lực, hệ thống công nghệ thông tin, năng lực thanh tra. NHNN đã ban hành Thông tư 41/2016/TT-NHNN và Thông tư 13/2018/TT-NHNN để triển khai 3 trụ cột theo phương pháp tiêu chuẩn Basel II.
Bài toán về vốn vẫn đang là vướng mắc lớn để các ngân hàng đạt được yêu cầu, đáp ứng chuẩn Basel II, đặc biệt trong bối cảnh thị trường chứng khoán gần đây diễn biến không thuận lợi, trong khi các ngân hàng vẫn đang tập trung xử lý nợ xấu của nhiều năm trước.
Cuối năm 2019 NHNN đã phải lùi thời gian cho các ngân hàng chưa áp dụng đầy đủ các tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu theo chuẩn Basel II đến trước ngày 1/1/2023 thay vì 1/1/2021. Điều này còn trở nên khó khăn hơn khi hiện nay ngân hàng lại phải dành nguồn lực để cơ cấu lại nợ, giảm lãi, giảm phí hỗ trợ khách hàng và nền kinh tế vượt qua đại dịch COVID-19.
Dịch bệnh COVID-19 đang kéo lùi kế hoạch kinh doanh của nhiều ngân hàng, đa số các ngân hàng đều có chung kịch bản là giảm lợi nhuận, tăng trích lập dự phòng, nợ xấu tăng. Khi dịch bệnh ảnh hưởng tới kinh tế của cả thế giới và Việt Nam thì vấn đề tăng vốn của các ngân hàng lại càng khó khăn hơn khi họ phải sớm thắt lưng buộc bụng, giảm chi phí hoạt động. Cùng với đó lợi nhuận cũng đứng trước nguy cơ tăng trưởng âm hoặc đứng ở mức thấp so với những năm trước.
2.2. Khó khăn khi triển khai ở Việt Nam
Khó khăn đầu tiên đó là chi phí triển khai lớn vì yêu cầu phải có các hệ thống phần mềm để tính toán CAR (phải có thì mới làm được), các phần mềm quản lý rủi ro (không hẳn là bắt buộc nhưng có thì tốt hơn rất nhiều), chi phí thuê tư vấn hoặc nhân sự có kinh nghiệm.
Hơn nữa, tình hình dữ liệu chính là cản trở lớn nhất trong việc tính CAR vì quy định tính CAR theo Thông tư 41 phải chi tiết tới từng khoản vay của khách hàng (RRTD), từng giao dịch (RRTT). Hiện tại nhiều trường thông tin yêu cầu còn thiếu hoặc chất lượng rất thấp.
Song song quá trình triển khai quản trị rủi ro, trình độ nhân sự chưa thực sự đáp ứng do các kiến thức về Basel II còn rất mới ở Việt Nam nên đối với nhiều NH, nhân sự chưa đủ năng lực, cần được đào tạo thêm.
Về rủi ro hoạt động
Thông tư 41 chỉ tập trung vào tính vốn yêu cầu tối thiểu. Cách tính vốn cho RRHĐ theo phương pháp tiêu chuẩn tương đối đơn giản, các NH có thể tự làm được mà không gặp nhiều khó khăn. Nhưng tính vốn mới chỉ là một nội dung rất nhỏ của quản trị RRHĐ. Các yêu cầu về thực hiện QTRRHĐ theo Basel II thì lại chưa được NHNN quy định. Basel II có yêu cầu các NH thực hiện QTRRHĐ theo văn bản của Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng (2003), đây được coi là văn bản của Ủy ban Basel với sự hướng dẫn đầy đủ về yêu cầu QTRRHĐ, từ đó các ngân hàng có thể tham chiếu thực hiện.
Tóm lại, trên thực tế ở Việt Nam mới chỉ có các NH lớn chú trọng đến QTRRHĐ. Các ngân hàng đã triển khai các dự án và xây dựng khung QTRRHĐ khá bài bản là VCB, VTB, TCB, MSB. Tuy nhiên việc áp dụng khung và các biện pháp QTRRHĐ vẫn còn khoảng cách so với yêu cầu Basel II, còn tại hầu hết các NH nhỏ, chức năng QTRRHĐ hoạt động khá yếu hoặc chưa được chú trọng.
3. Một số khuyến nghị và gợi ý giải pháp
Để đạt được mục tiêu đáp ứng tiêu chuẩn Basel II cho việc QTRRHĐ, bản thân các ngân hàng và cơ quan chủ quản là NHNN cần có quyết tâm và kiên trì “bám sát” hơn nữa trong việc triển khai. Các nhóm giải pháp cần được thực hiện đồng bộ và linh hoạt để đem lại hiệu quả thực tế cho công tác quản trị RRHĐ:
3.1. Nhóm giải pháp đối với cơ quan quản lý nhà nước
Ngân hàng Nhà nước cần thành lập một tổ nghiên cứu các tiêu chuẩn Basel II (và các tiêu chuẩn Basel III), theo đó có lộ trình ban hành các quy định cụ thể, bám sát các tiêu chuẩn này cũng như các phương pháp thực hiện, hướng đến một bộ quy chuẩn đầy đủ theo Basel II (và Basel III trong tương lai) để các ngân hàng thương mại thực hiện.
Bên cạnh việc ban hành các văn bản quy định về tiêu chuẩn QTRRHĐ theo Basel II phù hợp với năng lực và thực tiễn hoạt động của các ngân hàng Việt Nam, NHNN cần tổ chức các hoạt động đánh giá thường xuyên để đảm bảo việc triển khai của các ngân hàng đáp ứng được các yêu cầu của tiêu chuẩn. Đối với khuyến nghị này, tác giả nhấn mạnh rằng, việc đánh giá không chỉ dừng ở việc chỉ ra các điểm chưa phù hợp, chưa đáp ứng mà còn theo dõi và đánh giá lại để đảm bảo các điểm chưa phù hợp được xử lý và kết quả xử lý đáp ứng được yêu cầu đề ra.
Không những thế, tác giả nhận thấy việc xây dựng một cơ sở dữ liệu về các sự kiện RRHĐ cũng như các tổn thất RRHĐ cấp quốc gia là một yêu cầu cấp bách, nên được NHNN thực hiện ngay, qua thời gian cơ sở dữ liệu này sẽ được bổ sung và hoàn chỉnh bởi NHNN và tất cả các NHTM, từ đó giúp NHNN có những chính sách phù hợp nhằm ổn định hệ thống ngân hàng.
Bên cạnh đó, NHNN nên có cơ chế khuyến khích đối với các NHTM chủ động trong việc áp dụng các tiêu chuẩn QTRRHĐ trước thời hạn và/hoặc trước khi NHNN yêu cầu, chẳng hạn các cơ chế về room tín dụng, cơ chế về mạng lưới giao dịch,… Để hiệu quả hơn thì cơ quan quản lý cần giữ vai trò đầu tàu trong việc tổ chức các diễn đàn như các hiệp hội, các hội thảo trao đổi kinh nghiệm trong và ngoài nước,… để giúp các ngân hàng thành viên có thể học tập kinh nghiệm của nhau cũng như kinh nghiệm quốc tế về việc triển khai Basel II. Nhóm tác giả khuyến nghị rằng, để thực hiện được vai trò đầu tàu này, NHNN cần thành lập hoặc ít nhất là giao trách nhiệm cụ thể cho một đơn vị chuyên trách về triển khai Basel II, nếu cần có thể sử dụng cả nguồn lực tư vấn để có thể tập hợp được các kinh nghiệm triển khai của các nước để thực hiện được vai trò dẫn dắt, hỗ trợ và giám sát.
3.2. Nhóm giải pháp đối với các ngân hàng
Để thực hiện được mô hình quản trị rủi ro và áp dụng các phương pháp đo lường phù hợp, cần xây dựng văn hóa quản trị rủi ro xuyên suốt trong hệ thống. Đối với HĐQT và Ban TGĐ: cần xác định RRHĐ có thể xảy ra ngay tại ngân hàngmình, đó không phải ‘câu chuyện’ của Ngân hàng A hay Ngân hàng B…, vì vậy việc xây dựng văn hoá QTRRHĐ, trong đó nâng cao trách nhiệm của các cấp lãnh đạo phải là định hướng chủ chốt đối với việc quản trị rủi ro của HĐQT cũng như Ban TGĐ ngân hàng.
Để triển khai được QTRRHĐ một cách mạnh mẽ và đáp ứng các tiêu chuẩn của Basel II, sự ủng hộ của HĐQT đối với các dự án, sáng kiến QTRRHĐ cũng như thể hiện vai trò “làm gương” là yếu tố then chốt đảm bảo sự thành công. Đối với bộ phận QTRRHĐ tại các NHTM, để thực hiện được chiến lược quản trị rủi ro của HĐQT và lãnh đạo cấp cao đề ra, cần thực hiện:
Thứ nhất, cần tự trang bị các kiến thức về nghiệp vụ ngân hàng cũng như nghiệp vụ QTRRHĐ để hiểu được các vướng mắc của các đơn vị nghiệp vụ trong quá trình triển khai QTRRHĐ và thông qua đó có các phương án phù hợp giúp các đơn vị nhận biết, đánh giá và giảm thiểu rủi ro và do đó thể hiện được giá trị của việc QTRRHĐ đối với đơn vị.
Thứ hai, cần linh hoạt trong cách tiếp cận triển khai các công cụ và phương pháp QTRRHĐ trong đó chú trọng đến việc đưa ra các phương án “quyck- in” để có thể có tác động nhanh chóng và trực quan để có thể giúp thuyết phục các đơn vị cùng phối hợp triển khai.
Thứ ba, bên cạnh việc triển khai các biện pháp “quyck- in”, việc chuẩn bị cơ sở hạ tầng cho việc áp dụng các tiêu chuẩn Basel II cho các tiếp cận tiên tiến cũng cần phải được xây dựng thành các kế hoạch hành động cụ thể, phân công trách nhiệm và thời hạn rõ ràng. Cơ sở hạ tầng bao gồm các cấu phần chính sau: (i) Cơ sở dữ liệu về các thông tin tổn thất, (ii) Nguyên tắc kế toán phân bổ vốn các phân khúc kinh doanh phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế để từ đó hình thành kho dữ liệu (Data Warehouse) cho RRHĐ; (iii) Phần mềm quản trị RRHĐ với các thành phần chính: nhập thông tin tổn thất, đánh giá rủi ro và kiểm soát và theo dõi các chỉ số rủi ro chính.
Cuối cùng là tăng cường phối hợp với các đơn vị cùng tuyến kiểm soát (kiểm soát nội bộ, kiểm toán nội bộ, an ninh thông tin, bảo mật CNTT, rủi ro CNTT) để chia sẻ quan điểm, dữ liệu và kết hợp xử lý các vấn đề rủi ro của ngân hàng. Đối với cán bộ nhân viên các NHTM, đặc biệt các cán bộ nhân viên tại các đơn vị kinh doanh, cần xác định QTRRHĐ là một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, song song việc thực hiện các chỉ tiêu kinh doanh. Một hệ thống quản trị rủi ro tốt là hệ thống được thực hiện từ chính các cá nhân trực tiếp kinh doanh tại cơ sở.
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Basel Committee for Banking Supervision (2003), Sound Practices for the Management and Supervision of Operational Risk, Available on http://www.bis.org/publ/bcbs96.pdf
2. Basel Committee for Banking Supervision (2004), International Convergence of Capital Measurement and Capital Standards, Available on http://www.bis.org/publ/bcbs107.pdf
3. Bangko Sentral ng Pilipinas - BSP (2017), Regulations, Implementation of Basel Standards in the Philippines, Khai thác từ http://www.bsp.gov.ph/regulations/implementation.asp
4. Blunden, T., & Thirlwell, J. (2012), Mastering Operational Risk: A practical guide to understanding operational risk and how to manage it, Pearson UK.
5. Chapelle, A., Crama, Y., Hubner, G., & Peters, J. P. (2004), Basel II and Operational Risk: Implications for risk measurement and management in the financial sector.
NCS. Lê Thị Thu Trang
Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội
Từ khóa » Tiêu Chuẩn Basel 2 Là Gì
-
Tổng Quan Basel II - Ngân Hàng Nhà Nước
-
Hiệp ước Vốn Basel II Là Gì? Mục Tiêu Và Nội Dung Của Basel II
-
Basel 2 Là Gì? Đặc điểm Và Chuẩn Mực Basel 2
-
Hiệp ước Vốn Basel II Là Gì? Nội Dung Của Basel II - VietnamBiz
-
Hiệp ước Vốn Basel II Là Gì? Nội Dung Của Basel II - Wiki Hỏi Đáp
-
Triển Khai Tốt Basel 2 Giúp Hệ Thống Ngân Hàng Phát Triển Lành Mạnh
-
Bền Vững: SHB áp Dụng Sớm ICAAP – Hoàn Thành Toàn Bộ 03 Trụ ...
-
Áp Dụng 3 Trụ Cột Basel II, Nam A Bank Hướng Tới Chuẩn Mực Basel III
-
Tái Cấu Trúc Tổ Chức Kinh Doanh Chứng Khoán - Chi Tiết ấn Phẩm
-
Basel II ở Việt Nam: Thực Trạng Và Giải Pháp - Chi Tiết Tin
-
Triển Khai Hiệp ước Basel II Tại Việt Nam Và Một Số Giải Pháp
-
[PDF] Những Vấn đề Quan Tâm để Triển Khai Basel II Trong Quản Trị Rủi Ro Tín
-
Hiệp ước Vốn Basel II Là Gì? Nội Dung Của Basel II