Giải Pháp để Bảo Vệ Mạch Nước Ngầm - Cách Lọc Nước Tiên Tiến Nhất
Có thể bạn quan tâm
Xem nhanh
- Nước ngầm là gì?
- Mạch nước ngầm là gì?
- Giải pháp để bảo vệ mạch nước ngầm
- Chọn vị trí phù hợp
- Phát huy tính tự giác và ý thức
- Kiểm tra giám sát thường xuyên
- Liên hệ tư vấn xử lý mạch nước ngầm hiệu quả
Giải pháp để bảo vệ mạch nước ngầm là vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Như chúng ta đã biết, nước chiếm tới 97% diện tích bề mặt Trái Đất. Tuy nhiên nguồn nước phục vụ cho mục đích sinh hoạt của người dân còn nhiều thiếu thốn. Đặc biệt là trước tình trạng nguồn nước đang bị ô nhiễm như hiện nay, người dân không có nguồn nước sạch để sử dụng.
Tình trạng thiếu nước gây nên những khó khăn lớn trong việc cấp nước sinh hoạt cũng nước phục vụ cho hoạt động phát triển kinh tế – xã hội. Do đó, bảo vệ nguồn nước nói chung và xử lý nước ngầm nói riêng là điều vô cùng quan trọng và cần thiết ở thời điểm này.
Nước ngầm là gì?
Nước ngầm là một dạng nước được phân bổ dưới bề mặt đất và được tích trưc trong các không gian rỗng của đất, cũng như trong những khe nứt của các lớp đất đá trầm tích có sự liên thông với nhau. Do đó nước ngầm còn được gọi là một dạng nước dưới đất.
Cơ chế hình thành nước ngầm là do nước trên mặt đất và trong ao hồ, sông, suối, biển cả dưới tác động của ánh nắng mặt trời bị bốc hơi bay lên không trung, gặp lạnh tạo thành hơi nước và kết lại thành từng hạt mưa rơi xuống mặt đất.
Một phần nước mưa tiếp tục đổ vào ao, hồ, sông, suối…một phần bốc hơi qua mặt nước, mặt đất, một phần sẽ ngấm xuống đất và đến tầng đất không thấm sẽ tích tụ lại thành các tầng nước ngầm.
Vậy tầng nước ngầm là gì? Hiểu một cách đơn giản, tầng nước ngầm là các tầng nước được hình thành dưới bề mặt đất; cấu trúc của một tầng nước ngầm thường được chia thành các tầng sau:
- Bề mặt trên: Còn gọi là gương nước ngầm hoặc mực nước ngầm.
- Bề mặt dưới: Còn gọi là đáy nước ngầm, nơi tiếp xúc với tầng đất đá cách thủy.
- Tầng thông khí: Nằm ở trên tầng nước ngầm, là tầng đất đá vụn bở không chứa nước thường xuyên.
- Viền mao dẫn: Chính là lớp mao dẫn được phát triển ngay trên mặt nước ngầm.
- Tầng không thấm: Chính là tầng đất đá không thấm nước.
Đặc điểm của nước ngầm là nhiệt độ và thành phần hóa học ít thay đổi theo thời gian, độ đục thấp và thường chứa ít vi khuẩn (ngoại trừ trường hợp nguồn nước ngầm bị ảnh hưởng của nước bề mặt). Nước ngầm theo thời gian có thể theo dòng chảy, chảy ra ngoài hoặc chảy lên trên.
Mời bạn xem thêm về : Nước cấp là gì
Hoặc tham khảo : Nước sinh hoạt có mùi hôi
Mạch nước ngầm là gì?
Trên thực tế, khái niệm nước ngầm và mạch nước ngầm là có sự tương đồng với nhau. Theo đó, mạch nước ngầm chính là một lượng nước lớn được tích trữ ở trong lòng đất và cũng được lưu lại tại các không gian rỗng của đất, tạo ra các lớp đất đá trầm tích. Một số nghiên cứu khẳng định rằng, mạch nước ngầm có thể phân bố ở khắp mọi nơi trên toàn cầu, từ đồng bằng đến sa mạc hay vùng cao.
Tại Việt Nam, đa số hầu hết người dân đều sử dụng nước ngầm để phục vụ cho mục đích sinh hoạt hằng ngày. Nguồn nước ngầm tương đối dồi dào nhưng tình trạng ô nhiễm môi trường nước nói chung, ô nhiễm nước ngầm nói riêng ở nước ta đang là vấn đề đáng báo động nhất hiện nay.
Thông tin từ Tổng cục Môi trường, nguồn nước ngầm ở hầu hết các đô thị lớn, đặc biệt là thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đều bị ô nhiễm. Theo kết quả quan trắc đã phát hiện chỉ số kim loại nặng trong nước ngầm cao hơn nhiều lần so với mức độ cho phép, ví dụ như hàm lượng amoni, asen, chất hữu cơ.
Sử dụng nước ngầm bị nhiễm các thành phần nêu trên đã gây ra những thiệt hại nghiêm trọng cho con người. Cụ thể, mỗi năm Việt Nam có tới 9.000 trường hợp tử vong, 20.000 người mắc bệnh ung thư mà nguyên nhân chủ yếu là do ô nhiễm nguồn nước. Để ngăn chặn tình trạng này, việc tìm kiếm các giải pháp để bảo vệ mạch nước ngầm là vô cùng cấp thiết.
Giải pháp để bảo vệ mạch nước ngầm
Bảo vệ mạch nước ngầm cần tiến hành triển khai các giải pháp phù hợp với tình hình thực tế phát triển kinh tế – xã hội và bảo vệ môi trường của từng địa phương. Dưới đây là một số giải pháp để bảo vệ mạch nước ngầm:
Xem thêm: Sơ đồ công nghệ xử lý nước cấp hiện nay - và công nghệ tiên tiếnChọn vị trí phù hợp
Khi khoan giếng cần chọn vị trí cách xa khu chăn nuôi, công trình vệ sinh, rãnh thoát nước thải tối thiểu là 7m. Các lỗ khoan hỏng phải được lấp lại đúng quy định để tránh hiện tượng thông tầng gây xâm phạm mặn cùng các chất bẩn xuống tầng nước đang khai thác. Thi công khoan giếng phải bảo đảm đúng kỹ thuật và môi trường để tránh sự thẩm thấu các chất gây ô nhiễm dọc vách giếng xuống dưới.
Gạch hóa và bê-tông hóa các chuồng, trại chăn nuôi, các khu vệ sinh trong các hộ gia đình. Những công trình này nên bố trí xa các lỗ khoan hiện đang khai thác nước. Gạch hóa hoặc bê-tông hóa các cống, rãnh thoát nước thải trong mỗi gia đình đến các hệ thống chung của các cụm dân cư và đến các công trình mương máng thủy lợi.
Ðối với các cơ quan, xí nghiệp chế biến công nghiệp hoặc thực phẩm, nhất thiết phải xây dựng các bể chứa nước thải và áp dụng công nghệ xử lý nước thải thích hợp trước khi đưa thải vào các hệ thống thoát nước chung của khu vực.
Giếng khơi, giếng lọc của các hộ gia đình cần phải được kiên cố hóa bằng gạch hoặc ống bê-tông đúc sẵn ở phần dưới mặt đất. Phần trên mặt đất cần xây dựng tường bao với độ cao thích hợp phòng chống tràn khi mưa lũ và tai nạn rủi ro với người và gia súc.
Phát huy tính tự giác và ý thức
Giáo dục ý thức giác ngộ, huy động dân cư dọn vệ sinh định kỳ đường làng, ngõ xóm, hệ thống cống rãnh; thu gom rác thải vào những nơi quy định để xử lý bằng các giải pháp công nghệ phù hợp thực tế của địa phương.
Nước ngầm là tài nguyên quý, bảo vệ mạch nước ngầm phải được chú trọng trong cả hai khâu khai thác và sử dụng. Vì vậy cần phải tuyên truyền và giáo dục cho mỗi tổ chức, cá nhân có ý thức và các hành động cụ thể về vấn đề này. Tăng cường sự quan tâm của các cấp chính quyền về cả vật chất lẫn tinh thần trong các vấn đề liên quan bảo vệ tài nguyên nước ngầm. Về lâu dài trên phạm vi các cụm dân cư nên xây dựng các cơ sở khai thác tập trung, nước có bể chứa và được xử lý bảo đảm nguồn nước sạch cho người dân.
Xem thêm: Tìm hiểu sự nguy hiểm khi sử dụng nước giếng khoan chưa qua xử lý cùng Công Nghệ METÐối với các thị trấn lớn cần tăng cường khả năng cấp nước của các nhà máy xử lý nước mặt. Để phục vụ đáp ứng nhu cầu nước sinh hoạt của nhân dân nội thị và ven đô. Ðối với các khu vực được xác định không có nước ngầm cần thiết phải khuyến cáo người dân không tiếp tục khoan nước, để khắc phục tình trạng thiếu nước, nên xây dựng các bể chứa nước mưa theo phương pháp truyền thống. Từng bước xây dựng và hoàn thiện quy hoạch khai thác nước ngầm cụ thể cho từng khu vực trên cơ sở tiềm năng khai thác hiện có. Việc khai thác nước ngầm đòi hỏi phải có luận chứng kinh tế – kỹ thuật, được cấp thẩm quyền phê duyệt, đi đôi với việc bảo vệ và cải thiện nguồn nước.
Kiểm tra giám sát thường xuyên
Cần tổ chức thanh tra, giám sát thường xuyên, nhằm hạn chế và tiến tới chấm dứt tình trạng khai thác nước tùy tiện ở trong vùng như hiện nay. Ngăn chặn kịp thời và trong các trường hợp cần thiết phải xử lý nghiêm các tổ chức hoặc cá nhân vi phạm những quy định về khai thác và bảo vệ tài nguyên nước, gây tổn thương đến tầng chứa nước hoặc làm ô nhiễm nước ngầm.
Mời bạn xem thêm về : Nguồn nước sạch là gì
Hoặc tham khảo : Cách làm sạch nước sinh hoạt
Liên hệ tư vấn xử lý mạch nước ngầm hiệu quả
Vấn đề bảo vệ mạch nước ngầm thì xử lý nguồn nước ngầm trước khi đưa vào sử dụng cũng là điều vô cùng cần thiết để bảo vệ sức khỏe của con người. Trong đó, Công nghệ xử lý nước MET đang là một trong những công nghệ xử lý nước hiện đại được sử dụng nhiều nhất hiện nay.
Nếu Qúy độc giả có bất kỳ vấn đề nào cần được giải đáp, vui lòng liên hệ với chúng tôi theo thông tin dưới đây để được hỗ trợ tư vấn miễn phí:
————————————————————————
????????????̂???????? ???????????? ???????????? ????????????̂́???? ???????????? ????????̀???????? ????????????̂???? ????????̣̂:
CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC TA
Địa chỉ: 53 Nguyễn Trãi, Phường Khương Trung, Quận Thanh Xuân, Hà Nội
Website : https://congnghemet.com.vn
Email : congnghexulynuocmet@gmail.com
Hotline & Zalo 24/24: ???????????????? ???????????? ????????????
Post Views: 1.403Từ khóa » Các Biện Pháp Bảo Vệ Nguồn Nước Ngầm
-
Các Biện Pháp Bảo Vệ Nguồn Nước Hiệu Quả
-
Một Số Biện Pháp Bảo Vệ Nguồn Nước Sạch - CDC An Giang
-
Giải Pháp Toàn Diện Hơn Bảo Vệ Nguồn Nước Ngầm
-
Cách Bảo Vệ Nguồn Nước
-
EPA Thực Hiện Các Bước Chính Để Bảo Vệ Nước Ngầm Khỏi Ô ...
-
Nêu Một Số Biện Pháp Sử Dụng Hợp Lí Và Bảo Vệ ...
-
Bảo Vệ Nguồn Nước Từ Những Hành động Nhỏ Mỗi Ngày - Prudential
-
Ninh Bình Giải Pháp Bảo Vệ Nguồn Nước Ngầm
-
Nêu Các Biện Pháp để Bảo Vệ Mạch Nước Ngầm - Nguyễn Thị Thúy
-
Nêu Một Số Biện Pháp Sử Dụng Hợp Lí Và Bảo Vệ Nước Ngầm
-
9 BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC ĐƠN ...
-
Nêu Một Số Biện Pháp Sử Dụng Hợp Lí Và Bảo Vệ ... - Hóa Học THCS
-
5 Biện Pháp Chống ô Nhiễm Nguồn Nước Hiệu Quả, Dễ Thực Hiện