GIẢI PHÁP GIÁO DỤC HỌC SINH CÁ BIỆT

  • Trang nhất
  • Giới thiệu
  • Tin Tức
    • Thông báo
    • Tin tức tổng hợp
    • Hoạt động nhà trường
    • Văn hóa
    • Thế giới
    • Chuyên môn
      • Ban chuyên môn
      • Kế hoạch hoạt động...
        • Tổ Văn - GDCD...
        • Tổ Toán
        • Tổ Lí - Tin ...
        • Tổ Sử - Địa
        • Tổ Ngoại ngữ - TD
        • Tổ Hóa Sinh
    • Đoàn thể
      • Đoàn thanh niên
      • Công Đoàn trường
      • Chi bộ trường
    • Thư giãn
    • Giáo dục
    • Thông báo của Ban...
    • Công nghệ thông tin
    • Chính sách - Chế độ
  • Tài liệu
    • Văn bản Bộ giáo dục
    • Văn bản Sở GD Điện...
    • Văn bản nhà trường
    • Văn bản Ban chuyên...
    • HỆ THỐNG HSCV TRƯỜNG
    • Tài liệu BDTX
      • 111
    • Bài giảng E-Learning
    • Phần mềm
    • Sách điện tử - Ebook
    • Thông điệp cuộc sống
    • Thời khóa biểu
    • Văn bản của Đảng
    • Văn bản UBND Tỉnh...
    • văn bản tuyển sinh
    • BA CÔNG KHAI
  • Văn bản
    • Công văn
    • Thông tư
    • Quyết định
    • Nghị định
    • Thông báo
    • Hướng dẫn
    • Báo cáo
    • Chỉ thị
    • Kế hoạch
  • Thư viện video
    • Văn nghệ
    • Thể thao
    • Học tập
    • User-playlist
  • Thư viện ảnh
    • Hoạt động nhà trường
  • Ba công khai
  • Tìm kiếm
  • Trang nhất
  • Giáo dục
GIẢI PHÁP GIÁO DỤC HỌC SINH CÁ BIỆT
TRƯỜNG THCS & THPT TẢ SÌN THÀNG TỔ TOÁN- LÍ- TIN- CÔNG NGHỆ
GIẢI PHÁP GIÁO DỤC HỌC SINH CÁ BIỆT
*NHỮNG NHẬN ĐỊNH ĐẦU TIÊN
Sự nghiệp giáo dục đào tạo hiện đang được toàn Đảng toàn dân quan tâm.Vai trò của người giáo viên trong nhà trường gắn liền với hai nhiệm vụ: Vừa giảng dạy vừa làm công tác giáo dục.Mục đích là đào tạo ra những học sinh vừa có kiến thức văn hóa,vừa có nhân cách làm người. Gần đây, trên các phương tiện thông tin báo chí, truyền hình đã lên tiếng khá nhiều về tình hình học sinh cá biệt ( HSCB). Vấn dề này đã trở thành mối quan ngại của dư luận, nhất là với gia đình và nhà trường. HSCB, trường nào cũng có. HSCB không nhiều, song lại là “lực cản” rất lớn, thậm trí là thế lực “đen” đe dọa, khống chế những nhân tố tích cực dám đấu tranh bảo vệ lẽ phải ở trong lớp, trong trường. Giáo dục là khoa học nhưng cũng là nghệ thuật. Trước những vụ bạo lực học đường liên tiếp xảy ra gần đây đặt giáo viên và các nhà quản lý giáo dục trước thực tế: làm thế nào để cảm hóa và giáo dục học sinh cá biệt có hiệu quả là một vấn đề khá nan giải, phức tạp và hết sức nhạy cảm. Công việc này đã và đang trở thành một thách thức lớn với toàn xã hội nới chung và đặc biệt là ngành giáo dục nói riêng, trong đó chủ yếu là nhiệm vụ của các nhà trường. Vậy, Làm sao để giáo dục học sinh cá biệt có hiệu quả? Với mong muốn góp phần vào việc luận giải những vấn đề nói trên, tôi chọn đề tài: “Một số biện pháp giáo dục học sinh cá biệt trong nhà trường”, vấn đề mà chắc hẳn không chỉ riêng tôi, mà rất nhiều đồng nghiệp khác quan tâm suy nghĩ là làm sao học sinh của mình trở thành những con người tốt có ích cho xã hội. A- NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CHUNG VỀ HỌC SINH CÁ BIỆT 1/ Thế nào là học sinh cá biệt? Trước hết,cần hiểu đúng khái niệm “học sinh cá biệt”.Đó là những học sinh có cá tính khác biệt so với số đông học sinh bình thường (không có nghĩa học sinh cá biệt là bất bình thường). 2/Phân loại: 1 - Học sinh cá biệt về học tập. 2 - Học sinh cá biệt về đạo đức,lối sống 3/ Những biểu hiện của HSCB: Học sinh cá biệt: là những học sinh thường có sự bất thường về tính cách, không có động cơ học tập, tâm lý không ổn định. Chẳng hạn khi ở lớp học đang yên lặng làm bài tập thì em đó bỗng la lớn lên khi làm bài được, thích học thì học, không thích thì đùa giỡn, quậy phá các bạn kế bên, chọc cho bạn giỡn, nói chuyện với mình, tâm trạng thì "mưa nắng thất thường" hoặc thầy cô đang giảng về vấn đề này lại hỏi vấn đề khác. Chúng ta biết rằng những học sinh được gọi là “cá biệt” thường có hoàn cảnh đặc biệt. Môi trường sống bất ổn đã làm lòng tự trọng của các em có vấn đề. Học sinh cá biệt (HSCB) là học sinh hư về đạo đức, lười nhác học tập, những trẻ loại này thường rất lười biếng, hay quay cóp trong học tập; lừa dối cha mẹ, thầy cô; dọa nạt bạn bè; lảng tránh các hoạt động tập thể; Tiêu sài các khoản phí của bố mẹ cho để đóng góp với nhà trường; giả tạo chữ kí của bố mẹ trong sổ liên lạc hoặc giấy xin phép; Càn quấy, ý thức tổ chức kỷ luật kém, thích “chơi trội” theo kiểu con nhà đại gia giàu có cụm lại với nhau đối lập với tập thể lớp. Họ thích ăn chơi phá phách hơn là học hành tử tế; Khéo léo, nhanh trí trong việc giở những trò tinh nghịch với thầy cố, bạn bè; Hay xem thường, trêu ngươi, khiêu khích trước thầy cô, bạn bè nhằm thỏa mãn những nhu cầu tinh nghịch được xắp sẵn trong đầu óc chúng. Có cách nói năng, ăn mặc, đi đứng hành động khác thường để gây sự chú ý. Kết quả học tập thất thường, sút kém, luôn xếp “đội sổ”, dẫn đến chán học. Ở những học sinh này, uy tín của bố mẹ, thầy cô có thể bị thay thế bởi những kẻ cầm đầu, côn đồ hung hãn, liều lĩnh, những anh chị “Đại ca” nên rất dễ dàng rơi vào những cạm bẫy, sai khiến súi giục của các “đàn anh, đàn chị”. * Những biểu hiện cá biệ cụ thể của HS thường gặp: - Những đối tượng cá biệt về học lực (có ba loại): + Một là những em có trí tuệ và khả năng nhận thức bình thường nhưng rất lười biếng, lêu lổng, học kiểu “tài tử” dẫn đến hổng kiến thức, hay quay cóp trong học tập. Kết quả học tập thất thường, sút kém, luôn xếp “đội sổ”, dẫn đến chán học. + Hai là những em thiểu năng về trí tuệ: Là những trẻ trông hình thức bề ngoài bình thường, hơi có vẻ như đần độn, trong học tập thì dạy mãi, học mãi chẳng nhập tâm được cái gì ( hay nói cách khác là thuộc diện “chậm hiểu”). + Ba là những em thuộc diện khuyết tật (nói ngọng hoặc không nói được, mắt, tai, tay chân…) dẫn dến không đủ giác quan, phương tiện để học tập bình thường như những bạn khác. - Những đối tượng cá biệt về hạnh kiểm: Thường có những biểu hiện như + Hay chốn học đi chơi điện tử, lừa dối cha mẹ, thầy cô, giả tạo chữ kí của bố mẹ trong sổ liên lạc hoặc giấy xin phép; + Dọa nạt bạn bè thậm chí đánh nhau; lảng tránh các hoạt động tập thể; + Tiêu sài các khoản phí của bố mẹ cho để đóng góp với nhà trường; ; Càn quấy, ý thức tổ chức kỷ luật kém, thích “chơi trội” theo kiểu con nhà đại gia giàu có cụm lại với nhau đối lập với tập thể lớp. Họ thích ăn chơi phá phách hơn là học hành tử tế; Thậm chí còn có cả ăn cắp, ăn trộm, “cắm quán” tài sản không chỉ của mình mà còn lừa “mượn” của bạn; + Khéo léo, nhanh trí trong việc giở những trò tinh nghịch với thầy cô, bạn bè; Hay xem thường, trêu ngươi, khiêu khích trước thầy cô, bạn bè nhằm thỏa mãn những nhu cầu tinh nghịch được xắp sẵn trong đầu óc chúng. Có cách nói năng, ăn mặc, đi đứng hành động khác thường để gây sự chú ý. + Có biểu hiện thích yêu đương, phân tán tư tưởng, thích diện, hay cãi lí với bố mẹ và thầy cô; Sẵn sàng bỏ học đi chơi cùng bạn… 4/ Nguyên nhân: -Từ gia đình : Thiếu sự quan tâm hay quá tin tưởng, chiều chuộng của gia đình; những éo le trong cuộc sống gia đình ảnh hưởng rất lớn đến sự hư đốn, hay nói một cách khác là đạo đức học sinh yếu kém. -Từ xã hội : Thực trạng những mặt xấu của xã hội; Trong điều kiện xã hội hiện nay từng giờ từng ngày những cám dỗ,ảnh hưởng tiêu cực của xã hội dội vào nhà trường và tác động đến học sinh. - Từ nhà trường: Nhà trường chưa có biện pháp phù hợp trong việc quản lí giáo dục học sinh; chưa quan tâm đúng mức tới những HS có hoàn cảnh đặc biệt (những em quá đầy đủ về vật chất, được chiều chuộng; ngược lại những em quá khó khăn thiếu thốn về vật chất hoặc những em có hoàn cảnh éo le, những em có cá tính khác thường…); chưa tạo ra môi trường thân thiện thức sự khi các em đến trường, làm cho các em thấy nhàm chán khi đến trường, có nhu cầu muốn tự thay đổi và làm mới môi trương sống; từng giáo viên chưa trở tành chỗ dựa về tinh thần cho các em mỗi lúc gặp khó khăn, giáo viên còn ngại khó, ngại khổ, ngại va chạm, sợ bị súc phạm khi đối diện với HS hư, thiếu tâm huyết với nghề, chưa quan tâm phát hiện và ngăn chặn kịp thời những hành vi lệch lạc của HS… -Từ bản thân học sinh : Giai đoạn tâm sinh lý có nhiều biến đổi.Từ tuổi thiếu niên chuyển sang tuổi thanh niên, học sinh muốn khẳng định mình bằng sự hiểu biết chưa hoàn thiện của mình; có thể do bản năng hoặc bệnh a dua hay bệnh lấy lệ. . Thậm chí các em còn nghĩ làm như vậy là không sai! Khi đạo đức yếu kém thì học lực cũng tỉ lệ thuận với nó. Điều này sẽ dẫn đến hệ quả, các em kiến thức bị hổng dẫn đến mất căn bản; điểm kiểm tra thấp so với các bạn cùng lớp làm các em mặc cảm đưa đến hiện tượng sợ bị kiểm tra, tiếp theo là chán học và cuối cùng nảy sinh bỏ học. B - MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC HỌC SINH CÁ BIỆT TRONG NHÀ TRƯỜNG . Như chúng ta đã biết, giáo dục học sinh cá biệt là một nhiệm vụ vô cùng khó khăn, phức tạp và rất khó thành công trong một thời gian ngắn. Nó đòi hỏi một quá trình dài lâu, có sự gắn kết, thật sự trách nhiệm của các giáo viên chủ nhiệm từ cấp dưới đến cấp trên, cùng sự quan tâm chia sẻ thường xuyên từ phía phụ huynh, gia đình. Để góp phần làm cho công tác giáo dục HSCB trong nhà trường đạt hiệu quả, sau đây tôi xin đưa ra một số biện pháp: 1/GVCN khi lớp có học sinh cá biệt.(HSCB) -Bản thân người GVCN phải là tấm gương sáng biết tự hoàn thiện phẩm chất nhân cách của mình.Người GVCN hơn ai hết cần phải có trí tuệ,có lương tâm,có uy tín,sống mẫu mực,tự trọng và biết giữ chữ tín. -Hiểu biết tâm lý lứa tuổi của học sinh mình chủ nhiệm.Cuộc sống nội tâm của học sinh ở lứa tuổi này còn nhiều mặt dễ biến đổi. Do các quá trình tâm lý chưa ổn định và sự tác động rất lớn của xã hội,hoàn cảnh sống .... -Người GVCN phải có tinh thần trách nhiệm cao yêu nghề,yêu thương học sinh và luôn luôn xác định phương châm “Vì sự nghiệp trăm năm trồng người” và “Tất cả vì học sinh thân yêu” -Biết sự kiềm chế, bình tĩnh trong mọi tình huống, kiên định thực hiện thiên chức người kỹ sư tâm hồn. -Có sự nhạy cảm sư phạm biết dùng yếu tố tình cảm như một nghệ thuật sư phạm để cảm hóa học sinh cá biệt. Để làm nâng cao hiệu quả công tác giáo dục HSCB, chúng ta cần làm những việc như là : +Xác định đúng đối tượng thông qua phản ảnh của lớp,của GV bộ môn, GVCN, của dư luận. +Phân loại : Học sinh cá biệt về học tập hay Học sinh cá biệt về đạo đức,lối sống +Tìm hiểu nguyên nhân. Tìm hiểu sở trường, tính cách, hoàn cảnh của HS. Chúng ta nên tìm hiểu hoàn cảnh gia đình học sinh đó như là: thu nhập hàng ngày của gia đình, quan hệ giữa các thành viên trong gia đình như thế nào? Có êm ấm hạnh phúc hay không? Có nhiều thành kiến gây ra xào xáo bất đồng... mục đích là để hiểu rõ học sinh này. + Lựa chọn phương pháp, lên kế hoạch thực hiện mục tiêu giúp HS từ cá biệt trở về bình thường thậm chí là tốt. + Thực hiện kế hoạch, rút kinh nghiệm. a) Những điều nên tránh: -Không cô lập học sinh cá biệt đối với tập thể. -Không xúc phạm và làm tổn thương danh dự của học sinh trước tập thể.Một lời nói cũng cần phải thận trọng. -Không quá khắc khe xử lý mạnh tay bằng những hình thức kỷ luật nặng nề, đe dọa, thành kiến không dùng lời lẽ nặng nề dao to búa lớn,nói như một nhà sư phạm “không cần dùng búa để mổ một con gà” -Một điều tôi nghĩ là tối kỵ đối với học sinh cá biệt,đó là không được đánh học sinh – dù chỉ là một cái tát tay.Theo lời giáo sư Nguyễn Cảnh Toàn, thì “Quả đấm không phải là khoa học”. -Không bỏ mặc và phủ nhận những chuyển biến của học sinh cá biệt. Những thay đổi theo chiều hướng tích cực của học sinh – dù nhỏ cũng đáng trân trọng và phải ghi nhận b) Những điều nên làm. -Đối với học sinh cá biệt,người GVCN phải biết nhìn bằng con mắt của tình thương và sự thông cảm thật sự xem học sinh như người thân của mình,ta nên có cái hiền từ bao dung của người mẹ,người cha cái gần gũi cảm thông của người anh,người chị;và cái thân thiết của một người bạn. -Có điều kiện tâm tình,gặp gỡ,trao đổi với các em,với gia đình,người thân của các em ... -Nhẹ nhàng phân tích những mặt ưu,khuyết,đúng sai trong nhận thức,suy nghĩ của các em ... Giúp các em nhận biết những ưu điểm của mình và biết phát huy nó .Không nên nói những câu phũ phàng.Đại khái như “ở em chẳng có điểm nào tốt cả”.Người như em thật chẳng ra gì!”.Hoặc bi đát hơn “cuộc đời em rồi chẳng có ra làm sao đâu”... Giúp học sinh cá biệt khắc phục sửa chữa những sai phạm của mình và chú ý theo dõi,động viên khích lệ kịp thời.Tôi nghĩ rằng một lời khen học sinh cá biệt sẽ có tác dụng hơn là một tờ tự kiểm . Và điều này thì ai cũng biết : quá cứng thì dễ gãy,quá mềm thì khó uốn.Trong sự nghiệp trồng người thì học sinh cá biệt giống như cái cây không mộc thẳng.Đối với loại cây này người GVCN phải gia công nhiều hơn. Thàng công trước mắt là học sinh ra trường với học lực khá giỏi,hạnh kiểm tốt. Nhưng lâu dài,năm năm,mười năm hai mươi năm sau học sinh gặp mình còn biết gật đầu chào,biết nói một lời thăm hỏi,biết nhắc lại những sai phạm xưa kia như những gì nông nổi của một thời tuổi trẻ.Tôi nghĩ niềm vui thật sự của người GVCN là lúc đó.Khi người học sinh chưa ngoan của mình biết nhận lỗi một cách thành khẩn thì có nghĩa là biện pháp giáo dục của mình phần nào đó đã thành công. Tóm lại góp phần hình thành nhân cách học sinh – đặc biệt là học sinh cá biệt – là nhiệm vụ quan trọng của người GVCN đó không chỉ là nhiệm vụ trong một năm học, một cấp học mà là thiên chức đối với một đời người – một thế hệ. 2/ Dùng tình cảm để cảm hóa các em Tránh đối xử thô bạo, trách móc các em. Hày tôn trọng nhân cách của các em. Hãy đem đến cho các em hơi ấm của tình người, để các em biết người tốt chung quanh ta, nhiều lắm! các em cần được đối xử tử tế, cần được yêu thương và tôn trọng. Không ai được ngược đãi các em vì các em học chậm. Các em có quyền được đặt câu hỏi và yêu cầu thầy cô giáo giải thích cho em hiểu. Chính vì vậy mới cần có trường học. Và đó là lý do tại sao cần có thầy cô giáo...” Để hiểu học sinh “cá biệt”, trước hết phải biết chấp nhận các em vô điều kiện. Luôn đứng về phía các em, quan tâm điều các em nghĩ, bàn về những đề tài các em thích. Thỉnh thoảng, sử dụng “thuật ngữ” của các em. Đó là cách mang các em đến gần mình hơn. Khi mối quan hệ đủ thân thiện, khi niềm tin đủ lớn, người thầy sẽ thuận lợi trong việc uốn nắn hành vi, khai sáng tư duy, định hướng nhận thức... Nên xử lý mềm mỏng, thậm chí dịu ngọt đối với học sinh cá biệt này, nếu không sẽ không có hiệu quả, có khi gặp phản ứng không tốt ngược trở lại về phía học sinh. Tuy nhiên cũng có đôi lúc ta cũng phải cứng rắn: chẳng hạn trong vấn đề xử phạt "mềm nắn, rắn buông". Nếu học sinh có thói hư tật xấu phạm lỗi trầm trọng cũng có thể tùy trường hợp hay tùy đối tượng mà xử lí, tôi không xử lí một cách cứng nhắc. Dù lỗi lầm lớn nhưng nếu em đó biết nhận lỗi và sửa lỗi thì tôi luôn tạo cho học sinh đó cơ hội tự làm chủ bản thân, có niềm tin nghị lực để vươn lên. Thế nhưng đối với những học sinh lỗi vi phạm không đáng kể nhưng lại vi phạm thường xuyên thì tôi không thể bỏ qua mà xử lí một cách linh động tùy theo từng đối tượng. Dù các em vi phạm ở mức độ lỗi lớn hay nhỏ tôi cũng xử lí trên cơ sở giáo dục các em, cụ thể cho em đó biết chuộc lỗi, làm một việc tốt, giao cho em đó thời gian thử thách. 3/ Kiên trì tạo niềm tin. Chúng ta hãy thử hòa mình vào phong cách sống của các em xem sao? Để điều hành được học sinh “cá biệt”, người thầy phải sắm đủ các vai. Khi thì nhà mô phạm nghiêm khắc, lúc lại là cái vai cho các em gục đầu vào. Khi thì nhà tâm lý, lúc lại là bác sĩ trị liệu, khi thì ông trọng tài, lúc khác lại là người cố vấn... Cứ như thế, kiên trì cho đến khi các em tự nhận ra tại sao mình phải thay đổi. Từ cảm giác cô đã không chối bỏ mình, không chê mình, luôn khen ngợi, động viên và tặng trái tim ghi điểm thưởng..., các em dần phát hiện ra giá trị của bản thân, cảm thấy mình hữu ích và được việc... Thế là tinh thần học tập được nhân lên, tạo ra sự tương tác và cộng hưởng. Giáo viên nên thường xuyên trò chuyện, quan tâm, gần gũi, nhắc nhở, động viên học sinh học tập, có thái độ thân thiện với học sinh. Tạo cho học sinh nhìn mình là cảm thấy gần gũi, chứ không phải gặp mình là sợ la, sợ bị mắng. Như vậy học sinh sẽ có tâm lý bất cần " Thầy cô kệ thầy cô, ta là ta". Ta phải làm sao tạo cho học sinh có cảm giác là giáo viên như là một người bạn thân, bạn tâm tình, sẵn sàng lắng nghe ý kiến của mình, khi mình vui, buồn đều có thể chia sẻ với thầy cô, khích lệ mình khi mình khó khăn trong gia đình, bế tắc trong học tập. Giáo dục từng bước, chậm rãi từ những công việc nhỏ. Chẳng hạn phải thức sớm một chút để không phải đi trễ, mình học yếu thì nên chịu khó, siêng làm bài tập hơn các bạn, khi nào làm bài tập, học sinh mệt thì nên giải lao để tinh thần thoải mái rồi làm tiếp, không nên cố gắng quá sức. Giáo viên không nên giáo dục ào ạt chưa hỏi han lý do gì hết mà đã la mắng học sinh cho dù học sinh đó vi phạm nhẹ, như vậy sẽ mất hiệu quả giáo dục. Bởi vì đấy là những học sinh cá biệt, tính tình ương ngạnh, tâm lý bất cần, học hay không đối với bản thân học sinh không quan trọng mà học sinh vào lớp là chỉ được "lãnh lương" hàng ngày, không phải làm những việc nặng nhọc bằng tay chân ở nhà 4/ Biết chấp nhận và yêu thương. Frank McCourt, một thầy giáo người Mỹ (được phong tặng danh hiệu Nhà giáo của năm), trong hồi ức “Người thầy” đã kể: Trường hướng nghiệp nơi thầy dạy được xem là “bãi rác” cho những học sinh không đủ trình độ vào trường trung học bình thường. Ngày nhận lớp cũng là ngày thầy đứng quan sát chúng quậy phá, la ó... đủ kiểu. Cao điểm là lấy bánh mì ném nhau và một học sinh lên tiếng: “Để xem tay thầy giáo mới này sẽ làm gì?”. Frank McCourt nói ông cố nghĩ về những kiến thức được học ở Trường ĐH Sư phạm New York để tìm cách đối phó. Tiếc là chỉ có những triết lý giáo dục, các mệnh lệnh đạo đức và luân lý, mà không có cách giải quyết tình huống... “ném bánh mì”. Cuối cùng, ông quyết định... ăn chiếc bánh. Ông viết: “Đó là hành xử đầu tiên của tôi trong lớp. Cái miệng đầy bánh của tôi thu hút sự chú ý của cả lớp. Chúng trố mắt nhìn tôi đầy nét thán phục... Tôi nghĩ, tôi đã nắm được chúng trong tay...”. 5/ Giáo viên phải biết làm mới tiết dạy của mình: Giáo dục HSCB còn một yêu cầu quan trọng, thầy, cô phải giỏi nghề. Thầy, cô luôn cải tiến, đổi mới phương pháp giảng dạy. Tiết sau “mới” hơn tiết trước. Sau một tiết học, trò học được nhiều tri thức bổ ích tạo nên sự đam mê học hỏi, khám phá tự tin, khẳng định mình. Thầy, cô biết hỏi “gợi mở” mang tính “phát động”, nhất định sẽ nhận được câu trả lời độc đáo. Thầy hỏi: “Theo em cô Tấm có mặt nào tốt, mặt nào chưa tốt. Em thích Tấm ở đức tính gì?”. Trò mạnh dạn trả lời: “Em không thích nhân vật Tấm. Tấm chỉ sống dựa vào người khác.Tấm cũng ác không kém gì mụ dì ghẻ. Tấm lừa giết Cám để trả thù. Tấm thật đáng sợ”. Ta khoan bình luận đúng sai. Em học sinh dám đưa ra một đánh giá riêng của mình. Cũng giống Phùng Quán phê phán câu ca dao cổ: “Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”. Hoa sen đẹp, lại có hương thơm, nhờ có “bùn”. Tại sao sen lại vô tình “không tanh mùi bùn”. Thầy, cô biết “cuốn” học sinh vào trò chơi học tập, sẽ “lấp” thời gian “chết”, trò không “nhàn cư…” nghịch, đánh cờ ca rô, nhắn tin… ngay trong tiết học. Giáo viên cần hướng dẫn cụ thể những việc mà học sinh hỏi, tránh để học sinh cảm thấy mình lạc lỏng, cảm giác vì mình học dở nên không ai quan tâm, ai cũng khi dễ mình, không ai thèm chơi, để ý đến mình. Giáo dục HSCB là một nghệ thuật, nghệ thuật dạy trẻ. Thầy, cô đứng trên bục giảng phải đóng nhiều vai: Tác giả kịch bản, đạo diễn, diễn viên, cả khán giả-tức học sinh ngồi nghe giảng trên lớp. Làm thầy, nhưng phải hiểu trò đang nghĩ gì, làm gì trong giờ học. Bài giảng là một “món ăn”, nếu nhàm chán, học trò sẽ bỏ ăn-bỏ học. 6/ Phải biết tác động vào động cơ học tập. Tác động vào động cơ học tập để các em này thấy rõ tầm quan trọng của việc học. Có thể đưa ra một số tranh ảnh về nạn thất học - chỉ mới mấy tuổi đầu không được đến trường, phải làm những việc nặng nhọc của người lớn rồi lại bị bạn bè khinh thường, xa lánh, cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc. Ngược lại những em có học thì làm việc thuận lợi dễ dàng, càng ngày càng tiến thân, bạn bè ngưỡng mộ phải trầm trồ khen ngợi, cha mẹ được nở mày, nở mặt. 7/ Phải biết động viên kịp thời, đúng lúc, đúng chỗ, đúng đối tượng. Giáo viên phải biết trân trọng những gì là tốt dù rất nhỏ của HS. Một lời động viên khích lệ kịp thời khi các em chỉ có một việc làm tốt rất nhỏ cung đủ làm cho các em thấy tự tin hơn, thấy mình thực sự có ích. Hãy mạnh dạn giao việc cho chúng, hướng dẫn các em để chúng làm theo định hướng của mình nhưng vẫn phải để “Đất” cho các em thể hiện tính sáng tạo, tuyệt đối không được áp đặt. 8/ Phối hợp chặt chẽ các lực lượng giáo dục trong xã hội Chúng ta cần biết sử dụng và phát huy hợp lí giá trị, tác dụng của dư luận xã hội. Phát huy vai trò của ban đại diện hội cha mẹ HS. Tổ chức các buổi ngoại khóa, kết hợp với những người cao tuổi, có uy tín trong làng xã, mời họ đến trường nói chuyện, nhờ họ tuyên truyền giáo dục giúp nhà trường. Thường xuyên thăm gia đình HS để tìm hiểu hoàn cảnh, tạo sự gần gũi giữa giáo viên, HS và PHHS. Không nên chỉ khi các em có khuyết điểm mới đến thăm gia đình. 9/ Nhà trường tích cực đổi mới phương thức quản lí, hoạt động: Đẩy mạnh và đổi mới các hoạt động tập thể, xây dụng môi trường thân thiện, xây dựng CSVC, khu vui chơi giải trí, thể thao. Tổ chức các buổi hoạt động tham quan dã ngoại để lôi cuốn các em đến trường, làm cho các em thực sự thấy “ Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”. Sưu tầm và đưa các trò chơi dân gian, có thể sáng tạo các trò chơi dân gian cho phù hợp với thời đại ngày nay vào trong nhà trường. Tăng cường đưa giáo dục pháp luật, giáo dục giới tính, giáo dục sức khỏe vị thành niên, giáo dục kĩ năng sống vào nhà trường để các em có đủ hành trang bước vào cuộc sống, không bị bỡ ngỡ, bất ngờ. Khi gặp phải những tình huống bất ngờ các em biết bình tĩnh xử lí hiệu quả nhất C. NHỮNG ĐIỀU MÀ MỖI GIÁO VIÊN CẦN NHẬN THẤY Bản tham luận này giúp giáo viên hiểu rõ trong một tập thể lớp học luôn tồn tại những học sinh dễ giáo dục và nhứng học sinh khó giáo dục, luôn xuất hiện những hành vi không mong đợi, hoặc những học sinh mà chúng ta quen gọi đó là học sinh cá biệt. Bởi vậy, để những học sinh cá biệt trở thành những học sinh ngoan, có ích cho xã hội là một trong những vấn đề quan tâm hàng đầu của nhà trường, gia đình và xã hội. Qua nội dung tự học giáo viên sẽ liệt kê được các phương pháp thu thập thông tin về học sinh cá biệt, các phương pháp giáo dục và các phương pháp đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh cá biệt. Từ đó sử dụng và phối hợp được các phương pháp thu thập thông tin về hócinh cá biệt, các phương pháp giáo dục và các phương pháp đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh cá biệt có tính đến đặc điểm lứa tuổi của học sinh THPT và đặc điểm cá nhân. Đặc biệt qua nội dung tự bồi dưỡng này giáo viên tích luỹ được kinh nghiệm và có phương pháp linh hoạt trong giáo dục học sinh cá biệt. Giáo viên có thể tham khảo những cách thức giáo dục học sinh cá biệt: + Giáo viên cần phải tiếp cận cá nhân và xây dựng quan hệ tin cậy, tôn trọng, thân thiện với học sinh cá biệt. + Giúp học sinh biết nhận thức đúng về điểm mạnh và điểm yếu của bản thân. + Giúp học sinh nhận thức được hậu quả của những hành vi tiêu cực và tất yếu phải thay đổi thói quen, hành vi cũ. + Giáo viên cần phải quan tâm hỗ trợ vượt qua những khó khăn và đáp ứng nhu cầu chính đáng của học sinh cá biệt. + Động viên, khích lệ, tạo động lực cho học sinh cá biệt tạo động lực học tập và hoàn thiện nhân cách cho học sinh. + Tránh sử dụng củng cố tiêu cực. + Sử dụng hệ quả tự nhiên và logic. + Phương pháp ứng xử đối với một số loại hành vi có mục đích điển hình. + Lập kế hoạch phát triển cá nhan, khơi dậy hoài bãovaf ý thức tự giáo dục của học sinh. + Áp dụng mô hình thay đổi nhận thức, hành vi để cải thiện niềm tin, suy nghĩ chưa hợp lý của học sinh cá biệt. + Áp dụng biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực đối với cả tập thể lớp và học sinh cá biệt. + Thiết lập mối quan hệ thân thiện, gần gũi, chặt chẽ giữa giáo viên với cha mẹ học sinh. Từ đó, giáo viên nên phối hợp các cách thức đó như thế nào để giáo dục học sinh cá biệt có hiệu quả nhất. -Nhóm Vật lí – Trường THCS-THPT Tả Sìn Thàng-
Từ khóa: giáo dục, nhiệm vụ, tả sìn thàng, học sinh, giáo viên, đào tạo, thông tin, công nghệ, nhà trường, giải pháp, giáo dục học, nhận định, sự nghiệp, gắn liền, giảng dạy, làm công, kiến thức, nhân cách, làm người, lực cản, thế lực

Tổng số điểm của bài viết là: 36 trong 9 đánh giá

Xếp hạng: 4 - 9 phiếu bầu Click để đánh giá bài viết Tweet

Ý kiến bạn đọc

Sắp xếp theo bình luận mới Sắp xếp theo bình luận cũ Sắp xếp theo số lượt thích

Những tin mới hơn

  • Lễ Kỷ niệm 34 năm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 (1982 – 2016) (02/12/2016)
  • Trường THCS & THPT Tả Sìn Thàng trên sóng Điện Biên TV trong ngày lễ kỉ niệm 10 năm thành lập trường (11/11/2018)
  • KẾ HOẠCH GIÁO DỤC NHÀ TRƯỜNG NĂM HỌC 2021-2022 (13/10/2021)
  • Hướng dẫn tổ chức họp phụ huynh đầu năm học 2022 - 2023 (14/09/2022)
  • THẦY LÀ NGƯỜI TUYỆT VỜI NHẤT (18/11/2016)
  • Nhà khoa học nguyên tử Mỹ từng đạp xích lô ở Việt Nam (06/04/2015)
  • Cách ghi 19 mục của phiếu đăng ký dự thi Kỳ thi THPT quốc gia (26/03/2015)
  • Có 103 cụm thi và những điểm quan trọng trong đăng ký dự thi (26/03/2015)
  • Danh sách trường xét tuyển học bạ THPT năm 2015 (31/03/2015)
  • Bộ Giáo dục công bố danh sách cụm thi THPT quốc gia (16/03/2015)

Những tin cũ hơn

  • Thí sinh người Mông một mình đi tìm giấc mơ áo blouse trắng (21/09/2014)
  • Một kỳ thi quốc gia: 98% trường THPT Hà Nội đồng ý phương án 1 (13/08/2014)
Liên kết web Các Phòng GD&ĐTHuyện Điện Biên ĐôngThành phố Điện Biên PhủHuyện Mường ẢngThành phố ĐBPHuyện Tuần GiáoThị xã Mường LayHuyện Điện BiênCác trường THPTTHPT chuyên Lê Quý ĐônTHPT Phan Đình GiótTHPT Trần CanTHPT Chà CangTHPT Thành phố ĐBPTHPT huyện Tuần GiáoTHPT Mường ẢngDTNT huyện Mường ẢngDTNT huyện Điện BiênDTNT tỉnhCác tung tâm GDTXTrung tâm GDTX tỉnhTrung tâm Ngoại ngữ - Tin họcTrường CĐSP Điện Biên--- Web Link ---VnExpress 24h.com.vnBáo Dân tríBáo Nhân dân Tổng Liên đoàn Lao động Việt NamQuốc hộiMặt trận tổ quốcBáo Sức khoẻ và Đời sốngBáo Công an nhân dânTạp chí Lao động và Xã hộiBáo Tuổi trẻBáo Thanh niênBáo Hà Nội mớiWebsite Chính phủTrung tâm Giao dịch chứng khoán Hà NộiBộ Kế hoạch và Đầu tưNgân hàng Đầu tư & Phát triểnBáo điện tử Đảng Cộng sản Việt NamBáo Lao độngNgân hàng Công thươngVietcombankTin tức Kinh doanh ; Tài chính (VnEconomy)Tra cứu từ điển 1Tra cứu từ điển 2Yahoo mailTìm kiếm (Google)Gmail Fpt TelecomVDC Văn bản mới

Quyết định số 473/QĐ-TST

Quyết định công khai tài chính Quý 3 năm 2023

Lượt xem:350 | lượt tải:88

QĐ 320/QĐ-TST ngày 03/7/2023

Quyết định công khai ngân sách quý 2/2023

Lượt xem:365 | lượt tải:76

Quyết định số 150/QĐ-TST

Báo cáo công khai quý 1- 2023

Lượt xem:317 | lượt tải:125

92

Kế hoạch truyền thông Tả Sìn Thàng năm 2023

Lượt xem:733 | lượt tải:129 Tìm kiếm tài liệu ---Chọn chủ đề--- Văn bản Bộ giáo dục Văn bản Sở GD Điện Biên Văn bản nhà trường Văn bản Ban chuyên môn HỆ THỐNG HSCV TRƯỜNG Tài liệu BDTX Bài giảng E-Learning Phần mềm Sách điện tử - Ebook Thông điệp cuộc sống Thời khóa biểu Văn bản của Đảng Văn bản UBND Tỉnh Điện Biên văn bản tuyển sinh BA CÔNG KHAI Tài liệu mới
  • QUYẾT ĐỊNH CÔNG KHAI BỎ... (26/11/2024)
  • QĐ công khai tài chính,... (13/10/2024)
  • KẾ HOẠCH NHÀ TRƯỜNG... (06/09/2024)
  • THỰC ĐƠN BẾP ĂN TẬP THỂ... (06/09/2024)
  • THÔNG BÁO TỰU TRƯỜNG NĂM... (13/08/2024)
Hoạt động nhà trường
  • Nghề giáo tôi yêu Nghề giáo tôi yêu
  • Những pha cầu đỉnh cao trong cầu lông Những pha cầu đỉnh cao trong cầu lông
  • 0:02 / 12:01 Lộ trình học tiếng Anh cơ bản cho người mới bắt đầu [ Phương pháp học tiếng Anh hiệu quả ] 0:02 / 12:01 Lộ trình học tiếng Anh cơ bản cho người mới bắt đầu [ Phương pháp học tiếng Anh hiệu quả ]
Thông tin thành viên Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site Đăng nhập Đăng ký

Đăng ký thành viên

Để đăng ký thành viên, bạn cần khai báo tất cả các ô trống dưới đây
  • Bạn thích môn thể thao nào nhất
  • Món ăn mà bạn yêu thích
  • Thần tượng điện ảnh của bạn
  • Bạn thích nhạc sỹ nào nhất
  • Quê ngoại của bạn ở đâu
  • Tên cuốn sách "gối đầu giường"
  • Ngày lễ mà bạn luôn mong đợi
Mã bảo mật Thống kê truy cập
  • Đang truy cập6
  • Hôm nay1,213
  • Tháng hiện tại80,650
  • Tổng lượt truy cập2,753,852
  • ẢNH ĐÊM GIAO LƯU VĂN NGHỆ KỶ NIỆM 62 NĂM THÀNH LẬP HUYỆN TỦA...
  • Ảnh khai giảng năm học mới 2017-2018
  • Hội nghị tổng kết ngành tại tỉnh và huyện năm học 2016-2017
  • Hoạt động chính trị và HĐ thiện nguyện đầu năm 17-18
ANH-1-1.jpg ANH-2-2.jpg ANH-3-2.jpg ANH-4-2.jpg IMG20170822084912.jpg IMG20170822085022.jpg IMG20170822085056.jpg IMG20170901063352.jpg IMG20170811073813.jpg IMG20170811074214.jpg IMG20170811080125.jpg IMG20170811081139.jpg IMG20170923144537.jpg IMG20170923144603.jpg IMG20170923152315.jpg IMG20170923153122.jpg Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây

Từ khóa » Học Sinh Cá Biệt Là Gì