Giải Pháp Hạn Chế Bệnh đỏ Thân, đốm Trắng Trong Nuôi Tôm QCCT

Kính chào bà con đang xem chương trình tư vấn phát trên phần mềm Nông nghiệp Cà Mau!

Thưa bà con!

Tỉnh Cà Mau, vùng có điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển nuôi trồng thủy sản nói chung, nuôi tôm nói riêng. Loại hình nuôi tôm QCCT được nhiều bà con áp dụng bởi hiệu quả của mô hình này là khá ổn định. Tuy nhiên, bên cạnh hiệu quả từ lợi nhuận mà con tôm đem đến cho bà con, thì dịch bệnh trên tôm nuôi cũng làm cho các hộ nuôi không ít lo lắng. Hiện nay, thời tiết đang trong giai đoạn giao mùa (mùa lạnh) kèm theo những cơn mưa cuối mùa kéo dài, nhiệt độ giảm thấp cũng là một trong những điều kiện thuận lợi cho virus gây bệnh đỏ thân đốm trắng trên tôm nuôi. Vậy thì nguyên nhân nào gây nên bệnh đỏ thân đốm trắng, mức độ gây hại và giải pháp để hạn chế bệnh đỏ thân đốm trắng trong nuôi tôm sú QCCT hiệu quả là gì, các diễn giả sẽ cùng đồng hành và chia sẻ cùng bà con trong chương trình tư vấn hôm nay.

Tham dự chương trình tư vấn hôm nay, xin trân trọng giới thiệu:

- Ths. Phùng Văn Toàn, TTKN.

- Ks. Nguyễn Văn Tạo, TTKN.

Bà con đang xem chương trình quan tâm đến chủ đề “Giải pháp hạn chế bệnh đỏ thân, đốm trắng trong nuôi tôm sú QCCT”, xin mời gửi câu hỏi về chương trình của chúng tôi bằng cách nhấp chọn “Gửi câu hỏi” ở phía dưới, điền thông tin, và chọn “gửi” để nhận được tư vấn từ các diễn giả. Hoặc bà con cũng có thể chia sẻ những kinh nghiệm hay trong thời gian qua mình đã thực hiện đến với nhiều người, cũng có thể soạn nội dung gửi về chương trình.

Và bây giờ xin được phép bước vào nội dung chính của chương trình.

Thưa bà con!

1. Trước khi đưa ra giải pháp về bệnh đỏ thân đốm trắng, mời bà con cùng tìm hiểu, phân tích các nguyên nhân, thời điểm xuất hiện bệnh và dấu hiệu nhận biết tôm nuôi đã bị mắc bệnh qua chia sẻ của Ths. Phùng Văn Toàn.

Trả lời:... (Thời điểm: giao mùa (mùa lạnh), nhiệt độ giảm thấp. Dấu hiệu: -Chim cò và nhạn bay nhiều xung quanh vùng nuôi; - Tôm bơi lờ đờ mặt nước vào sáng sớm; - Vớt lên thì thấy tôm rất yếu, thân hơi đỏ; - Đột nhiên ăn mạnh....)

2. Một trong số những nguyên nhân gây bệnh đỏ thân đốm trắng đó là hiện tượng lây nhiễm. Vậy thì virus gây bệnh này, chúng tồn tại và kí sinh như thế nào để gây bệnh cho tôm nuôi của bà con?

Trả lời:...(thứ 1: tôm bố mẹ bị bệnh sinh sản lây nhiễm cho đàn con (nhiễm dọc); thứ 2 (nhiễm ngang) tôm bị bệnh chết, sau đó tôm khỏe ăn tôm bệnh, mầm bệnh xâm nhập vào tôm khỏe gây bệnh; thứ 3: virus không sống tự do trong môi trường nước (nếu chúng ở điều kiện tự do trong môi trường nước, chúng chỉ tồn tại trong thời gian rất ngắn). Virus này phải bám vào ký chủ trung gian (giáp xác: tôm, cua, còng, tép nhỏ; loài 2 mảnh vỏ như ốc,...) để lây lan mầm bệnh cho ao nuôi.

3. Đối với bệnh trên tôm sú thì bệnh đỏ thân đốm trắng gây rất nhiều khó khăn cho người nuôi tôm bởi vì bệnh nay hiện nay chưa có thuốc đặc trị. Tuy nhiên, để phòng bệnh đỏ thân đốm trắng xảy ra trên tôm thì bà con cần áp dụng các biện pháp phòng bệnh cho tôm nuôi hiệu quả. Vậy đó là những biện pháp nào? Cách thực hiện ra sao?

Qua những thông tin trao đổi của các diễn giả, bà con thấy rõ việc xử lý môi trường nước trong vuông nuôi đúng quy trình kỹ thuật là rất cần thiết để tạo môi trường thuận lợi và tạo ra chuỗi thức ăn tự nhiên để tôm sinh trưởng và phát triển. Trong nội dung tiếp theo đây, các diễn giả sẽ cùng chia sẻ thêm nhiều vấn đề liên quan đến việc tạo thức ăn tự nhiên trong vuông nuôi cho bà con được rõ.

Xin nhắc lại, bà con đang xem chương trình quan tâm về chủ đề HD gây màu nước tạo thức ăn tự nhiên mô hình nuôi tôm sú QCCT hôm nay, xin mời gửi câu hỏi về chương trình bằng cách nhấp chọn “Gửi câu hỏi” ở phía dưới, điền thông tin và chọn “gửi” để nhận được tư vấn từ các diễn giả.

5. Qua chia sẻ của Ths. Toàn vừa rồi, bệnh đỏ thân đốm trắng chưa có thuốc đặc trị. Tuy nhiên, trong quá trình nuôi tôm, nếu ao nuôi của bà con xảy ra hiện tượng đỏ thân đốm trắng thì bà con nên xử lý như thế nào để vừa đảm bảo xử lý hiệu quả, vừa đảm bảo không gây ảnh hưởng đến môi trường công cộng?

6. Xin trao đổi với Ths. Toàn. Trong thời điểm giao mùa (mùa lạnh), nhiệt độ giảm thấp là điều kiện thuận lợi cho virus gây bệnh đỏ thân đốm trắng. Vậy để vụ nuôi đạt hiệu quả trong mùa lạnh, Ông có khuyến cáo gì đối với bà con nuôi tôm nói chung, tôm sú nói riêng? Xin mời Ông chia sẻ ý kiến cùng bà con.

...

Kính thưa bà con và quý vị đang theo dõi chương trình, đến đây buổi tư vấn trực tuyến “Giải pháp hạn chế bệnh đỏ thân đốm trắng trong nuôi tôm sú QCCT” cũng xin được “Khép lại”. Hẹn gặp lại bà con trong chương trình tư vấn số tiếp theo sẽ bắt đầu vào lúc 9h30 ngày 24/11. Hy vọng qua buổi tư vấn, bà con nhận được nhiều thông tin về bệnh đỏ thân đốm trắng trên tôm nuôi và những giải pháp hiệu quả để hạn chế bệnh đỏ thân đốm trắng khi nuôi tôm trong mùa lạnh mà các diễn giả đã chia sẻ. Ban tổ chức chương trình rất mong các Hội, Đoàn thể, chính quyền địa phương tuyên truyền và cùng với bà con chia sẻ rộng rãi trong cộng đồng để phần mềm Nông nghiệp Cà Mau cũng như chương trình tư vấn trực tuyến được phổ biến rộng rãi hơn!

Đồng thời bà con có thể xem lại video clip buổi trực tuyến hôm nay và những video clip về tư vấn kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp trên Kênh Youtube Khuyến nông CM!

Cuối cùng, xin cảm ơn các diễn giả đã tham gia buổi tư vấn hôm nay.

Cảm ơn bà con đã quan tâm theo dõi chương trình.

Đại diện Chương trình xin kính chào bà con!

Từ khóa » Tôm Sú đỏ Thân