GIẢI PHÁP HOÀN HẢO ĐIỀU TRỊ BẠI HUYẾT TRÊN VỊT - Mebipha
Có thể bạn quan tâm
Bệnh bại huyết thường xảy ra trên vịt và ngỗng, tuy nhiên các loài khác như ngan, gà tây, chim cút, thiên nga,…cũng có thể mắc bệnh. Bệnh xảy ra trên mọi lứa tuổi, đặc biệt vịt con ở giai đoạn 1-8 tuần tuổi là dễ mắc bệnh và tỷ lệ chết khá cao, lên tới 75% tùy theo điều kiện môi trường. Bệnh lây truyền qua đường hô hấp, tiêu hóa và các vết trầy xước trên da đặc biệt là trên bàn chân. Vi khuẩn Riemerilla anatipestifer xâm nhiễm vào máu gây rối loạn đông máu, rối loạn tuần hoàn, hô hấp, viêm màng não và đưa đến suy gan, suy thận và các nội tạng khác khiến cho vịt chết nhanh chóng. Tốc độ lây lan bệnh khá nhanh, nếu không kiểm soát và ngăn chặn kịp thời sẽ gây thiệt hại lớn cho nhà chăn nuôi.
Bệnh bại huyết trên vịt do vi khuẩn Riemerella anatipestifer, đây là vi khuẩn gram âm thuộc họ Flavobacteriaceae gây ra. Vi khuẩn có khoảng 21 serotype khác nhau và không có khả năng bảo hộ chéo dẫn đến việc sử dụng vaccine không hiệu quả. Vi khuẩn nhạy cảm với các thuốc sát trùng và bên ngoài môi trường tồn tại 2 tuần trong nước, 4 tuần trong chất độn chuồng.
Bệnh bại huyết trên vịt thường xuất hiện sau những ngày mưa kéo dài, thời tiết ẩm ướt. Bệnh đặc trưng bởi những biểu hiện rối loạn hô hấp, thần kinh và rối loạn vận động với tỉ lệ chết rất cao. Bệnh bại huyết thường lây qua 3 đường sau: + Vi khuẩn xâm nhập qua đường hô hấp + Mầm bệnh có trong chất tiết của dịch mũi làm dính vào thức ăn, nước uống làm lây qua đường tiêu hóa + Vi khuẩn cũng có thể xâm nhập qua các vết trầy xước trên da, đặc biệt là trên bàn chân.
Vịt bị bại huyết có các triệu chứng tiêu chảy phân trắng sau đó chuyển qua xanh xám, sốt cao, ủ rũ, bỏ ăn, suy yếu, mệt lã, vận động khó khăn, chảy nước mắt, nước mũi, hắt hơi, viêm khớp đi lại khó khăn, đầu run giật ngoẹo về phía sau, run giật khi bị kích thích, hai chân duỗi ra sau. Bệnh tích đặc trưng của bệnh bại huyết: gan và lách sưng, viêm túi khí, viêm màng bao tim, viêm màng bao gan, lách xuất huyết hình đá hoa cương, viêm sưng khớp, viêm màng não có sợi tơ huyết.
Bệnh tích bại huyết trên vịt:
Khi nhận thấy vịt có các triệu chứng trên, nhà chăn nuôi cần điều trị bệnh kịp thời với sản phẩm CEFTRI ONE 50 INJ do công ty TNHH SX-TM Mebipha sản xuất. Sản phẩm với thành phần chính là Ceftriaxone (hàm lượng 5%), thuộc nhóm Cephalosporin thế hệ III, kháng sinh Ceftriaxone có tác dụng kháng các vi khuẩn gram âm, gram dương gây bệnh đường ruột và hô hấp. Ceftriaxone có tác dụng nhanh chóng và hiệu quả bằng đường tiêm. Sau khi tiêm, thuốc được thấm vào các mô và dịch ở khắp cơ thể bao gồm cả não và dịch tủy sống. Khác biệt với các sản phẩm cùng loại trên thị trường, bộ đôi bột pha tiêm CEFTI ONE 50 INJ có công thức cải tiến mới nhất, đặc biệt là dung dịch pha tiêm với công thức 6 trong 1, có chứa các tá dược giúp vật nuôi kháng viêm, giảm đau, hạ sốt, long đờm, thông mũi dễ thở, tăng cường biến dưỡng và nâng cao hệ miễn dịch của vật nuôi chỉ trong một mũi tiêm. Khi sử dụng sản phẩm CEFTRI ONE 50 INJ, nhà chăn nuôi không cần dùng kết hợp thêm bất kì thuốc bổ trợ, thuốc kháng sinh hay kháng viêm nào khác, bởi sản phẩm đã “tích hợp” đầy đủ 6 công dụng như một phác đồ điều trị bệnh thông thường. Với công thức đặc biệt này, sản phẩm CEFTRI ONE 50 INJ không chỉ là “chiến binh” tiêu diệt các vi khuẩn gây bệnh mà còn là giải pháp hoàn hảo giúp nhà chăn nuôi giúp tiết kiệm tối đa chi phí điều trị bệnh bại huyết trên đàn vịt. CEFTRI ONE 50 INJ được bào chế dưới dạng bột pha tiêm bao gồm 1 chai bột pha tiêm và 1 chai dung dịch pha tiêm. Sản phẩm được chỉ định dùng trong các trường hợp gà, vịt bệnh CRD và các biến chứng của bệnh (CCRD), bệnh tụ huyết trùng, thương hàn, E.coli, viêm khớp. Qua nhiều ca điều trị thực tế ở hàng trăm ngàn trang trại chăn nuôi gia cầm từ quy mô nhỏ đến lớn, kết quả cho thấy CEFTRI ONE 50 INJ có hiệu quả rất tốt với bệnh bại huyết trên vịt. Sản phẩm đã nhận được rất nhiều phản hồi tích cực cũng như sự hài lòng từ những khách hàng sau khi sử dụng.
CEFTRI ONE 50 INJ là lựa chọn hàng đầu khi bệnh bại huyết xảy ra trên đàn vịt. Trước khi sử dụng, sản phẩm cần phải pha đều và lắc thật đều trước khi tiêm. Dung dịch sau khi pha, nhà chăn nuôi cần bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh và sử dụng hết trong vòng 5-7 ngày.
Phác đồ điều trị bệnh hiệu quả khi dùng CEFTRI ONE 50 INJ: Khi vịt có triệu chứng bệnh bại huyết, nhà chăn nuôi sử dụng phác đồ điều trị với kháng sinh CEFTRI ONE 50 INJ tiêm liên tục 3 ngày với liều 1ml/2kg thể trọng/ngày đối với vịt con, 1ml/4kg thể trọng/ngày đối với vịt lớn. Đồng thời, cho đàn vịt uống AMINO PHOSPHORIC với công dụng bổ trợ gan, tăng cường chức năng và tái tạo tế bào gan với liều 1g/10kg thể trọng. Sau 3 ngày tiêm CEFTRI ONE 50 INJ, tiếp tục cho đàn vịt uống CEFTI ONE (sản phẩm đặc trị các bệnh hô hấp trên gia cầm) với liều 1g/10kg thể trọng vào buổi sáng, liên tục 3 ngày. Và buổi chiều sử dụng AMINO PHOSPHORIC với liều 1g/10kg thể trọng, sử dụng liên tục trong 4 ngày. Bên cạnh đó, vệ sinh, sát trùng là yếu tố quan trọng không thể thiếu để ngăn chặn bệnh lây lan. Khu vực chăn nuôi cần phải được vệ sinh sát trùng sạch sẽ, loại thải và hủy chất độn chuồng cũ thay bằng chất độn chuồng mới. Đồng thời thực hiện nghiêm ngặt quy trình an toàn sinh học trong suốt quá trình nuôi vịt. Phun xịt sát trùng chuồng trại định kỳ 2 – 3 lần/ tuần bằng dung dịch sát trùng MEBI-IODINE của Mebipha. Đối với chăn nuôi vịt, môi trường nước rất quan trọng, không chỉ nguồn nước uống mà nguồn nước ao hồ cũng cần được xử lý bằng dung dịch sát trùng MEBI-IODINE để hạn chế mầm bệnh. Tùy theo tình trạng bệnh mà cân nhắc liều dùng phù hợp theo chỉ định của cán bộ thú y. Tham khảo thêm tại www.mebipha.com và hotline 0948 810 808. Bộ phận nghiên cứu phát triển. Công ty TNHH SX TM Mebipha.
Từ khóa » E Coli Bại Huyết Trên Vịt
-
BỆNH E.COLI BẠI HUYẾT TRÊN VỊT - Công Ty Cổ Phần ABC Việt Nam
-
Giải Pháp Phòng Và điều Trị li Bại Huyết Trên Vịt
-
Bệnh Bại Huyết Trên Vịt
-
Bệnh Ecoli Ghép Bại Huyết Trên Vịt - Thuốc Trang Trại
-
Cách Nhận Biết Và Phòng, Trị Bệnh Bại Huyết ở Gia Cầm
-
BỆNH ECOLI GHÉP BẠI HUYẾT TRÊN NGAN VỊT - ProBiovet
-
Thông Tin Kĩ Thuật - BỆNH BẠI HUYẾT TRÊN VỊT - Vemedim
-
BỆNH NHIỄM TRÙNG HUYẾT TRÊN VỊT - Thông Tin Kỹ Thuật
-
BỆNH E. COLI TRÊN VỊT - NGAN - Globalvet
-
Phác đồ điều Trị Bệnh li Kéo Màng Bại Huyết ở Ngan | VTC16
-
Phòng Bệnh li Bại Huyết Trên Vịt Ngan Hiệu Quả - YouTube
-
Điều Trị Bệnh li - Bại Huyết Vịt Không Bị Tái Lại Sau 1 Mũi Tiêm
-
Bộ Pha Tiêm Ecoli Bại Huyết Trên Vịt