Giải Pháp Lắp đặt điện Mặt Trời Kết Cấu Mặt đất | Intech Energy

Điện năng lượng mặt trời mặt đất là gì?

Điện năng lượng mặt trời mặt đất là hệ thống điện năng lượng mặt trời sử dụng các hệ thống khung giàn giá đỡ trên mặt đất trống để nâng đỡ các tấm pin mặt trời.

Giống như các hệ thống điện mặt trời khác, hệ thống này cũng sử dụng các tấm pin để hấp thụ ánh sáng mặt trời, chuyển hóa thành dòng điện một chiều. Dòng điện một chiều này đi qua biến tần, chuyển đổi thành dòng điện xoay chiều để cung cấp cho các tải tiêu thụ. Điểm khác biệt duy nhất là vị trí lắp đặt trên mặt đất nên phải sử dụng hệ khung riêng.

Tuy không được phổ biến như điện mặt trời mái nhà nhưng điện mặt trời mặt đất cũng được ưa chuộng, lắp đặt tại nhiều nơi. Điển hình là các trang trại, các khu vực có diện tích đất trống khá lớn, ít trồng trọt, canh tác.

 

Ưu điểm của hệ thống điện mặt trời mặt đất

 

Điện mặt trời mặt đất thường được lắp đặt với quy mô và công suất không giới hạn, lên tới hàng MW. Do vậy, điện mặt trời mặt đất tạo thành các trang trại( farm ) rộng lớn tạo thành cảnh quan rất đẹp mắt khi nhìn từ trên cao xuống.

Do phía bên dưới của các hệ thống điện mặt trời mặt đất gần như không thể tận dụng được nên để tránh việc sử dụng tài nguyên đất lãng phí thì nên tận dụng những địa hình không thể canh tác, sản xuất, ít cây cối hay các vật thể che bóng để đem lại hiệu quả cao nhất ví dụ các vùng đấy khô cằn, bỏ hoang ở các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận, Tây Ninh,..

Sản lượng điện tạo ra tương đương với điện mặt trời áp mái (cùng công suất và số lượng tấm pin). Điều đó là do phần khung mặt đất khá linh hoạt, có thể điều chỉnh các hướng và góc nghiêng của pin để hấp thu ánh sáng mặt trời tốt nhất. Khách hàng chỉ cần hạn chế bóng râm tối đa và lựa chọn các khu vực trống, có bức xạ mặt trời lớn. Hơn nữa hệ thống này được vệ sinh dễ dàng và thường xuyên, người thực hiện không cần leo trèo lên cao, khi có sự cố cũng được xử lý nhanh chóng.

 

Những lợi ích của hệ thống điện mặt trời mặt đất:

Điện mặt trời mặt đất là giải pháp lắp đặt điện mặt trời có đóng góp lớn nhất vào các nguồn nguồn điện hiện có của Việt Nam, nhiều nhất trong số các dạng năng lượng tái tạo. Điều đó một phần giải quyết được vấn đề thiếu điện năng của đất nước, tạo động lực để phát triền kinh tế, xã hội.

Ngoài ra, những lợi ích mà điện mặt trời mặt đất mang lại có thể kể đến như:

Các thành phần của hệ thống điện mặt trời mặt đất

- Tấm pin năng lượng mặt trời (PV): chuyển đổi quang năng thành năng lượng điện 1 chiều.

- Bộ chuyển đổi DC/AC( Central inverter): Chuyển đổi năng lượng điện 1 chiều sinh ra từ tấm pin thành năng lượng điện xoay chiều.

- Hệ thống kết cấu trụ đỡ, khung giàn, giá đỡ tấm pin PV: cố định các tấm pin trên mặt đất với hướng và góc nghiêng phù hợp.

- Hệ thống tủ lộ tổng, tủ xuất tuyến, kết nối DC,AC; bảo vệ, đóng cắt khi hệ thống điện mặt trời hoặc phần điện xoay chiều gặp sự cố hoặc bảo trì bảo dưỡng.

- Hệ thống dây cáp DC, dây cáp AC, dây cáp truyền thông, thông tin: kết nối hệ thống điện 1 chiều và xoay chiều và để truyền các tín hiệu điều khiển .

- Trạm biến áp, sân phân phối và đường dây truyền tải: truyền tải và phân phối điện.

- Hệ thống giám sát và thu thập dữ liệu SCADA: theo dõi các thông số của hệ thống để giúp người vận hành hệ thống giám sát các thiết bị từ xa.

- Hệ thống truyền thông, thông tin và hệ thống đo đếm: giúp phân tích sản lượng, và điều độ công suất phát sao cho phù hợp.

Quy trình lắp đặt hệ thống điện mặt trời mặt đất

Cũng giống như bất kỳ dự án lắp đặt hệ thống điện mặt trời nào, Intech Energy đã xây dựng một quy trình chuẩn gồm các bước sau:

Bước 1: Tiếp nhận thông tin và tư vấn ban đầu cho khách hàng.

Bước 2 : Khảo sát mặt bằng, địa chất khu vực lắp đặt và đề xuất giải pháp kỹ thuật với khách hàng.

Bước 3: Tư vấn thiết kế ,bóc tách báo vật tư thiết bị, thi công hệ thống

Bước 4: Sau khi đàm phán và chấp thuận phương án lắp đặt của chủ đầu tư, hai bên sẽ tiến hành ký kết hợp đồng .

Bước 5: Thi công lắp đặt hệ thống và hoàn thiện

Bước 6: Vận hành chạy thử, kiểm tra và nghiệm thu toàn bộ hệ thống

Bước 7: Hướng dẫn quy trình vận hành, bảo dưỡng bảo trì

Bước 8: Bàn giao hệ thống đưa vào sử dụng cho chủ đầu tư.

Các dạng kết cấu lắp đặt hệ thống điện mặt trời mặt đất

- Hệ lắp đặt bằng giá treo có trụ đỡ bê tông

- Hệ lắp đặt hai cột trụ đỡ trên mặt đất

- Hệ lắp đặt một cột trụ đỡ trên mặt đất

- Hệ lắp đặt cho nhà kính

Những lưu ý trong quá trình lắp đặt dự án điện mặt trời mặt đất

- Đối với các dự án điện mặt trời mặt đất, do được xây dựng trên phần diện tích đất tự nhiên nên cần phải được cấp giấy phép xây dựng; Ngoài ra, đối với các dự án lớn thì cần được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư vì liên quan đến quy hoặc xây dựng, quy hoạch về điện,…

- Khảo sát địa chất, mặt bằng là một bước vô cùng quan trọng. Để đảm bảo giữ vững cho hệ thống khung giá đỡ và tấm pin năng lượng mặt trời thì địa chất bên dưới phải được khảo sát kỹ càng để đưa ra được các phương án thi công móng trụ, trụ đỡ.

- Hầu hết các dự án điện mặt trời mặt đất có công suất rất lớn nên lựa chọn thiết bị inverter cũng phải có công suất rất lớn. Các điện mặt trời mặt đất cần xây dựng thêm các trạm biến áp và đường dây truyền tải để truyền tải và phân phối năng lượng điện đến những nơi cần thiết.

- Do nằm ở vị trí gần mặt đất nên các hệ thống điện mặt trời mặt đất cần thường xuyên phải vệ sinh bảo trì bảo dưỡng các tấm pin do nhiều bụi bẩn. lá cây,.. Thường chặt cây, cắt cỏ để tránh trường hợp các tấm pin bị che bóng làm giảm hiệu suất phát.

- Khung giá đỡ tấm pin cũng cần tính toán, thiết kế cần thận. để đảm bảo hiệu suất phát của hệ thống luôn đạt cao nhất cần thiết kế góc nhiêng phù hợp, thậm chí trong một số trường hợp có thể lắp thêm các hệ thống tracking tự động.

- Đối với các dự án lớn việc lựa chọn nhà thầu thiết kế, thi công đủ năng lực là vô cùng quan trọng. điều đó đảm bảo hệ thống được đưa vào vận hành trong thời gian ngắn nhất và vận hành ổn định, an toàn nhất.

 

Những câu hỏi thường gặp về lắp đặt điện mặt trời mặt đất

  1. Lắp điện mặt trời mặt đất phù hợp với những khu vực nào?

Hệ thống điện mặt trời nói chung phù hợp với những dự án có địa điểm với lượng bức xạ cao như khu vực phía Nam Việt Nam. Ngoài ra những nơi có diện tích đất bỏ hoang, không thể canh tác sản xuất có thể tận đụng dể đầu tư điện mặt trời mặt đất. Các khu vực thích hợp để lắp đặt điện mặt trời mặt đất là những vùng đất cát khô hạn ở Ninh Thuận ,Bình Thuận, Tây Ninh, Tây Nguyên,..

  1. Hiện nay, các chính sách của nhà nước về điện mặt trời mặt đất là như thế nào?

Sau mốc thời gian 30-6-2019, cơ chế khuyến khích riêng cho điện mặt trời mặt đất đang có dấu hiệu chững lại. Việc đầu tư, phát triển quá ồ ạt các dự án điện mặt trời khiến nhiều nhà máy điện phải cắt giảm công suất phát do quá tải đường dây truyền. Hơn nữa, có hiện tượng nhiều chủ đầu tư “lách luật" xây dựng các mái nhà xưởng trên danh nghĩa điện mặt trời nông nghiệp để được hưởng giá mua điện cao nên Chính phủ đang siết chặt lại các cơ chế phê duyệt đầu tư, tránh lãng phí tài nguyên đất, các nguồn lực khác.

  1. Muốn đầu tư điện mặt trời mặt đất để kinh doanh, bán điện cho EVN thì làm thế nào?

Do việc lắp đặt điện mặt trời không còn được ưu tiên, thay vào đó là khuyến khích lắp điện mặt trời khác như: điện mặt trời áp mái, điện mặt trời nổi,. Nên theo quy định hiện tại, các dự án điện mặt trời mặt đất có công suất trên 1 MW phải được chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư và đấu thầu về giá điện và có trong quy hoạch phát triển ngành điện trong tương lai.

  1. Giá mua điện của EVN về sản lượng điện mặt trời mặt đất là bao nhiêu?

Theo quyết đinh 13 của Thủ tướng chính phủ, giá mua lại điện từ dự án điện mặt trời mặt đất được đưa vào vận hành trước ngày 31-12-2020 là 7.09 Uscent/1kWh ( tương đương 1.644đ. Tính đến 31-12-2020, quyết định 13 chính thức hết hiệu lực, hiện Bộ công thương đang đề xuất chính phủ phê duyệt dự thảo giá mua điện mặt trời mới , giá mua điện mặt trời mặt đất nói riêng và các dự án điện mặt trời khác giảm rất nhiều so với trước.Dự thảo đưa ra giá mua Fit 3 dành cho các dự án điện mặt trời mặt đất là từ 5.3-5.8 Uscent/1kWh.

Từ khóa » đất Làm Năng Lượng Mặt Trời