Giải Pháp Phát Triển Bền Vững Kinh Tế Biển Việt Nam đến Năm 2030 ...

Biển đảo Việt Nam

Bảo hiểm xã hội

Bảo hiểm y tế

Văn bản, chính sách mới

Chính sách Quân đội

Tư liệu

Giải pháp phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

8/19/2021 8:42:05 AM

Nghị quyết số 36-NQ/TW, ngày 22/10/2018 Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII) xác định:

1. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về phát triển bền vững biển, tạo đồng thuận trong toàn xã hội. Nâng cao nhận thức, tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền trong tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát quá trình triển khai thực hiện các chủ trương, giải pháp về phát triển bền vững kinh tế biển, v.v.

2. Hoàn thiện thể chế, chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch về phát triển bền vững kinh tế biển. Rà soát, hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về biển theo hướng phát triển bền vững, bảo đảm tính khả thi, đồng bộ, thống nhất, phù hợp với chuẩn mực luật pháp và điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia. Tạo hành lang pháp lý thuận lợi để huy động các nguồn lực trong và ngoài nước cho đầu tư xây dựng hạ tầng, phát triển khoa học, công nghệ, nguồn nhân lực và chuyển giao tri thức về biển.

3. Phát triển khoa học, công nghệ và tăng cường điều tra cơ bản biển. Thúc đẩy đổi mới, sáng tạo, ứng dụng các thành tựu khoa học, công nghệ tiên tiến; đẩy mạnh nghiên cứu, xác lập luận cứ khoa học cho việc hoạch định, hoàn thiện chính sách, pháp luật về phát triển bền vững kinh tế biển. Ưu tiên đầu tư cho công tác điều tra cơ bản, nghiên cứu khoa học, công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực biển; hình thành các trung tâm nghiên cứu, ứng dụng công nghệ sinh học biển, khai thác đáy biển sâu, công nghệ vũ trụ trong giám sát biển đạt trình độ tiên tiến trong khu vực, v.v.

4. Đẩy mạnh giáo dục, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực biển. Qua đó, nâng cao nhận thức, kiến thức, hiểu biết về biển, đại dương, kỹ năng sinh tồn, thích ứng với biến đổi khí hậu, nước biển dâng, phòng, tránh thiên tai cho học sinh, sinh viên trong tất cả bậc học, cấp học. Phát triển nguồn nhân lực biển chất lượng cao; có chính sách thu hút nhân tài, từng bước hình thành đội ngũ các nhà quản lý, nhà khoa học, chuyên gia đạt trình độ quốc tế, có chuyên môn sâu về biển và đại dương, v.v.

5. Tăng cường năng lực bảo đảm quốc phòng, an ninh, thực thi pháp luật trên biển. Hoàn thiện tổ chức các lực lượng bảo đảm quốc phòng, an ninh, thực thi pháp luật trên biển. Đầu tư trang thiết bị hiện đại, chú trọng đào tạo nhân lực, nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật và tăng cường khả năng hiệp đồng, tác chiến của các lực lượng tham gia bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán và các quyền lợi chính đáng, hợp pháp của đất nước, v.v.

6. Chủ động tăng cường và mở rộng quan hệ đối ngoại, hợp tác quốc tế về biển. Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa; chủ động, nâng cao hiệu quả hội nhập quốc tế; kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ chủ quyền và các lợi ích hợp pháp, chính đáng của quốc gia trên biển, đồng thời chủ động, tích cực giải quyết, xử lý các tranh chấp, bất đồng trên Biển Đông bằng các biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, nhất là Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982; giữ gìn môi trường hòa bình, ổn định và hợp tác để phát triển, v.v.

7. Huy động nguồn lực, khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư cho phát triển bền vững biển, xây dựng các tập đoàn kinh tế biển mạnh. Đẩy mạnh thu hút nguồn lực từ các thành phần kinh tế, nhất là kinh tế tư nhân, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Chủ động thu hút các nhà đầu tư lớn, có công nghệ nguồn, trình độ quản lý tiên tiến từ các nước phát triển, v.v.

PHẠM BÌNH thực hiện

Từ khóa :Nghị quyết số 36-NQ/TW,kinh tế biển Việt Nam

Các tin, bài đã đưa

  • Đôi nét về Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm - Hội An
  • Vùng 3 Hải quân đẩy mạnh công tác tuyên truyền biển, đảo
  • Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Ngãi chung tay gỡ “thẻ vàng” IUU
  • Bộ đội Biên phòng Quảng Nam bảo vệ vững chắc chủ quyền, an ninh biên giới biển
  • Quy hoạch không gian biển quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050
  • Phát huy vai trò nòng cốt của lực lượng Hải quân trong bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc
Tin, bài xem nhiều Một số nội dung cơ bản của Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới

Một số nội dung cơ bản của Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới

Quan điểm của Đảng về bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới

Quan điểm của Đảng về bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới

Một số giải pháp bảo vệ chủ quyền biển, đảo trong tình hình mới

Một số giải pháp bảo vệ chủ quyền biển, đảo trong tình hình mới

Vì sao Đảng ta lấy chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động?

Vì sao Đảng ta lấy chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động?

--- Liên kết Website ---
  • Tổng Công ty Thái Sơn
  • Trang thông tin điện tử BHXH/BQP
  • Báo biên phòng
  • Cổng Thông tin điện tử Ngành Chính sách Quân đội
  • Thư viện Quân đội
  • PNQĐ
  • Nxb QĐ
  • Triển lãm ảnh da cam
  • Tổng Công ty Đông Bắc
  • Báo QĐND

Từ khóa » Giải Pháp Phát Triển Bền Vững ở Việt Nam