Giải Pháp Phát Triển Công Nghiệp Huyện Tam Dương - Vĩnh Phúc
Có thể bạn quan tâm
TCDN - Theo quy hoạch, Tam Dương có 4 khu công nghiệp (KCN) với tổng diện tích hơn 540 ha. Huyện đã hình thành và triển khai thực hiện đối với 2 cụm công nghiệp (CCN) là Hợp Thịnh và Hoàng Lâu với tổng diện diện tích gần 100 ha.
Tóm tắt
Là huyện nằm ở vị trí trung tâm của tỉnh Vĩnh Phúc, Tam Dương có kết nối giao thông thuận lợi, nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế. Những năm qua, Tam Dương đã phát huy lợi thế về vị trí địa lý, khai thác tốt tiềm năng, đồng thời, huy động mọi nguồn lực để phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa.
Xác định phát triển công nghiệp là động lực để phát triển kinh tế, Tam Dương đang tập trung xây dựng huyện phát triển toàn diện, bền vững; phấn đấu trở thành huyện công nghiệp vào năm 2030. Huyện đã tập trung chỉ đạo, quyết liệt thực hiện tốt công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, xây dựng, hoàn thiện các công trình hạ tầng do tỉnh và huyện đầu tư trên địa bàn; tạo điều kiện thuận lợi nhằm kết nối huyện với các địa phương trong tỉnh, giữa các khu, cụm công nghiệp.
Tình hình phát triển công nghiệp
Sau gần 25 năm tái lập, huyện Tam Dương đã hoàn thành điều kiện, tiêu chí đạt chuẩn nông thôn mới và đạt được những kết quả quan trọng, khá toàn diện trên tất cả các mặt.
Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất hằng năm tăng cao, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng. Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn bình quân đạt 287 tỷ đồng, tăng gấp 50 lần so với năm đầu tái lập huyện.
Tam Dương vẫn là điểm sáng của tỉnh về sản xuất nông nghiệp. Đến nay, giá trị sản xuất bình quân trên 1ha canh tác đạt trên 96 triệu đồng/ha, tăng gấp 5 lần so với năm 1998. Huyện đã hình thành một số vùng sản xuất hàng hóa tập trung, trồng cây có giá trị kinh tế cao như: Mô hình gạo Long Trì, rau quả xanh ở Vân Hội, Kim Long, An Hòa, thị trấn Hợp Hòa... Trong chăn nuôi, với lợi thế là địa phương có nhiều đồi gò, huyện tập trung phát triển chăn nuôi theo hướng trang trại, gia trại tập trung ở một số xã như: Thanh Vân, Hoàng Lâu, Kim Long… do vậy, Tam Dương luôn là địa phương có tổng đàn gia cầm cao nhất tỉnh.
Tổng giá trị sản xuất trên địa bàn huyện năm 2021 đạt 7.586.412 triệu đồng, tăng 6,55% so với năm 2020. Sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản đạt 1.863,653 tỷ đồng, tăng 7,76% so với năm 2020, vượt 4,76% kế hoạch (là năm tăng cao nhất trong những năm gần đây). Tổng giá trị sản xuất ngành công nghiệp - xây dựng đạt 4.254.055 triệu đồng, tăng 7,72% so với cùng kỳ, chiếm 52,43% cơ cấu giá trị sản xuất trên địa bàn. Tổng giá trị sản xuất ngành thương mại - Dịch vụ đạt 1.468.704 triệu đồng, so cùng kỳ tăng 1,92%, hiếm 20,54% cơ cấu giá trị sản xuất trên địa bàn.
Xác định phát triển công nghiệp là động lực để phát triển kinh tế, huyện đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, quyết liệt thực hiện tốt công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, xây dựng, hoàn thiện các công trình hạ tầng do tỉnh và huyện đầu tư trên địa bàn; tạo điều kiện thuận lợi nhằm kết nối huyện với các địa phương trong tỉnh, giữa các khu, cụm công nghiệp.
Ưu tiên giải phóng mặt bằng, thu hút các nhà đầu tư
Với lợi thế là địa phương có quỹ đất dồi dào đã tạo điều kiện cho huyện hình thành các khu, cụm công nghiệp, thu hút được nhiều doanh nghiệp quan tâm đầu tư.
Theo quy hoạch, Tam Dương có 4 khu công nghiệp (KCN) với tổng diện tích hơn 540 ha. Huyện đã hình thành và triển khai thực hiện đối với 2 cụm công nghiệp (CCN) là Hợp Thịnh và Hoàng Lâu với tổng diện diện tích gần 100 ha. Cả 2 cụm công nghiệp đã được UBND tỉnh thành lập và giao cho các Chủ đầu tư xây dựng kinh doanh hạ tầng. Tháng 05/2021, UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã quyết định thành lập khu công nghiệp Tam Dương 1, Khu 2 huyện Tam Dương với quy mô 162,33 ha.
Hiện nay, các Chủ đầu tư đang tích cực phối hợp với UBND huyện, xây dựng kế hoạch, đường găng để tháo gỡ vướng mắc, tập trung giải phóng mặt bằng để đầu tư xây dựng hạ tầng các Khu, Cụm công nghiệp. Các bước chuẩn bị dự án của Nhà đầu tư đã cơ bản hoàn thành, UBND huyện đang tập trung mọi điều kiện để triển khai các dự án Tái định cư; di dời mổ mà, nhà ở cho người dân để phục vụ công tác GPMB. Nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án, trong khi chờ xin ý kiến Thủ tướng Chính phủ về việc thu hồi đất lúa, UBND huyện đã chỉ đạo triển khai song song việc kiểm điếm đối với CCN Hoàng Lâu và CCN Hợp Thịnh để đến khi được Thủ tướng Chính phủ đồng ý có thể triển khai thu hồi được ngay. Bên cạnh đó, năm 2021, UBND huyện đã trình UBND tỉnh phê duyệt: Khu Công nghiệp Tam Dương 1- Khu vực 2; điều chỉnh quy hoạch khu Công nghiệp 15 Tam Dương 2- Khu B2 và Khu CN TD1 - Khu vực 3; Bổ sung 5 cụm Công nghiệp: Hướng Đạo, Vân Hội, Hoàng Đan, Duy Phiên và Kim Long.
Công tác bồi thường giải phóng mặt bằng được Huyện ủy, UBND huyện thường xuyên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt. Huyện ủy, UBND huyện tổ chức các đoàn công tác làm việc với từng xã, thị trấn để chỉ đạo tháo gỡ khó khăn đẩy nhanh tiến độ thực hiện công tác giải phóng mặt bằng trong triển khai thực hiện các dự án; Giao nhiệm vụ, chỉ tiêu về công tác giải phóng mắt bằng cho người đứng đầu các cơ quan, đơn vị. Coi đó là một trong những tiêu chí đánh giá, xếp loại thi đua đối với tập thể, cá nhân người đứng đầu hằng năm. UBND huyện quyết liệt chỉ đạo Ban Quản lý dự án ĐTXD huyện phối hợp với các cơ quan, đơn vị tập trung thực hiện công tác GPMB.
Tính đến nay, huyện Tam Dương đã ban hành quyết định thu hồi đất và phê duyệt phương án với diện tích trên 36 ha và kinh phí bồi thường, hỗ trợ trên 70 tỷ đồng của 36 dự án, đã kiểm đếm xong trên 100 ha (chủ yếu là khu công nghiệp) và đang hoàn thiện thủ tục phê duyệt, hết năm 2021 hoàn thành công tác GPMB được khoảng 60 ha đạt 120% so với năm 2020; tiến hành cưỡng chế thu hồi đất phục vụ giải phóng mặt bằng các dự án trên địa bàn.
Đối với Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật KCN Tam Dương I - Khu vực 2, nằm tại xã Hướng Đạo, xã Đạo Tú và thị trấn Hợp Hòa, huyện Tam Dương, theo kế hoạch, từ quý III/2021 đến hết năm 2022, huyện Tam Dương phải hoàn thành công tác bồi thường, bàn giao mặt bằng cho chủ đầu tư xây dựng hạ tầng. Từ năm 2025, dự án sẽ hoàn thành hạ tầng bắt đầu cho thuê mặt bằng. Dự án có 162,33 ha phải thu hồi, bồi thường, trong đó đất nông nghiệp chiếm 67,8%.
Xác định dự án có ý nghĩa quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội địa phương, trong tháng 6/2021, huyện Tam Dương đã thành lập Hội đồng bồi thường, hỗ trợ, tái định cư dự án và các tổ công tác: Tổ tuyên truyền, tổ thực hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng, tổ giải quyết khó khăn, vướng mắc và tổ xử lý vi phạm.
Đồng thời, yêu cầu các tổ phối hợp với chính quyền các địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền, rà soát hồ sơ, thống kê đất đai, tài sản trên đất; vận động các hộ phối hợp kê khai, kiểm đếm đất đai và tài sản, vật kiến trúc, cây cối trên đất; ban hành thông báo thu hồi đất, công khai và gửi thông báo thu hồi đến từng hộ gia đình, cá nhân có đất thu hồi. Kết quả, tháng 8/2021, huyện Tam Dương đã công khai và gửi thông báo thu hồi đất đến hơn 100 hộ có đất ở và đất trồng cây lâu năm trên địa bàn xã Hướng Đạo; kiểm đếm đất đai, tài sản, vật kiến trúc, cây cối trên đất của gần 60 hộ. Tuy nhiên, vẫn còn tình trạng các hộ dân cố tình tạo lập tài sản, vật kiến trúc trong phạm vi khu công nghiệp. Nhiều hộ chưa phối hợp với các ngành chức năng trong công tác kiểm đếm. Ngoài ra, một số trường hợp đã chuyển nhượng, tặng, cho nhưng UBND cấp xã chưa xác định rõ nên tạm thời phải quy chủ cho các hộ đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trước đây.
Để bảo đảm tiến độ bàn giao mặt bằng cho chủ đầu tư triển khai dự án, thời gian tới, huyện Tam Dương tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt trong thực hiện công tác giải phóng mặt bằng, giải quyết dứt điểm các khó khăn, vướng mắc; hoàn thiện số liệu kiểm kê, đo đạc, phương án bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng. Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, đồng thời, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, nhất là các trường hợp cố tình xây dựng, tạo lập trái phép tài sản, vật kiến trúc trên đất.
Căn cứ tình hình thực tế, phối hợp với chủ đầu tư đề xuất biện pháp giải quyết vướng mắc trong công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, trình cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định.
Đầu tư hệ thống đường giao thông
Mặt khác, nhằm kết nối giữa huyện với các địa phương trong tỉnh, giữa các khu, cụm công nghiệp, Tam Dương tăng cường đầu tư hệ thống đường giao thông như: Đường vành đai KCN Tam Dương I, đường vành đai 2, đường vành đai 3, đường nối KCN Tam Dương I và Tam Dương II, đường Hợp Châu - Đồng Tĩnh…
Tiếp tục đề xuất để UBND tỉnh và Bộ Giao thông vận tải sớm triển khai thi công nút giao IC5 cao tốc Nội Bài - Lào Cai xuống địa bàn huyện Tam Dương trong thời gian tới.
Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư trên địa bàn, lãnh đạo huyện Tam Dương cam kết đồng hành cùng doanh nghiệp, tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận về đất đai, cơ chế, chính sách; quyết liệt chỉ đạo cải cách thủ tục hành chính, nâng cao phẩm chất, đạo đức công vụ, nhất là với đội ngũ cán bộ, công chức trực tiếp làm việc với doanh nghiệp. Từng bước thay đổi từ chính quyền quản lý sang chính quyền vừa quản lý, vừa phục vụ để sẵn sàng hỗ trợ doanh nghiệp, nhất là thủ tục hành chính nhanh gọn, linh hoạt.
Chính vì vậy, những năm gần đây, Tam Dương đã thu hút được trên 300 doanh nghiệp đang hoạt động, kinh doanh trên các lĩnh vực, góp phần nâng cao giá trị sản xuất công nghiệp của Tam Dương lên hơn 19%/năm. Trong đó, có một số dự án của các nhà đầu tư đã và đang hoạt động sản xuất tại các khu, cụm công nghiệp, góp phần tạo nhiều việc làm và thu nhập cho người lao động, đóng góp cho ngân sách nhà nước. Tiêu biểu như Công ty TNHH Vitto (KCN Tam Dương II - khu A), chuyên sản xuất các loại gạch ốp lát chất lượng cao, với doanh thu đạt hơn 1.400 tỷ đồng/năm, bảo đảm việc làm ổn định cho 730 lao động với thu nhập bình quân đạt 8 triệu đồng/người/tháng.
Một số giải pháp
Năm 2022, công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, giải ngân nguồn vốn đầu tư các dự án được xác định là một trong các nhiệm vụ, chỉ tiêu trọng tâm của huyện. Để kinh tế - xã hội của huyện phát triển thì một trong các nhiệm vụ hàng đầu là phải thực hiện tốt công tác bồi thường giải phóng mặt bằng. Theo đó, huyện Tam Dương cần tiếp tục thực hiện một số giải pháp chủ yếu sau:
Một là, tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng trong các khu, cụm công nghiệp đồng bộ với tiến độ xây dựng cơ sở hạ tầng ngoại khu, gồm: điện, nước, thông tin, các dịch vụ kỹ thuật. Chú trọng xây dựng kết cấu hạ tầng ngoài hàng rào khu công nghiệp như nhà ở công nhân, bệnh viện, trường học, trung tâm đào tạo nghề, khu thương mại, khu vui chơi, giải trí…, để thu hút nhiều dự án vào khu công nghiệp và tạo điều kiện triển khai nhanh các dự án đầu tư.
Hai là, tăng cường thu hút và nâng cao hiệu quả đầu tư theo hướng thu hút các tập đoàn lớn có tiềm lực về vốn, công nghệ, thương hiệu, thân thiện với môi trường… Hàng năm bổ sung danh mục dự án xúc tiến kêu gọi đầu tư, tập trung vào một số lĩnh vực cụ thể có thế mạnh của địa phương, từng bước hạn chế các dự án có công nghệ sản xuất gây ô nhiễm môi trường, các dự án sử dụng nhiều lao động trong các khu đô thị. Đa dạng hóa các hình thức thu hút vốn đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các dự án hoạt động hiệu quả.
Ba là, đẩy mạnh công tác đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu phát triển công nghiệp, nghiên cứu xây dựng chính sách về thu hút nguồn nhân tài, chính sách nuôi dưỡng, hỗ trợ công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực cho tương lai, thu hút đội ngũ chuyên gia lành nghề, các nhà nghiên cứu khoa học.
Bốn là, tranh thủ nguồn kinh phí từ quỹ khuyến công quốc gia và nguồn kinh phí xúc tiến thương mại, xây dựng chương trình hỗ trợ phát triển các sản phẩm công nghiệp chủ lực cho từng giai đoạn, trong đó tập trung vào các chính sách hỗ trợ về đầu tư, xúc tiến thương mại, phát triển thị trường; hỗ trợ về thiết kế sản phẩm, lựa chọn và chuyển giao công nghệ, hỗ trợ xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế, sở hữu công nghiệp…
Năm là, nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước đối với ngành công nghiệp trên địa bàn, phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý các cấp trong việc theo dõi, nắm tình hình, kiểm tra, giám sát và hỗ trợ các hoạt động của doanh nghiệp; tăng cường công tác kiểm tra thực hiện và điều chỉnh Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp đã được phê duyệt, nhằm đảm bảo cho ngành công nghiệp phát triển đúng định hướng.
Sáu là, tiếp tục cải cách thủ tục hành chính, đơn giản các quy trình, thủ tục, tạo môi trường thông thoáng trong đầu tư; tăng cường trách nhiệm các cấp, các ngành trong giải quyết và xử lý công việc, đảm bảo tập trung hỗ trợ và kịp thời giải quyết những vấn đề liên quan đến nhà đầu tư; xử lý nghiêm minh những tập thể, cá nhân gây nhũng nhiễu, phiền hà cho doanh nghiệp hoặc cố tình gây chậm trễ trong công tác giải quyết những khó khăn tồn tại của nhà đầu tư.
Từ khóa » Bản đồ Quy Hoạch Kcn Tam Dương 1
-
Bản đồ Quy Hoạch Khu Công Nghiệp Tam Dương 1 - Premier Land
-
Khu Công Nghiệp Tam Dương I - Vĩnh Phúc
-
Quy Hoạch - UBND Tỉnh Vĩnh Phúc
-
Bản đồ Quy Hoạch Sử Dụng đất Huyện Tam Dương đến 2030 Tỉnh ...
-
Bản đồ Quy Hoạch Giao Thông Huyện Tam Dương, Tỉnh Vĩnh Phúc
-
Bản đồ Quy Hoạch Sử Dụng đất Huyện Tam Dương, Tỉnh Vĩnh Phúc
-
Thông Tin Quy Hoạch Khu Công Nghiệp Tam Dương I - Meeyland
-
Khu Công Nghiệp Tam Dương I, Vĩnh Phúc
-
Bản đồ Quy Hoạch Huyện Tam Dương, Vĩnh Phúc Mới Nhất 2022
-
Bản đồ Quy Hoạch Tỉnh Vĩnh Phúc Giai đoạn 2021 - 2030 - Nhà Đất Mới
-
Bản đồ Huyện Tam Dương Tỉnh Vĩnh Phúc - - Nhà Phố Đồng Nai
-
Khu Công Nghiệp 162 Ha Tại Tam Dương Triển Khai đến đâu?
-
Quy Hoạch Quỹ đất Tái định Cư Phục Vụ Phát Triển Khu Công Nghiệp