GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA RỦI RO TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI TRONG HOẠT ...

Tải bản đầy đủ (.pdf) (65 trang)
  1. Trang chủ
  2. >>
  3. Tài Chính - Ngân Hàng
  4. >>
  5. Tài chính doanh nghiệp
GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA RỦI RO TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI TRONG HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY CỔ PHẨN NAM VIỆT (đề tài thầy thắng hướng dẫn, được thầy sửa khá kĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.27 MB, 65 trang )

CHƯƠNG 1LÝ THUYẾT CHUNG VỀ RỦI RO TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI VÀ QUẢN TRỊRỦI RO TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI1.1 Tỷ giá hối đoái1.1.1 Khái niệm, phân loại tỷ giá hối đoái1.1.1.1 Khái niệmKinh tế thế giới ngày càng phát triển, các quan hệ kinh tế, thương mại,tài chính, tín dụng cũng được mở rộng hơn, vượt qua biên giới của các quốcgia. Mỗi quốc gia trên thế giới hầu như đều có đồng tiền riêng của mình (VD:Việt Nam-VND, Mỹ-USD, Nhật Bản-JPY, Anh-GDP,…). Để thuận tiện choviệc thanh toán, so sánh, phân tích hiệu quả kinh tế khi các quốc gia tham giaquan hệ kinh tế quốc tế, phản ánh sức mua giữa nội tệ và ngoại tệ nên xuấthiện khái niệm tỷ giá hối đoái.Tỷ giá hối đoái là mối quan hệ so sánh sức mua giữa các đồng tiền với nhau,hay là giá cả của một đơn vị tiền tệ nước này thể hiện bằng một số đơn vị tiềntệ nước kia.Tỷ giá hối đoái thể hiện mối quan hệ về giá trị tiền tệ giữa hai đồng tiền khácnhau.Ví dụ: Một nhà xuất khẩu của Việt Nam nhận được thanh toán hợp đồng củabên Nhập khẩu Mỹ 100.000 USD cho hợp đồng 2 tỷ VND, như vậy 1USD =20.000 VND là tỷ giá hối đoái giữa 2 đồng USD và VND.1.1.1.2 Phân loại- Căn cứ vào chế độ quản lý ngoại hối, tỷ giá hối đoái bao gồm: Tỷ giá chínhthức, Tỷ giá kinh doanh, Tỷ giá chợ đen.+ Tỷ giá chính thức: Là tỷ giá hối đoái do Ngân hàng Trung ương của mỗiquốc gia công bố, là cơ sở để các ngân hàng thương mại và các tổ chức tíndụng ấn định tỷ giá trao ngay, kỳ hạn, hoán đổi.Nguyên tắc xác định tỷ giá chính thức ở Việt Nam là dựa trên cơ sở giábình quân của tất cả các giao dịch trên thị trường liên ngân hàng của các đồngtiền khác so với VND của ngày giao dịch gần nhất trước đó.+ Tỷ giá kinh doanh: Là tỷ giá dùng để kinh doanh mua bán ngoại tệ tại ngânhàng. Cơ sở hình thành của tỷ giá này là quan hệ cung cầu về ngoại tệ trên thịtrường và tỷ giá chính thức do Ngân hàng Trung ương công bố.Tỷ giá kinh doanh lại bao gồm tỷ giá mua và tỷ giá bán:* Tỷ giá mua là tỷ giá ngân hàng mua ngoại tệ vào.* Tỷ giá bán là tỷ giá ngân hàng bán ngoại tệ ra.Khi niêm yết bao giờ cũng yết song song cả 2 tỷ giá, tỷ giá đứng trướclà tỷ giá mua, tỷ giá đứng sau là tỷ giá bán.VD: Tại ngân hàng Vietcombank ngày 24/03/2014 yết tỷ giá giữa GBP vàVND như sau: GBP/VND= 34.392/34.929. Như vậy, tỷ giá mua là 34.392 vàtỷ giá bán là 34.929.+ Tỷ giá chợ đen: Là tỷ giá được hình thành ở trên thị trường tự do ( Như cáccủa hàng kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc,…). Tỷ giá này chủ yếu biến động doquan hệ cung – cầu về các loại ngoại tệ trên thị trường.Có thể nói tỷ giá chợ đen là một biến thể của tỷ giá kinh doanh. Khinền kinh tế ổn định và tình hình quản lý ngoại hối tốt thì tỷ giá chợ đen cũngkhông có khác biệt nhiều so với tỷ giá kinh doanh.- Căn cứ vào thời điểm mua bán ngoại tệ thì tỷ giá hối đoái gổm: Tỷ giámở cửa, tỷ giá đóng cửa, tỷ giá giao ngay, tỷ giá kỳ hạn.+ Tỷ giá mở cửa: Là tỷ giá mua bán ngoại tệ được công bố vào đầungày giao dịch.+ Tỷ giá đóng cửa: Là tỷ giá mua bán ngoại tệ ở cuối ngày giaodịch.+ Tỷ giá giao ngay: Là tỷ giá mua bán ngoại hối do tổ chức tín dụngyết giá tại thời điểm giao dịch hoặc do hai bên thỏa thuận nhưng đảm bảophải trong biên độ do ngân hàng Nhà nước quy định. Việc thanh toán giữa cácbên phải được thực hiện trong hai ngày làm việc tiếp theo, sau ngày cam kếthoặc mua bán.+ Tỷ giá kỳ hạn: Là tỷ giá mua bán ngoại hối mà việc giao nhậnngoại hối được tiến hành theo kỳ hạn của hợp đồng, tỷ giá này được các bênthỏa thuận và theo biên độ do ngân hàng Nhà nước quy định.- Căn cứ vào chế độ quản lý thì tỷ giá hối đoái gồm: Tỷ giá cố định vàtỷ giá thả nổi.+ Tỷ giá cố định: Là tỷ giá hối đoái được áp đặt một các cố định bởichính phủ, vì thế nó không được hình thành bởi quan hệ cung cầu ngoại tệtrên thị trường. Khi tỷ giá này được Chính phủ áp dụng thì tỷ giá hối đoái củađồng nội tệ không thay đổi so với ngoại tệ vì thế tính cơ động kém nên bêncạnh tỷ giá này còn có tỷ giá cố định có điều chỉnh.+ Tỷ giá thả nổi: Là tỷ giá hối đoái được hình thành dựa trên quanhệ cung - cầu của thị trường. Nó bao gồm tỷ giá thả nổi tự do và tỷ giá thảnổi có quản lý.- Nếu căn cứ theo phương tiện thanh toán thì tỷ giá hối đoái gồm: Tỷ giá séc,tỷ giá hối phiếu, tỷ giá chuyển khoản, tỷ giá tiền mặt.1.1.2 Các nhân tố ảnh hưởng tới tỷ giá hối đoáiTỷ giá hối đoái là mối quan hệ so sánh sức mua của các đồng tiền vớinhau. Mà sức mua của các đồng tiền của mỗi quốc gia biến động khôngngừng theo thời gian, bên cạnh đó tỷ giá hối đoái còn chịu ảnh hưởng bởi cácquy luật cung - cầu, quy luật giá cả,…Chính vì thế tỷ giá hối đoái cũng thayđổi khi các nhân tố tác động tới nó thay đổi.1.1.2.1 Tốc độ tăng trưởng kinh tế quốc giaĐây là nhân tố phản ánh rõ ràng, chân thực và đúng bản chất nhất củatỷ giá hối đoái. Khi tốc độ tăng trưởng kinh tế của một quốc gia nhanh và ổnđịnh thì sức mua của đồng tiền quốc gia đó sẽ tăng, đồng tiền của quốc gia đótrở nên có giá trị hơn, dẫn tới tỷ giá hối đoái có chiều hướng giảm. Ngược lại,khi tốc độ tăng trưởng kinh tế của một quốc gia chậm lại thì tỷ giá hối đoái cóchiều hướng tăng lên.1.1.2.2 Tình trạng cán cân thanh toán quốc tếCán cân thanh toán là bảng cân đối ghi lại các khoản thu nhập và chi trảcủa một nước với thế giới bên ngoài trong một thời kỳ nhất định nào đó (thường là 1 năm).Cán cân thanh toán quốc tế của một quốc gia phản ánh mối quan hệcung – cầu về ngoại tệ của nước đó. Khi cán cân thanh toán quốc tế bội thu(dương), nghĩa là cung về ngoại tệ lớn hơn cầu về ngoại tệ nên tỷ giá hối đoáicó chiều hướng giảm đi. Ngược lại khi cán cân thanh toán quốc tế bội chi(âm) thì tỷ giá hối đoái có chiều hướng tăng lên.1.1.2.3 Mức lạm phát của đồng tiền quốc giaĐối với bất kỳ nền kinh tế nào lạm phát luôn là yếu tố quan trọng tácđộng trực tiếp tới sức mua của đồng tiền nước đó, vì thế lạm phát ảnh hưởngtrực tiếp tới tỷ giá hối đoái. Khi mức lạm phát của đồng tiền quốc gia cao hơnngoại tệ thì tỷ giá hối đoái với ngoại tệ đó có xu hướng tăng. Ngược lại, khimức lạm phát của đồng tiền quốc gia thấp hơn ngoại tệ thì tỷ giá hối đoái vớingoại tệ đó sẽ có xu hướng giảm.Nếu gọi tỷ giá trước khi có ảnh hưởng của lạm phát của đồng A và B làe, lạm phát của nước A là Ia, lạm phát của nước B là Ib ( trong cùng 1 đơn vịthời gian) thì tỷ giá của đồng A và B sau khi có lạm phát sẽ là:A/B = e xNhư vậy, lạm phát có quan hệ cùng chiều với mức độ lạm phát củađồng tiền quốc gia.1.1.2.4 Chính sách trong lĩnh vực tiền tệNhà nước đóng vai trò quan trọng trong chính sách tỷ giá hối đoái củamỗi quốc gia. Nhà nước có thể dùng các công cụ quản lý của mình để thayđổi cung – cầu ngoại tệ như: Các quy định về quản lý ngoại tệ, quy định về tỷlệ dự trữ bắt buộc, các chính sách về lãi suất,… hay áp dụng các chế độ tỷ giá(thả nổi, cố định,…) từ đó ảnh hưởng tới tỷ giá hối đoái. Ví dụ: Khi lãi suấttuền gửi ngoại tệ ở các ngân hàng trong nước tăng thì ngoại tệ có xu hướngchảy vào thị trường trong nước, làm cung ngoại tệ tăng, tỷ giá có xu hướnggiảm.Sự hoạt động của Nhà nước không thể tách rời hoạt động của Ngânhàng Trung ương. Đối với các ngân hàng áp dụng tỷ giá thả nổi có quản lýcủa Nhà nước như Việt Nam thì những hoạt động này lại càng đóng vai tròquan trọng, có thể kết hợp hàng loạt các biện pháp can thiệp của Ngân hàngTrung ương để tác động tỷ giá hối đoái trên thị trường như lãi suất chiết khấu,sử dụng quỹ bình ổn chiết khấu, phá giá tiền tệ,… mục tiêu tối quan trọngnhất của hoạt động này là nhằm hạn chế những khuyết điểm của chế độ tỷ giáthả nổi, đồng thời tạo môi trường thuận lợi nhất cho quá trình phát triển kinhtế.1.1.2.5 Yếu tố tâm lýCác yếu tố tác động tới tâm lý tiêu dùng thường là các tin tức về tìnhhình kinh tế - chính trị - xã hội, về các rủi ro của hệ thống tài chính ngân hàngvề các quyết định, chính sách quan trọng của chính phủ và ngân hàng Trungương về lãi suất, chính sách tài chính, tiền tệ và giá cả.Các yếu tố tâm lý này sẽ gây ra các tác động mang tính chất ngắn hạnvà tức thời làm thay đổi mối quan hệ cung cầu trên thị trường, do đó ảnhhưởng tới sự biện động của tỷ giá hối đoái. Bên cạnh đó trong nên kinh tế sẽxuất hiện các hiện tượng đầu cơ mua, đầu cơ bán, găm giữ các loại ngoại tệkhiến cho tỷ giá hối đoái biến động khó lường, gây ra khó khăn cho hoạt độngquản lý về tỷ giá của Nhà nước.Ví dụ: Khi người tiêu dùng lo sợ tình hình kinh tế sẽ gặp khó khăntrong các năm tới, đòng tiền nội tệ sẽ bị mất giá so với ngoại tệ, nên họ sẽ cóxu hướng tích trữ ngoại tệ, làm cho cầu về ngoại tệ tăng trong khi cung vềngoạn tệ không đổi nên tỷ giá hối đoái sẽ tăng.1.1.3 Tác động của tỷ giá hối đoái tới hoạt động kinh doanh Xuất nhậpkhẩuKhi hoạt động kinh tế, sản xuất ngày càng phát triển, thị trường đầu ranội địa sẽ ngày càng bị chia nhỏ hơn nên nhu cầu vươn ra các thị trường mớilà điều vô cùng bức thiết. Nhưng khi kinh doanh ở thị trường nước ngoài làkhông đơn thuần như kinh doanh tại thị trường trong nước, công ty phải đốimặt với nhiều vấn đề cần giải quyết hơn như: Rủi ro về chính trị, kinh tế,pháp luật của nước ngoài, vướng mắc trong vấn đề huy động vốn, quảng básản phẩm, các vấn đề về văn hóa, tôn giáo,…Chính vì vậy để tận dụng đượclợi thế thị trường mới, lợi nhuận tiềm năng từ thị trường ngoài nước, các côngty kinh doanh ra thị trường nước ngoài cần phải có các chính sách, chiến lượckinh doanh hiệu quả, cũng như các phương án phòng tránh các rủi ro, rào cảngặp phải.Trong các rủi ro và rào cản mà công ty gặp phải khi kinh doanh ở thịtrường ngoài nước thì rủi ro về tỷ giá hối đoái là rủi ro tác động mạnh và trựctiếp nhất tới lợi nhuận và kết quả, chiến lược kinh doanh của công ty. Tỷ giáhối đoái có thể tác động tốt ( gia tăng lợi nhuận) hoặc tác động xấu (giảm trừlợi nhuận) tới công ty.Hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu là một hoạt động trong các hoạtđộng của kinh doanh quốc tế nên vì thế tỷ giá hối đoái cũng tác động trực tiếptới hoạt động kinh doanh Xuất nhập khẩu.1.1.3.1 Đối với hoạt động Xuất khẩuCác doanh nghiệp kinh doanh Xuất khẩu, sau khi chuyển giao hàng hóacho bên Nhập khẩu sẽ thu về một khoản ngoại tệ ( thường là đồng tiền củanước Nhập khẩu hay một ngoại tệ mạnh nào đó). Bên cạnh đó để chi trả cáckhoản chi phí sản xuất như: nguyên liệu đầu vào, chi phí nhân công, vậnchuyển,… bằng nội tệ thì doanh nghiệp cần phải chuyển đổi lượng ngoại tệtrên sang nội tệ. Vậy tỷ giá hối đoái có ảnh hưởng tới hoạt động Xuất khẩu.Giả sử khi tỷ giá hối đoái tăng ( tức là 1 ngoại tệ đổi được nhiều nội tệhơn): Khi tỷ giá hối đoái tăng thì hoạt động xuất khẩu được hưởng lợi. Bởikhi tỷ giá tăng, trong khi chi phí đầu vào ở thị trường nội địa không đổi, cácnhà Xuất khẩu có thể giảm giá bán để nâng cao khả năng cạnh tranh của hànghóa ở thị trường thế giới. Hoặc giữ nguyên giá bán thì nhà Xuất khẩu sẽ thuđược nhiều lợi nhuận hơn.Ví dụ: Giá bán 1 tấn tinh bột sắn giá FOB là 600USD. Khi tỷ giá USD/VNDtăng từ 19.500 lên 20.200 thì nhà Xuất khẩu sẽ thu thêm được: (20.20019.500)*600 = 420.000 VND.Ngược lại, khi tỷ giá hối đoái giảm xuống thì hoạt động Xuất khẩu lạiphải chịu bất lợi. Thu nhập từ Xuất khẩu bị giảm xuống hoặc phải chịu giảmkhả năng cạnh tranh trên thị trường. Cũng ví dụ như trường hợp tỷ giá tăng,trong trường hợp tỷ giá giảm thì nàh Xuất khẩu phải mất đi một khoản lợinhuân tương ứng là 420.000 VND khi bán 1 tấn tinh bột sắn.Tỷ giá tác động tới hoạt động Xuất khẩu theo hai mặt tích cực và tiêucực. Để kích thích hoạt động xuất khẩu người ta thường tăng tỷ giá hối đoái.Nhưng việc tỷ giá hối đoái tăng hay giảm một cách đột ngột sẽ dễ tạo ra cúsốc khiến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bị xáo trộn, từ đó ảnhhưởng tới kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Vì thế, muốn tạo ra sự khíchhoạt động Xuất khẩu chỉ nên tăng tỷ giá hối đoái ở 1 mức độ hợp lý nào đóthôi.1.1.3.2 Đối với hoạt động Nhập khẩuKhi một doanh nghiệp trong nước muốn mua hàng hóa, dịch vụ nướcngoài thì cần phải thanh toán bằng ngoại tệ thông qua các nghiệp vụ hối đoái,thông qua hệ thống ngân hàng. Muốn thanh toán được nhà Nhập khẩu phảiđổi nội tệ của mình sang đồng tiền thanh toán cho bên Xuất khẩu (ngoại tệ).Do vậy, hoạt động Nhập khẩu chịu ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái của đồngnội tệ so với đồng ngoại tệ.Khi tỷ giá hối đoái tăng thì hoạt động Nhập khẩu sẽ chịu bất lợi vì họphải bỏ ra nhiều đồng nội tệ hơn để thanh toán cho cùng một lượng hàng hóa,dịch vụ mua về. Ngược lại, khi tỷ giá hối đoái giảm thì hoạt động Nhập khẩusẽ được hưởng lợi khi với cùng một lượng hàng hóa mua về họ chỉ mất mộtlượng nội tệ ít hơn để thanh toán cho bên Xuất khẩu.Ví dụ: Một hợp đồng mua bán thiết bị sản xuất giữa bên Nhập khẩu làViệt Nam và bên Xuất khẩu là Nhật Bản có giá trị hợp đồng là 10.000.000JPY. Thời hạn thanh toán là 30 ngày bằng JPY. Giả sử tỷ giá ngày ký kết hợpđồng là JPY/VND= 205. Tỷ giá ngày thanh toán là JPY/VND= 208.Như vậy số tiền nhà Nhập khẩu phải chi trả là:10.000.000* 205 = 2.050.000.000 VNDSố tiền thực tế nhà Nhập khẩu phải chi trả là:10.000000* 208 = 2.080.000.000 VNDVậy cùng với khoản thanh toán là 10.000.000 JPY nhưng việc quy đổitừ VND sang JPY ở các thời điểm khác nhau đã làm cho nhà Nhập khẩu chịuthêm 1 khoản là: 2.080.000.000-2.050.000.000= 30.000.000 VND.1.2 Rủi ro tỷ giá hối đoái1.2.1 Khái niệm về rủi ro tỷ giá hối đoái trong hoạt động của doanh nghiệpRủi ro hối đoái là rủi ro khi các nghiệp vụ tiền mặt tương lai của mộtcông ty chịu ảnh hưởng của sự biến động tỷ giá. Rủi ro tỷ giá hối đoái là sựkhông chắc chắn về giá trị của một khoản thu nhập hay chi phí do sự biếnđộng tỷ giá gây ra có thể gây ra sự chênh lệch giữa giá trị thực tế với giá trịdự kiến của hợp đồng.Rủi ro tỷ giá hối đoái là loại rủi ro dễ thấy nhất ở các doanh nghiệpkinh doanh Xuất nhập khẩu. Đối với nghiệp vụ nhập khẩu rủi ro tỷ giá xảy rakhi ngoại tệ mà nhà nhập khẩu phải trả trong tương lai tăng giá so với nội tệ,hay đối với nghiệp vụ xuất khẩu rủi ro tỷ giá xảy ra khi ngoại tệ thu được khixuất khẩu giảm giá so với nội tệ. Sự biến động liên tục của tỷ giá làm cho giátrị của các hợp đồng xuất nhập khẩu trở nên khó xác định cụ thể. Mọi chuyệncó thể trở nên tốt đẹp hơn nếu tỷ giá biến động tích cực, hoặc trở nên tồi tệhơn nếu tỷ giá biến động tiêu cực. Điều này tạo ra sự khó khăn trong công tácquản lý lợi nhuận, phí của doanh nghiệp gây ảnh hưởng tới hoạt động kinhdoanh. Để đảm bảo hoạt động kinh doanh ổn định và hạn chế rủi ro, cácdoanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu thường lựa chọn các biện phápphòng ngừa rủi ro tỷ giá. Tuy nhiên công việc này hoàn toàn không đơn giản,nó đòi hỏi sự am hiểu về kỹ thuật kết hợp với sựu khéo léo về nghệ thuật vànhạy cảm với môi trường kinh doanh. Do đó cần phải nhận biết và dự đoánđược mức độ rủi ro hối đoái của từng nghiệp vụ tiền mặt tương lai từ đó cócác biện pháp phòng ngừa cho phù hợp.1.2.2 Phân loại rủi ro tỷ giá hối đoáiCác doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu thường xuyên có nguồnthu hay chi bằng ngoại tệ nên họ cũng thường phải đối mặt với 4 loại rủi ro tỷgiá chính sau:- Rủi ro tài chính: Là loại rủi ro phát sinh khi dối tượng nắm giữ ngoạitệ như tài sản. Giá trị của tài sản ngoại tệ nắm giữ so với các tài sản tính bằngnội tệ khác của người nắm giữ sẽ thay đổi khi tỷ giá giữa ngoại tệ với nội tệthay đổi.- Rủi ro chuyển đổi: Là loại rủi ro phát sinh khi chuyển đổi từ ngoại tệsang nội tệ hay khi chuyển đổi các bản báo cáo tài chính, chỉ tiêu tài chính từđồng ngoại tệ sang đồng tiền nội tệ để tiện cho công việc tổng hợp, so sánh,đánh giá tình hình, hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.- Rủi ro giao dịch (rủi ro thực hiện): Là loại rủi ro phát sinh khi mộtbên đồng ý mua hay bán với một ngoại tệ nhất định vào một ngày xác định,nhưng thực sự thanh toán hay nhận thanh toán vào một ngày sau đó. Nếu tỷgiá thay đổi trong khoảng thời gian ở giữa, giá cả trong thương vụ bán hoặcmua theo đồng tiền nội tệ sẽ thay đổi.- Rủi ro kinh tế ( rủi ro vận hành hay rủi ro cạnh tranh): Là loại rủi rophát sinh khi thay đổi trong tỷ giá hối đoái làm thay đổi sức cạnh tranh củamột doanh nghiệp. Rủi ro này thường xảy ra khi doanh nghiệp có doanh thubằng một đồng tiền và chi trả chi phí lại bằng một đồng tiền khác. Đôi khi rủiro kinh tế cũng xảy ra khi doanh nghiệp hoạt động chỉ với một đồng tiền.1.2.3 Các biện pháp phòng ngừa rủi ro tỷ giá hối đoáiNhư đã phân tích ở trên, chúng ta nhận thấy rằng, công tác phòng ngừarủi ro tỷ giá hối đoái trong hoạt động kinh doanh quốc tế là hết sức cần thiết,nhất là đối với các công ty kinh doanh xuất nhập khẩu thì công việc này làmột phần không thể tách rời trong hoạt động của doanh nghiệp. Tuy nhiên, đểthực hiện tốt công tác quản lý rủi ro tỷ giá hối đoái không phải là một côngviệc đơn giản. Trong quá trình kinh doanh của các công ty xuất nhập khẩuluôn xuất hiện rất nhiều nhiệp vụ có liên quan tới ngoại tệ, mỗi nghiệp vụ đólại mang nhiều đặc điểm, điều kiện và từng loại đồng tiền khác nhau. Chính vìthế mà ở mỗi nghiệp vụ lại tiềm ẩn những rủi ro tỷ giá ở các mức độ khôngnhư nhau. Từ đó, nếu muốn thực hiện tốt công tác quản lý rủi ro tỷ giá thì đốivới từng nghiệp vụ cụ thể ta phải có từng biện pháp phòng ngừa và chúngkhông hoàn toàn giống nhau. Các biện pháp phòng ngừa thường gặp để phòngngừa rủi ro tỷ gái hối đoái là:1.2.3.1 Phòng ngừa bằng hợp đồng kỳ hạnHợp đồng kỳ hạn là sự thỏa thuận mua hoặc bán một lượng ngoại tệ tạimột thời điểm xác định trong tương lai với một mức giá ấn định trước ngaytại thời điểm thỏa thuận hợp đồng.Để phòng ngừa rủi ro tỷ giá hối đoái bằng hợp đồng kỳ hạn, doanhnghiệp ký một thỏa thuận mua - bán ngoại tệ Ngân hàng. Theo đó, doanhnghiệp được phép mua - bán một loại ngoại tệ ở một mức giá nhất định vàomột thời điểm xác định trong tương lai. Chính vì thế mà doanh nghiệp cố địnhđược khoản phải trả hay phải thu trong tương lai nên loại trừ được rủi ro biếnđộng tỷ giá hối đoái trên thị trường.Ví dụ đối với khoản phải trả : Một doanh nghiệp Mỹ cần 150.000 GBPsau 3 tháng nữa để trả cho doanh nghiệp xuất khẩu Anh. Giả sử tỷ giá kỳ hạn3 tháng GBP/USD là 1.5, tỷ giá giao ngay ở thời điểm hiện tại là 1.4 và tỷ giágiao ngay 3 tháng sau là 1.7.* Nếu doanh nghiệp Mỹ không phòng ngừa bằng hợp đồng kỳ hạn thì:Số USD cần để mua 150.000 GBP hiện tại là: 150.000*1.4= 210.000 USDSố USD cần để mua 150.000 GBP sau 3 tháng là: 150.000*1.7= 255.000USDVậy trong nghiệp vụ này công ty đã thiệt hại: 255.000-210.000= 45.000 USD* Nếu doanh nghiệp Mỹ phòng ngừa bằng hợp đồng kỳ hạn thì số USDthực tế bỏ ra để mua 150.000 GBP là: 150.000*1.5= 225.000 USDVậy công ty sẽ thiệt hại: 225.000- 210.000= 15.000 USDNhư vậy nếu công ty phòng ngừa bằng hợp đồng kỳ hạn sẽ giảm đượcchi phí mua GBP là: 30.000 USD so với không phòng ngừa.Ví dụ đối với khoản phải thu: Một doanh nghiệp xuất khẩu gạo của ViệtNam sẽ có một khoản thu 100.000 USD từ xuất khẩu sau 6 tháng nữa. Lo sợVND xuống giá so với USD trong tương lai nên công ty ký một hợp đồng kỳhạn 6 tháng với tỷ giá kỳ hạn USD/VND là 20.000. Biết tỷ giá giao ngay tạithời điểm hiện tại là 20.350, sau 6 tháng là 19.450Trị giá khoản phải nếu không phòng ngừa là:100.000* 19.450= 1.945.000.000 VNDTrị giá khoản thu nếu được phòng ngừa bằng họp đồng ký hạn là:100.000* 20.000= 2.000.000.000 VNDKhoản lợi nhuận thu được từ phòng ngừa bằng hợp đồng kỳ hạn là:2.000.000.000- 1.945.000.000= 55.000.000 VND1.2.3.2 Phòng ngừa với hợp đồng tương laiHợp đồng tương lai là một thỏa thuận mua bán ngoại tệ nhất định theomột mức giá chuyển giao tại một thời gian có hiệu lực trong tương lai và việcchuyển giao ngoại tệ tại thời gian đáo hạn được thực hiện theo các quy địnhcủa Sở giao dịch có tổ chức.Phòng ngừa rủi ro tỷ giá hối đoái với hợp đồng tương lai tương tự nhưvới hợp đông kỳ hạn, nhưng hợp đồng tương lai lại phù hợp hơn đối vớinhững nghiệp vụ với một lượng tiền nhỏ hơn.Khi doanh nghiệp mua hợp đồng tiền tệ tương lai, họ sẽ được nhận mộtlượng ngoại tệ nhất định với một mức giá đã được công bố ở một ngày nhấtđịnh. Để phòng ngừa sự biến động tỷ giá cho khoản phải trả trong tương laibằng ngoại tệ doanh nghiệp có thể mua hợp đồng tương lai về tiền tệ với đồngtiền mà họ cần trong tương lai. Với việc nắm giữ hợp đồng tương lai này,doanh nghiệp sẽ cố định được khoản phải trả trong tương lai.Tương tự khi doanh nghiệp muốn phòng ngừa biến động tỷ giá đối vớikhoản phải thu thì họ có thể mua hợp đồng tương lai bán tiền tệ.1.2.3.3 Phòng ngừa thông qua thị trường tiền tệPhòng ngừa tỷ giá hối đoái thông qua thị trường tiền tệ là việc sử dụngmột tình trạng thị trường tiền tệ bù đắp một tình trạng khoản phải trả hoặckhoản phải thu trong tương lai.Phòng ngừa thông qua thị trường tiền tệ đối với khoản phải thu là vayngoại tệ phải thu, đổi nó thành nội tệ và đầu tư nó. Sau đó trả khoản vay bằngtiền mặt và khoản phải thu. Với khoản phải trả là vay đồng nội tệ và đổi thànhngoại tệ ghi trên khoản phải trả. Đầu tư số tiền này cho tới khi chúng đượcdùng để trả cho khoản phải trả. Ngoài ra còn áp dụng IRP (Interest RateParity) đối với phòng ngừa qua thị trường tiền tệ.Ví dụ: Một công ty Mỹ cần trả 150.000 GBP trong 3 tháng lãi suất đầutư trên thị trường chứng khoán Anh là 0,7%/tháng.Số tiền gửi để phòng ngừa cho khoản phải trả bằng GBP là:150.000/(1+ 0,007)= 148.958 GBPGiả sử tỷ giá giao ngay GBP/USD là 1,5 thì 148.958*1,5= 223.437USD sẽ được dùng để mua chứng khoán ở Anh, sau 3 tháng chứng khoán nàysẽ hết hạn và tạo ra 150.000 GBP cho công ty Mỹ để thanh toán khoản phảitrả bất luận biến động tỷ giá USD/GBP lúc đó là như thế nào. Khi doanhnghiệp Mỹ không có số dư tiền mặt USD, thì có thể vay 223.437 USD từ mộtngân hàng Mỹ và đổi USD này sang GBP để mua chứng khoán nước Anh.Chúng ta có thể tóm tắt quá trình trên như sau:B1: Vay 223.437 USD từ ngân hàng Mỹ với lãi suất 0,8%/ thángB2: Đổi 223.437 USD ra GBP theo tỷ giá GBP/USD= 1,5 được148.958 GBPB3: Sử dụng số GBP đổi được để mua chứng khoán Anh với lãi suất0,7%/ thángB4: Trả khoản vay của ngân hàng Mỹ sau 30 ngày cộng lãi suất:223.437*(1+0,008)= 225.224,5 USDTương tự đối với phòng ngừa khoản phải thu, doanh nghiệp sẽ vayngoại tệ phải thu trong tương lai và đầu tư bằng đồng tiền trong nước.1.2.3.4 Phòng ngừa bằng hợp đồng quyền chọnQuyền chọn là một hợp đồng cho phép người sở hữu nó có quyền muahoặc bán một tài sản với giá ấn định trước vào trước hoặc đúng ngày đã đượcấn định.Các kỹ thuật phòng ngừa như hợp đồng kỳ hạn và thị trường tiền tệ cóthể mang lại thiệt hại nặng nề (không giới hạn) khi đồng tiền phải trả giảm giámạnh hoặc đồng tiền phải thu tăng giá mạnh. Trong các trường hợp đó khôngphòng ngừa sẽ còn tốt hơn là phòng ngừa. Để tránh được tình trạng đó ngườita sử dụng một biện pháp phòng ngừa khác là mua các hợp đồng quyền chọntiền tệ. Tuy nhiên để có được một hợp đồng quyền chọn doanh nghiệp cần bỏra một chi phí để mua hợp đồng đó. Vì vậy việc so sánh giữa chi phí bỏ ra vàrủi ro có thể mang tới cho doanh nghiệp là một công việc cần thiết mỗi khidoanh nghiệp sử dụng biện pháp này.+ Phòng ngừa khoản phải trả là mua quyền chọn mua tiền tệ thể hiệnđồng tiền và số lượng liên quan đến khoản phải trả.+ Phòng ngừa khoản phải thu là mua quyền chọn bán tiền tệ thể hiệnđồng tiền và số lượng liên quan đến khoản phải thu.1.2.3.5 Phòng ngừa bằng swap tiền tệSwap tiền tệ là một hợp đồng trao đổi ngoại tệ giữa hai bên, bao gồm cảsố tiền gốc và lãi suất, sau một khoảng thời gian nhất định, số tiền đó sẽ đượchoán đổi ngược lại trở lại như ban đầu.Phòng ngừa bằng hợp đồng swap tiền tệ xảy ra khi có hai công ty cónhu cầu về vay tiền tệ dài ngắn khác nhau. Phòng ngừa bằng swap tiền tệ làmcho số lượng mua một đồng tiền luôn bằng số lượng bán một đồng tiền chonên không bao giờ thay đổi trạng thái về ngoại tệ. Nếu có thay đổi trong tỷ giágiao ngay của các đồng tiền cũng không làm phát sinh khoản lỗ hay lãi nào,bởi vì đã có hợp đồng swap. Nếu như đồng ngoại tệ lên giá số ngoại tệ bị mấtgiá ở giao dịch bán sẽ được bù đắp ở giao dịch mua tiếp theo.1.2.3.6 Phòng ngừa bằng vay song songMột khoản vay song song bao gồm một sự chuyển đổi tiền tệ giữa haitỷ giá với một cam kết đổi lại tiền tệ theo một tỷ giá nhất định tại một thờiđiểm xác định trong tương lai. Nó được thể hiện bằng hai swap tiền tệ, mộtswap tại lúc khởi đầu hợp đồng vay, và swap kia tại ngày nhất định trongtương lai.1.2.3.7 Một số kỹ thuật phòng ngừa rủi ro hối đoái khác+ Tiến hành đa dạng hóa hoạt động sản xuất kinh doanh và tiến hànhhợp đồng nhập khẩu song song với hợp đồng xuất khẩu và ngược lại.+ Tạo lập và sử dụng các quỹ dự phòng rủi ro tỷ giá hối đoái+ Sử dụng các điều khoản về giá cả và thanh toán linh hoạt có tính đếntrường hợp biến động tỷ giá hối đoái quá lớn.1.2.3.8 Các biện pháp phòng ngừa thay thếCác biện pháp nên trên chỉ có thể phòng ngừa một cách tương đối rủi rotỷ giá hối đoái, vì thế ngoài chúng doanh nghiệp có thể sử dụng kết hợp mộtsố biện pháp phòng ngừa thay thế sau:* Phòng ngừa bằng việc thu sớm, trả trễ: Với việc thu các khoản phảithu sớm hơn, và trả các khoản phải trả muộn hơn sẽ giảm được sự biến độngcủa tỷ giá nếu tỷ giá có biến động không thuận lợi cho công ty.* Phòng ngừa chéo: Là một phương pháp phổ biến nhằm giảm rủi ronghiệp vụ khi đồng tiền không thể phòng ngừa được. Thực chất của phươngpháp phòng ngừa nãy là khi một công ty lo sợ đồng tiền phải trả tăng giá vàolúc đến hạn phải trả tăng giá so với đồng nội tệ, nên nó sẽ tìm kiếm một đồngtiền khác có thể phòng ngừa được và có mối quan hệ với đồng tiền phải trả.Nếu hai đồng tiền có tương quan cao với đồng nội tệ thì tỷ giá giữa hai đồngtiền có thể phần nào ổn định theo thời gian. Sau khi mua hợp đồng kỳ hạn vớiđồng tiền đó, công ty có thể đổi đồng tiền đó lấy đồng tiền phải trả. Nếutương quan giữa các đồng tiền càng lớn thì chiến lược phòng ngừa chéo cànghiệu quả, khiến cho biến động tỷ giá hối đoái được giảm trừ.* Đa dạng hóa các đồng tiền: Kỹ thuật này thường áp dụng với cáccông ty Xuất nhập khẩu, có lượng tiền mặt ngoại tệ vào nhiều hơn là lượngtiền mặt ngoại tệ ra. Công ty sẽ bị thiệt hại khi đồng nội tệ tăng giá bởi vì khiđó với cùng 1 ngoại tệ thu vào đổi ra được ít đồng nội tệ hơn, Nếu như chỉ cómột nội tệ thì sẽ ảnh hưởng mạnh đến giá trị bằng nội tệ của luồng tiền vào.Nhưng khi có nhiều ngoại tệ trong luồng tiền vào của công ty thì ảnh hưởngđó sẽ không có tác động lớn đối với giá trị bằng nội tệ đối với tổng luồng tiềnvào, vì mỗi đồng tiền chỉ thể hiện một phần nhỏ của tổng luồng tiền vào và vìthế đa dạng hóa các đồng tiền giúp giảm thiểu rủi ro biến động tỷ giá đối vớiđồng tiền vào.Kết luận: Chương 1 trên đây đã trình bày một số nội dung lý thuyết cơ bảnvề khái niệm tỷ giá hối đoái, phân loại tỷ giá hối đoái cũng như các nhân tốảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái, tác động của tỷ giá hối đoái đến hoạt độngxuất nhập khẩu cũng như một số lý thuyết cơ bản về quản trị rủi ro tỷ giá hốiđoái như khái niệm về rủi ro tỷ giá hối đoái, phân loại rủi ro tỷ giá hối đoái vàcác biện pháp phòng ngừa rủi ro tỷ giá hối đoái. Các nội dung lý thuyết trênđây là tiền đề quan trọng để tác giả đi vào chương 2, đánh giá thực trạngphòng ngừa rủi ro tỷ giá hối đoái trong hoạt động nhập khẩu tại công ty cổphần Nam Việt.CHƯƠNG 2THỰC TRẠNG PHÒNG NGỪA RỦI RO TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI TRONGHOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NAM VIỆT2.1.Giới thiệu về công ty cổ phần Nam ViệtCông ty Cổ phần Nam Việt Chính thức đi vào hoạt động tháng 06 năm2003. Ngành nghề kinh doanh chính khi thành lập theo giấy chứng nhận đăngký kinh doanh lần đầu số 4600305924 ngày 23/09/2002 và thay đổi lần thức13 ngày 26/05/2014 là:- Xây dựng các công trình: Dân dụng, trường học, giao thông, thuỷ lợi, điệnnước, san lấp mặt bằng.- Đầu tư mua bán thiết bị công nghệ và giáo dục.- Chế biến thức ăn gia súc, gia cầm.- Kinh doanh mua bán xăng dầu, mỡ, ga, bếp ga.Với tổng số vốn điều lệ ban đầu là: 9.700.000.000 đồng, hiện nay tổngsố vốn điều lệ là 130.000.000.000 đồng.Kể từ ngày thành lập cho đến nay công ty đã thực hiện kinh doanh các lĩnhvực: chế biến thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm, mua bán nguyên liệu sảnxuất thức ăn chăn nuôi, kinh doanh xăng dầu.Hiện công ty đang sản xuất và phân phối sản phẩm thức ăn chăn nuôigia súc, gia cầm trên thị trường với 7 thương hiệu chính là: Nam Việt, BáchViệt,Grow- Up, New boss, Way chen, Red Apple, Che ang Su.Trong suốt quá trình sản xuất kinh doanh công ty luôn chú trọng vàoviệc phát triển sản phẩm mới, thương hiệu mới, đổi mới công nghệ sản xuất,tuyển dụng và đào tạo cán bộ, công nhân sản xuất để đáp ứng được yêu cầungày càng cao của thị trường. Chính vì vậy mà kết quả đạt được cũng đángkể: Sản phẩm của công ty đã tạo được chỗ đứng trên thị trường trong nước,sản phẩm cám của công ty cũng tạo dựng được chỗ đứng trong ngành và chongười chăn nuôi, sản phẩm của công ty đã được phân phối rộng khắp trên thịtrường phía bắc như: Lào Cai, Thái Bình, Quảng Ninh, Cao Bằng, Bắc Kạn,Hải Dương, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Hà Nội, Hà Nam…. Côngty cũng đang phát triển, mở rộng thị trường ở một số tỉnh miền trung như:Thanh Hoá, Nghệ An…2.1.1. Cơ cấu tổ chức, chức năng và và nhiệm vụ phòng banTổ chức bộ máy công ty.Ban giám đốc, 1 tổng giám đốc, 1 phó giám đốc, giám đốc, các phòngban có trách nhiệm tham mưu và giúp việc cho ban giám đốc trong việc đưa racác quyết định quản lý.Sơ đồ 2.1: Tổ chức bộ máy công ty cổ phần Nam Việt.Ban giámđốcTổnggiám đốcPhó tổnggiám đốcPhòngkỹthuậtPhòng kếtoánPhònghànhchínhnhân sựPhòngkinhdoanhPhòngxuấtnhậpkhẩu2.1.2. Tổng quan tình hình hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần NamViệtĐể đánh giá thực trạng tình hình hoạt động kinh doanh của công ty cổ phầnNam Việt, ta có thể xem xét thông qua bảng tổng hợp kết quả hoạt động kinhdoanh trong 3 năm 2013, 2014 và 2015 dưới đây.Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh 3 năm gầy đây (từ 2013- 2015)Đơn vị tính: VNDSTT12CHỈ TIÊUKết quả kinh doanh ghi nhậntheo báo cáo tài chínhDoanh thu bán hàng vàcung cấp dịch vụTrong đó: - Doanh thu bánhàng hoá, dịch vụ xuất khẩuCác khoản giảm trừ doanhthu([03]=[04]+[05]+[06]+[07])MÃ SỐ[01]1.062.735.252.516------------------[08]621.185.623708.834.915840.819.976[09]763.683.299.173871,572,695,7411.034.353.679.353748.409.633.189851.352.209.2001.008.867,271.7213.818.416.4968.541.412.41810.858.672.69011.455.249.48811.67.074.12314.627.734.94212.838.093.69714.421.030.65016.777.427.05811.554.284.32713.267.348.19815.276.947.651[15]9.233.209.15610.630.849.98112.444.966.081[16]1.342.634.5261.753.264.5232.052.705.429[17]268.883.926636.241.774751.485.629[18]1.073.750.6001,117,022,7491.301.219.800[19]10.306.959.75511.747.872.72913.746.185.881[02][03][04]bGiảm giá hàng bán[05]cGiá trị hàng bán bị trả lại[06]34[07]aGiá vốn hàng bán[10]bChi phí bán hàng[11]cChi phí quản lý doanh nghiệp[12]5Chi phí tài chính[13]678910Trong đó: Chi phí lãi tiền vaydùng cho sản xuất, kinh doanhLợi nhuận thuần từ hoạtđộng kinh doanh ([15]=[01][03]+[08]-[09]-[13])Thu nhập khácChi phí khácLợi nhuận khác ([18]=[16][17])Tổng lợi nhuận kế toántrước thuế thu nhập doanhnghiệp ([19]=[15]+[18])2015895.915.741.457Chiết khấu thương mạid2014785.133.416.402aThuế tiêu thụ đặc biệt, thuếxuất khẩu, thuế giá trị gia tăngtheo phương pháp trực tiếpphải nộpDoanh thu hoạt động tàichínhChi phí sản xuất, kinhdoanh hàng hoá, dịch vụ([09]=[10]+[11]+[12])2013[14]Nguồn: Phòng Tài chính kế toán công ty cổ phần Nam ViệtBảng 2.2: Tình hình tăng trưởng công ty cổ phần Nam Việt giai đoạn2013 - 2015Đơn vị tính: VNDNămChỉ tiêu20132014Mức tăng trưởng20152014/20132015/2014(%)(%)Doanh thu787.097.236.552 898.377.840.895 1.065.628.777.92114,1418,62Lợi nhuận10.306.959.75513,9817,0111.747.872.72913.746.185.881Nguồn: Phòng Tài chính kế toán công ty cổ phần Nam ViệtQua bảng số liệu nêu trên ta nhận thấy, trong 3 năm vừa qua, công tyliên tục đạt kết quả lợi nhuận cao và có mức tăng trưởng ổn định. Trong năm2013 khi nền kinh tế trong nước bắt đầu có dấu hiệu hồi phục, công ty đã đạtđược doanh thu và lợi nhuận ở mức cao. Tốc độ tăng trưởng được duy trì ởmức hợp lý qua các năm chứng tỏ tình hình kinh doanh của công ty đangtrong giai đoạn ổn định và phát triển theo chiều hướng bền vững.Hoạt động của công ty ở nhiều lĩnh vực; trong đó mảng hoạt độngchính là sản xuất sản phẩm thức ăn chăn nuôi, với nguồn nguyên liệu đầu vàochủ yếu là ngô, đậu tương, cám, cám gạo, các chất phụ gia và một số nguyênliệu khác. Các nguyên liệu sản xuất được thu mua từ các nhà cung cấp trongnước một phần nhỏ và phần lớn còn lại là nhập khẩu. Công ty nhập khẩunguyên liệu chủ yếu từ các thị trường là Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc vàẤn Độ. Giá trị và tỷ trọng các mặt hàng này qua các năm được thể hiện quabảng sau.Bảng 2.3: Giá trị nhập khẩu theo mặt hàng (2013-2015)Đơn vị tính: VND2013Mặthàng20142015Giá trịTỉtrọng(%)Giá trịTỉtrọng(%)Giá trịTỉtrọng(%)Tổnggiá trịnhậpkhẩu498.782.122.956100514.109.655.260100672.819.157.016100Ngô214.526.191.08343,01236.387.619.48945,98329.681.386.93849,00159.560.401.13431,99180.555.310.92735,12233.131.837.90634,6550.726.141.90510,1757.117.582.69911,1172.126.213.63210,72Cámgạo40.501.108.3848,1230.949.401.2476.0216.080.377.8532,39Khác33.468.280.4506,719.099.740.8981.7721.799.340.6873,24ĐậutươngCámmỳNguồn: Phòng Tài chính kế toán công ty cổ phần Nam ViệtQua bảng số liệu trên ta có thể thấy giá trị nhập khẩu của công ty tăngtrưởng trong thời gian qua, điều này là phù hợp với đà tăng trưởng trở lại củanền kinh tế cũng như thể hiện tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty cổphần Nam Việt ngày càng được cải thiện. Mặt hàng ngô chiếm tỷ trọng nhậpkhẩu lớn do đây là nguyên liệu chính trong việc sản xuất sản phẩm thức ănchăn nuôi của công ty.2.1.3 Quy trình nhập khẩu của công ty cổ phần Nam ViệtCông ty cổ phần Nam Việt là công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi, cóhoạt động xuất nhập khẩu nhưng hoạt động chủ yếu là nhập khẩu nguyên liệuchế biến thức ăn chăn nuôi, các hoạt động về xuất khẩu chỉ là xuất sản phẩmmẫu chào hàng, quà biếu tặng không đáng kể. Vì vậy trong đề tài này chỉ tậptrung vào hoạt động nhập khẩu của công ty.Bước 1. Xin giấy phép (đối với một số mặt hàng đặc thù như chất phụ gia,vitamin, hóa chất)Khi nhập khẩu hàng hóa thì các giấy phép nhập khẩu sẽ được quản lýchặt chẽ. Nghiệp vụ xin giấy phép nhập khẩu được thực hiện ngay sau khi kýkết hợp đồng để hợp đồng nhập khẩu đó có cơ sở pháp lý đầy đủ.Bước2. Xác nhận thanh toán.Có 5 cách thanh toán tiền giữa bên mua và bên bán.- TH1:Thanh toán bằng tiền mặt, séc.Công ty cổ phần Nam Việt thực hiện việc xác nhận thanh toán ngay saukhi ký hợp đồng hay xin giấy phép nhập khẩu. Công ty kiểm tra việc thanhtoán trước sau đó mới thực hiện hợp đồng. Rủi ro mà phương thức thanh toánnày đem đến đối với công ty cổ phần Nam Việt một phần hay toàn phần do đóchỉ áp dụng với một số bạn hàng thực sự thân thiết và uy tín đồng thời khoảntiền giao dịch không quá lớn.- TH2:Thanh toán bằng phương thức chuyển tiền.Công ty cổ phần Nam Việt thực hiện các nghiệp vụ:Bước 1: Lấy mẫu lệnh chuyển tiền của ngân hàng nơi công ty mở tàikhoản ngoại tệ.Bước 2: Điền và ký phát lệnh chuyển tiền kèm theo bộ hồ sơ thanhtoán, bao gồm hợp đồng nhập khẩu, ủy nhiệm chi nếu mua ngoại tệ,đơn xin mua ngoại tệ và hợp đồng mua ngoại tệ ( nếu có).Bước 3: Lấy xác nhận ngân hàng và thông báo cho khách hàng.

Tài liệu liên quan

  • Các giải pháp phòng ngừa rủi ro, hạn chế thiệt hại trong hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam.pdf Các giải pháp phòng ngừa rủi ro, hạn chế thiệt hại trong hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam.pdf
    • 143
    • 879
    • 4
  • Những giải pháp hạn chế rủi ro đối với việc thực hiện hợp đồng nhập khẩu Những giải pháp hạn chế rủi ro đối với việc thực hiện hợp đồng nhập khẩu
    • 13
    • 521
    • 2
  • Phân tích ảnh hưởng của sự biến động tỷ giá hối đoái đến hoạt động nhập khẩu thiết bị vệ sinh từ thị trường italia của công ty cổ phần d&t Phân tích ảnh hưởng của sự biến động tỷ giá hối đoái đến hoạt động nhập khẩu thiết bị vệ sinh từ thị trường italia của công ty cổ phần d&t
    • 40
    • 1
    • 8
  • Tài liệu Tác động của cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái tới hoạt động xuất khẩu của Việt Nam doc Tài liệu Tác động của cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái tới hoạt động xuất khẩu của Việt Nam doc
    • 28
    • 1
    • 0
  • Hoàn thiện các giải pháp phòng ngừa rủi ro tỷ giá nhằm chuẩn bị hội nhập kinh tế khu vực và thế giới Hoàn thiện các giải pháp phòng ngừa rủi ro tỷ giá nhằm chuẩn bị hội nhập kinh tế khu vực và thế giới
    • 79
    • 586
    • 0
  • Chương 15 giải pháp phòng ngừa rủi ro Chương 15 giải pháp phòng ngừa rủi ro
    • 32
    • 257
    • 0
  • giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh quang trung - pgd cát linh giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh quang trung - pgd cát linh
    • 45
    • 513
    • 0
  • các giải pháp phòng ngừa rủi ro trong hoạt động cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh cẩm xuyên- hà tĩnh các giải pháp phòng ngừa rủi ro trong hoạt động cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh cẩm xuyên- hà tĩnh
    • 78
    • 394
    • 0
  • một số giải pháp hạn chế tác động cúa sự biến động tỷ giá hối đoái đến hoạt động nhập khẩu phân bón từ thị trường trung quốc của công ty xnk nông lâm sản và vật tư nông nghiệp một số giải pháp hạn chế tác động cúa sự biến động tỷ giá hối đoái đến hoạt động nhập khẩu phân bón từ thị trường trung quốc của công ty xnk nông lâm sản và vật tư nông nghiệp
    • 40
    • 572
    • 0
  • Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh trong hoạt động nhập khẩu của công ty xuất nhập khẩu thuốc lá Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh trong hoạt động nhập khẩu của công ty xuất nhập khẩu thuốc lá
    • 58
    • 264
    • 0

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

(1.27 MB - 65 trang) - GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA RỦI RO TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI TRONG HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY CỔ PHẨN NAM VIỆT (đề tài thầy thắng hướng dẫn, được thầy sửa khá kĩ) Tải bản đầy đủ ngay ×

Từ khóa » Giải Pháp Phòng Ngừa Rủi Ro Tỷ Giá Hối đoái