Giải Pháp Thích ứng Với Biến đổi Khí Hậu Trong Sản Xuất Nông Nghiệp
Có thể bạn quan tâm
Chăm sóc vườn chôm chôm sau hạn mặn.
Giải pháp công trình
Theo Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Minh Cảnh, tỉnh đã xây dựng và ban hành kế hoạch hành động, kế hoạch thực hiện Thỏa thuận Paris về BĐKH làm cơ sở để triển khai các nhiệm vụ BĐKH trên toàn tỉnh trong giai đoạn 2021 - 2030. Qua đó, các sở, ban, ngành đoàn thể và địa phương đã tích cực triển khai thực hiện các nhiệm vụ theo kế hoạch.
Bên cạnh đó, tỉnh tiếp tục triển khai các công trình trọng điểm về thủy lợi ứng phó xâm nhập mặn thông qua sự hỗ trợ về kinh phí của Trung ương và các tổ chức quốc tế. Đến nay, các công trình được đầu tư đã phát huy hiệu quả ngăn mặn, trữ ngọt trên địa bàn tỉnh.
Theo ông Nguyễn Văn Điền - Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn Bến Tre, hiện nay dự án hệ thống thủy lợi Bắc Bến Tre (giai đoạn 1), tiến độ thực hiện đạt hơn 98% giá trị hợp đồng. Các cống cơ bản hoàn thành chuẩn bị tổng nghiệm thu đưa vào sử dụng. Riêng Dự án hệ thống thủy lợi Nam Bến Tre đã nghiệm thu gói thầu số 2, 3; gói thầu số 1, khối lượng thực hiện đạt 91% giá trị hợp đồng…
Đặc biệt, tỉnh tiếp tục thực hiện đồng bộ 6 nhóm nhiệm vụ, giải pháp chính đã được xác định trong việc thực hiện Nghị quyết số 120/NQ-CP của Chính phủ phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long thích ứng BĐKH. Theo đó, tỉnh xoay trục phát triển kinh tế theo hướng Đông, phát triển phù hợp với điều kiện nước mặn, phát triển kinh tế biển, khai thác tiềm năng khu vực ven biển.
Ứng dụng khoa học kỹ thuật
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm 2021, tỉnh đã nhân rộng nhiều mô hình nông nghiệp thích ứng BĐKH, góp phần nâng cao năng lực thích ứng BĐKH, xâm nhập mặn như: mô hình phục hồi vườn chôm chôm bị ảnh hưởng hạn mặn của mùa khô năm 2020 tại xã Sơn Định, huyện Chợ Lách, với giải pháp ứng dụng khoa học kỹ thuật để phục hồi. Cắt tỉa cành khô và cành chết, tỉa bỏ trái không hiệu quả, giúp cây tập trung dinh dưỡng, mau phục hồi, giảm thiểu cây bị suy kiệt. Nạo vét mương trong vườn, tận dụng nguồn nước mưa và nước ngọt đưa vào mương, thường xuyên tưới cho cây, rửa mặn cho đất do muối tích tụ, giúp bộ rễ cây sớm phục hồi. Sau đó, bón vôi nung (CaO; liều lượng 3 - 5kg/gốc) để giải phóng muối (Na+) ra khỏi keo đất tạo thuận lợi cho việc rửa mặn, bổ sung chất hữu cơ, lân và kali nhằm tăng hàm lượng K+ trong cây, từ đó hạn chế sự hấp thu Na+ vào cây, hạn chế cây ngộ độc do Na+. Do ảnh hưởng bởi mặn làm bộ rễ cây bị hư hại nên cần sử dụng các chế phẩm sinh học để tưới vào đất kích thích cây ra rễ. Khi cây có bộ rễ mới thì cần bón phân lân, NPK (lượng phân bón áp dụng theo quy trình kỹ thuật bón phân) và bổ sung các dinh dưỡng trung, vi lượng để giúp cây sớm phục hồi. Đặc biệt, nên cào lớp lá và xới nhẹ quanh gốc trước khi bón phân, sau đó tủ lại gốc, kết hợp với việc xử lý Trichoderma hoặc một số chế phẩm có chứa vi sinh vật giúp phân hủy lớp lá trên mặt liếp tạo nên lớp hữu cơ giữ ẩm cho đất trong điều kiện hiện tại. Tăng cường phun phân bón lá có chất canxi, magiê, silic và các dạng phân chứa hàm lượng hữu cơ cao K-humat, Humic… giúp cây tăng sức đề kháng.
Hay mô hình trình diễn giống lúa chịu mặn thích ứng BĐKH cho các xã vùng ven biển. Mô hình áp dụng các giống lúa chịu mặn tốt, chuyển đổi trồng lúa xen canh với nuôi tôm, giúp tăng thu nhập trên cùng một diện tích; mô hình nuôi tôm càng xanh toàn đực thích ứng BĐKH gắn với tiêu thụ sản phẩm…
Cùng với đó, tỉnh đã công bố và phổ biến kịch bản BĐKH giai đoạn 2021- 2030 đến các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh; UBND các huyện, các xã trên toàn tỉnh. UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 2790/KH-UBND ngày 27-5-2021, cơ cấu lại ngành nông nghiệp tỉnh giai đoạn 2021 - 2025 theo hướng phát triển nông nghiệp bền vững, đẩy mạnh phát triển nền nông nghiệp hiện đại, nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ thích ứng BĐKH.
Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Huỳnh Quang Đức cho biết, đến nay, tỉnh đã xây dựng vùng sản xuất dừa hữu cơ tập trung với diện tích hơn 13.125ha; trong đó, diện tích đạt chứng nhận hơn 7.249ha. Hiện tỉnh đang triển khai xây dựng thí điểm 6 vùng sản xuất dừa tập trung, bao gồm: 5 vùng sản xuất theo tiêu chuẩn hữu cơ, diện tích 1.500ha; 1 vùng sản xuất dừa uống nước với diện tích 20ha. Ngoài ra, năm 2021, tỉnh đã trồng được khoảng 700 ngàn cây phân tán và gần 35ha rừng phòng hộ và đặc dụng. |
Bài, ảnh: Trí Tín
Từ khóa » Giải Pháp Biến đổi Khí Hậu Trong Nông Nghiệp
-
Các Giải Pháp Thích ứng Với Biến đổi Khí Hậu Trong Nông Nghiệp
-
GIẢI PHÁP ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN SẢN XUẤT ...
-
ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP THÍCH ƯNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ...
-
Thực Trạng Và Giải Pháp Bảo Vệ Môi Trường, Thích ứng Với Biến đổi ...
-
Giải Pháp ứng Phó Biến đổi Khí Hậu ... - MÔI TRƯỜNG NÔNG THÔN
-
Rào Cản Lớn Nhất để Phát Triển Nông Nghiệp Là Biến đổi Khí Hậu
-
Cần Thêm Những Giải Pháp Thích ứng Với Biến đổi Khí Hậu
-
Xây Dựng Nền Nông Nghiệp Thích ứng Với Biến đổi Khí Hậu
-
[PDF] Tìm Hiểu Nông Nghiệp Thích ứng Thông Minh Với Biến đổi Khí Hậu
-
[PDF] Nông Nghiệp Thông Minh Thích ứng Với Biến đổi Khí Hậu (CSA) ở Việt ...
-
Giải Pháp ứng Phó Biến đổi Khí Hậu Trong Nông Nghiệp
-
Phát Triển Nông Nghiệp ứng Phó Với Biến đổi Khí Hậu - Báo Thanh Hóa
-
Biến đổi Khí Hậu Là Thách Thức Lớn Nhất đối Với Nền Nông Nghiệp ...
-
Công Bố 'sách Trắng' Về Biến đổi Khí Hậu Tác động đến Nông Nghiệp