GIẢI PHẪU CHỨC NĂNG CỔ CHÂN VÀ BÀN CHÂN. CƠ VÀ HOẠT ...
Có thể bạn quan tâm
Cập nhật lần cuối vào 23/02/2023
Các cơ hoạt động lên bàn chân có thể được chia thành hai nhóm: ngoại lai (extrinsic) và nội tại (intrinsic).
- Các cơ ngoại lai xuất phát từ các khoang trước, sau và bên của cẳng chân. Chúng chủ yếu chịu trách nhiệm cho các hoạt động như vặn ngoài (eversion), vặn trong (inversion), gấp lòng bàn chân (plantarflexion) và gấp mu bàn chân (dorsiflexion).
- Các cơ nội tại nằm bên trong bàn chân và chịu trách nhiệm cho các vận động tinh của bàn chân, chẳng hạn như vận động riêng biệt của các ngón.
Mục lục
CÁC CƠ Ở CỔ CHÂN VÀ BÀN CHÂN
Có hai mươi ba cơ tác động lên cổ chân và bàn chân, 12 có nguồn gốc ngoài bàn chân (các cơ ngoại lai và 11 bên trong bàn chân. Tất cả 12 cơ bắp bên ngoài, ngoại trừ cơ bụng chân, cơ dép, và cơ gan chân (plantaris), tác dụng lên cả các khớp dưới sên và khớp giữa bàn chân.
Các cơ ngoại lai
Cơ bụng chân
- A: Gấp gối, gấp lòng bàn chân
- N: Thần kinh chày (S1, S2)
Cơ dép:
- A: Gấp lòng bàn chân
- N: Thần kinh chày (S1, S2)
Cơ gan chân:
- A: Gấp gối (rất yếu); gấp lòng bàn chân
- N: Thần kinh chày (S1, S2)
Cơ chày sau:
- A: Vặn trong cổ chân; trợ giúp gấp lòng bàn chân
- N: Thần kinh chày (S1, S2)
Cơ gấp ngón cái dài
- A: Gấp ngón cái; trợ giúp vặn trong và gấp lòng bàn chân
- N: Thần kinh chày (L5, S1, S2)
Cơ gấp các ngón chân dài:
- A: Gấp bốn ngón chân; hỗ trợ vặn trong và gấp lòng bàn chân.
- N: Thần kinh chày (L5, S1)
Cơ chày trước:
- A: Vặn trong cổ chân và gấp mu bàn chân
- N: dây thần kinh mác sâu (L4, L5, S1)
Cơ duỗi ngón cái dài
- A: Duỗi ngón cái; hỗ trợ vặn trong và gấp mu bàn chân
- N: dây thần kinh mác sâu (L4, L5, S1)
Cơ duỗi các ngón dài
- A: Duỗi bốn ngón; trợ giúp gấp mu bàn chân
- N: dây thần kinh mác sâu (L4, L5, S1)
Cơ mác dài
- A: Vặn cổ chân ra ngoài; trợ giúp gấp lòng bàn chân (đường chấm chấm mô tả vị tri ở gan chân)
- N: dây thần kinh mác nông (L4, L5, S1)
Cơ mác ngắn:
- A: Vặn cổ chân ra ngoài; trợ giúp gấp lòng bàn chân
- N: dây thần kinh mác nông (L4, L5, S1)
Cơ mác ba:
- A: Trợ giúp vặn ngoài cổ chân và gấp mu
- N: dây thần kinh mác sâu (L4, L5, S1)
Cơ | Bắt ngang khớp | Hoạt động |
Nhóm sau | ||
Nông: bụng chân, dép, gan chân gầy (plantaris) | Sau | Gấp lòng |
Sâu: Chày sau, gấp ngón dài, gấp cái dài | Sau, bên trong | Gấp lòng, vặn trọng, gấp ngón |
Nhóm trước | ||
Chày trước | Trước, bên trong | Gấp mu, vặn trong |
Duỗi cái dài | Trước, bên trong | Gấp mu, vặn trong, duỗi cái |
Duỗi các ngón dài | Trước, | Gấp mu, duỗi các ngón |
Nhóm bên ngoài | ||
Mác dài, mác ngắn | Sau, bên ngoài | Gấp lòng, vặn ngoài |
Mác ba | Trước | Gấp mu, vặn ngoài |
Các cơ nội tại của bàn chân
- Các cơ này hoạt động như một nhóm và rất hoạt động trong giai đoạn tựa/chống của dáng đi. Về cơ bản, chúng theo sau xoay ngửa và hoạt động hơn trong các đoạn sau của thì tựa để giữ vững bàn chân khi đẩy tới. Nếu bàn chân quay sấp quá mức, chúng cũng hoạt động nhiều hơn để giữ vững các khớp giữa cổ chân và dưới sên. Có 11 cơ nội tại, và 10 cơ nằm ở mặt gan chân được xắp xếp thành 4 lớp.
Cơ | Hoạt động | Tương ứng với bàn tay |
Mặt mu chân | ||
Duỗi các ngón ngắn | Duỗi PIP ngón 2-5 | Không |
Duỗi ngón cái ngắn | Duỗi PIP ngón cái | Không |
Lớp 1 | Mặt gan chân | |
Dạng ngón cái | Dạng, gấp ngón cái | Dạng ngón cái ngắn |
Gấp các ngón ngắn | Gấp PIP 2-5 | Gấp các ngón nông |
Dạng ngón út | Dạng, gấp ngón út | Cùng tên |
Lớp 2 | Mặt gan chân | |
Vuông gan chân | Làm thẳng đường kéo cơ gấp các ngón dài | Không |
Cơ giun | Gấp MP, duỗi PIP, DIP | Cùng tên |
Lớp 3 | Mặt gan chân | |
Gấp ngón cái ngắn | Gấp MP ngón cái | Cùng tên |
Khép ngón cái | Khép, gấp ngón cái | Cùng tên |
Gấp ngón út | Gấp PIP ngón út | Cùng tên |
Lớp 4 | Mặt mu chân | |
Gian cốt mu chân | Dạng ngón 2-4 | Cùng tên |
Gian cốt gan chân | Khép ngón 2-4 | Cùng tên |
CÁC HOẠT ĐỘNG CƠ Ở CỔ CHÂN VÀ BÀN CHÂN
Gấp lòng bàn chân
- Gấp lòng bàn chân được sử dụng để đẩy cơ thể về phía trước và đi lên, góp phần đáng kể vào các lực đẩy khác được tạo ra trong giai đoạn nhấc gót và nhấc ngón. Các cơ gấp lòng bàn chân cũng hoạt động ly tâm để làm chậm một bàn chân đang gập mu hoặc để trợ giúp trong việc kiểm soát chuyển động về phía trước của cơ thể, đặc biệt là xoay ra trước của xương chày trên bàn chân.
- Cơ chủ đạo là cơ bụng chân và cơ dép. Bởi vì cơ bụng chân cũng đi qua khớp gối và là cơ gập gối, nó có tác dụng gấp lòng hiệu quả nhất khi gối duỗi và cơ tứ đầu đùi được hoạt hóa. Các cơ gấp lòng bàn chân khác chỉ tạo khoảng 7% lực gấp lòng bàn chân (cơ mác dài, mác ngắn là quan trọng hơn, cơ gan chân gầy, gấp ngón cái dài, cơ chày sau ít hơn).
Gấp mu bàn chân
- Gấp mu chủ động trong thì đu đưa của dáng đi để đưa bàn chân hở lên khỏi nền (co đồng tâm) và trong thì tựa để để kiểm soát hạ bàn chân xuống sàn nhà sau khi chạm gót (co ly tâm).
- Cơ gấp mu chính là cơ chày trước có kích thước lớn, gân cơ dài và có thuận lợi cơ học lớn nhất. Hỗ trợ cho cơ này là các cơ duỗi ngón dài, duỗi ngón cái dài và cả cơ mác ba.
Vặn ngoài (eversion)
- Được tạo ra chủ yếu bởi các nhóm cơ mác. Những cơ này nằm bên ngoài so với trục dọc của xương chày. Chúng là các cơ quay sấp ở tư thế không chịu trọng lượng bởi vì chứng vặn ngoài xương gót và dạng bàn chân trước. Cơ mác dài là cơ vặn ngoài mà cũng có vai trò kiểm soát lực ép lên các vận động xương bàn ngón thứ nhất và các vận động tinh vi hơn của xương bàn ngón thứ nhất và ngón chân cái.
Vặn trong (inversion)
- Các cơ vặn trong của bàn chân là các cơ nằm ở bên trong so với trục dọc của xương chày. Những cơ này làm xương gót vặn trong và bàn chân trước khép.
- Vặn trong chủ yếu là do cơ chày trước và cơ chày sau, với sự trợ giúp của các cơ gấp ngón cái, gấp các ngón chân dài. Cơ duỗi ngón cái dài kết hợp với cơ gấp ngón cái dài để khép bàn chân trước trong động tác vặn trong.
SỨC MẠNH CÁC CƠ Ở CỔ CHÂN VÀ BÀN CHÂN
Các cơ của bàn chân đóng một vai trò quan trọng trong việc chịu các tác động có cường độ rất cao. Chúng cũng tạo ra và hấp thụ năng lượng trong khi vận động. Các dây chằng và gân cơ lưu trữ một phần năng lượng cho sự trở lại sau đó. Ví dụ, gân Achilles có thể lưu trữ 37 jun (J) năng lượng đàn hồi, và các dây chằng của vòm chân có thể lưu trữ 17 J khi bàn chân hấp thụ các lực và trọng lượng cơ thể.
Vận động mạnh nhất cổ bàn chân là gập lòng bàn chân do các cơ gập lòng có khối cơ lớn. Các cơ gập lòng được sử dụng nhiều hơn để chống lại trọng lượng và duy trì tư thế đứng thẳng, kiểm soát hạ người xuống đất, bổ trợ cho đẩy người tới. Ngay cả khi đứng, các cơ gấp lòng, đặc biệt là cơ dép, cũng co để kiểm soát tư thế đứng. Lực gập lòng có thể gia tăng nếu gối được giữ ở tư thế duỗi, làm cơ bụng chân thuận lợi hơn về chiều dài.
Gập mu chân không thể tạo lực lớn vì khối cơ nhỏ hơn và ít được sử dụng trong các hoạt động hàng ngày. Lực các cơ gập mu chỉ bằng khoảng 25 % lực các cơ gập lòng bàn chân.
Hình: Độ lớn của moment xoay đẳng trường tối đa với bốn hoạt động của cổ bàn chân.
Sự đảo nghịch hoạt động cơ: Các cơ gấp lòng bàn chân hoạt động như là cơ duỗi gối.Một chức năng quan trọng của các cơ gấp lòng bàn chân là làm vững gối ở tư thế duỗi. điều này có thể thấy rõ ở những bệnh nhân yếu các cơ gập lòng. Không có hoạt động phanh hoặc giảm tốc cần thiết do cơ ở cổ chân, chi dưới tiến tới thông qua gập mu bàn chân quá nhanh và quá nhiều trong giai đoạn giữa đến sau của thì tựa. Như hình vẽ cơ dép bị yếu khi đứng, cẳng chân xoay ra trước chuyển lực của trọng lượng cơ thể ra sau so với trục xoay trong- ngoài ở khớp gối. Sự dịch chuyển này tạo nên lực xoay gấp gối đột ngột và thường không ngờ tới. Cổ chân bị gập mu, trong trường hợp này, tạo khuynh hướng gập gối.
Một chức năng quan trọng của cơ dép là kháng lại xoay ra trước quá mức của cẳng chân, do dó giữ cho trọng lượng cơ thể ngay trên hay ngay trước trục xoay trong- ngoài của khớp gối. Với bàn chân được giữ cố định ở nền, gấp lòng bàn chân chủ động ở cổ chân có thể duỗi gối. Cơ dép đặc biệt phù hợp với vai trò làm vững duỗi gối, vì phần lớn là sợi cơ chậm, kháng mỏi mệt. Co cứng cơ dép quá mức tạo khuynh hướng duỗi gối mạnh và kéo dài, dần dần có thể góp phần tạo biến dạng gối quá ưỡn.
Hình: A, Gấp mu tạo nên gấp gối; B, Gấp lòng tạo nên duỗi gối
XEM THÊM: PHÂN TÍCH DÁNG ĐI: THÌ TỰA VÀ CÁC ROCKERSCÁC VẬN ĐỘNG KẾT HỢP CỦA GỐI VÀ CỔ CHÂN/DƯỚI SÊN
Các vận động tại gối và bàn chân cần phải được phối hợp để tối đa hóa sự hấp thụ các lực và giảm thiểu căng các liên kết của chi dưới. Ví dụ, trong thì tựa của dáng đi, quay sấp và ngữa ở bàn chân phải tương ứng với xoay ở đầu gối và hông. Vào lúc chạm gót, bàn chân thường tiếp xúc với mặt đất ở một tư thế hơi quay ngữa, và bàn chân được hạ xuống mặt đất với gấp lòng. Khớp dưới sên bắt đầu quay sấp lập tức, kèm theo xoay trong và gấp ở khớp gối và háng. Quay sấp tiếp tục cho đến khi nó đạt đến tối đa vào khoảng 35% đến 50% của thì tựa, và điều này tương ứng với gấp và xoay trong tối đa ở khớp gối.
Ở giai đoạn bàn chân bằng ở thì tựa, khớp gối bắt đầu xoay ngoài và duỗi, và bởi vì bàn chân vẫn giữ cố định trên mặt đất, các vận động này được truyền đến xương sên, làm khớp dưới sên đáp ứng bằng quay ngữa. Nhiều tổn thương của chi dưới được cho là có liên quan với sự thiếu đồng bộ giữa những vận động này của khớp gối và khớp dưới sên.
Please leave this field empty👋 Chào bạn!
Hãy nhập địa chỉ email của bạn để đăng ký theo dõi blog này và nhận thông báo về các bài mới qua email mỗi tuần.
MinhdatRehab
Chia sẻ bài viết này:
- Nhấn vào chia sẻ trên Facebook (Mở trong cửa sổ mới)
- Bấm để chia sẻ trên Pocket (Mở trong cửa sổ mới)
- Bấm để chia sẻ trên Pinterest (Mở trong cửa sổ mới)
- Bấm để chia sẻ lên LinkedIn (Mở trong cửa sổ mới)
- Nhấp để chia sẻ trên X (Mở trong cửa sổ mới)
- Bấm để gửi một liên kết tới bạn bè (Mở trong cửa sổ mới)
- Bấm để in ra (Mở trong cửa sổ mới)
Thích điều này:
Đang tải...Related
Từ khóa » Giải Phẫu Cơ Cẳng Chân Trước
-
Giải Phẫu Vùng Cẳng Chân
-
Giải Phẫu Cơ Chi Dưới
-
GIẢI PHẪU CẲNG CHÂN - SlideShare
-
BÀI 9: CẲNG CHÂN-BÀN CHÂN - Trần Công Khánh
-
[Giải Phẫu] Cơ-Mạc Chi Dưới, Cơ Của Các Vùng Cẳng Chân Và Bàn Chân
-
[PDF] GIẢI PHẪU, HÌNH ẢNH HỌC, CHỨC NĂNG ĐỊNH KHU KHỚP CỔ ...
-
Giải Phẫu Vùng Mông Và đùi - Thầy Võ Khánh Phương - YouTube
-
[Xác] Phẫu Tích Vùng Cẳng Chân Trước - YouTube
-
CẲNG CHÂN, Bàn CHÂN (GIẢI PHẪU) - Tài Liệu Text - 123doc
-
Đám Rối Thần Kinh Và Các Tổn Thương Dây Thần Kinh - Chi Tiết Bài Viết
-
Giải Phẫu Học Tĩnh Mạch Chi Dưới - BỆNH VIỆN QUỐC TẾ MINH ANH
-
[DOC] BÀI 3. GIẢI PHẪU HỆ CƠ – MẠCH MÁU – THẦN KINH
-
Giải Phẫu Vùng Cẳng Chân Sau (Kỳ 1) Pdf - 123doc