GIẢI PHẪU CHỨC NĂNG HỆ THẦN KINH: ĐÁM RỐI CÁNH TAY
Có thể bạn quan tâm
Cập nhật lần cuối vào 20/04/2023
Mục lục
Nhắc lại dây thần kinh gai sống và sự hình thành các đám rối
Các dây thần kinh gai sống
Khi ra khỏi tuỷ sống, các rễ trước (vận động) và sau (cảm giác) kết hợp nhau để tại thành dây thần kinh sống.
Có 31 dây thần kinh gai sống: 8 cổ, 12 ngực, 5 thắt lưng, 5 cùng và 1 cụt. Bảy dây thần kinh gai sống đầu tiên (C1-C7) rời cột sống phía trên đốt sống tương ứng (như dây thần kinh C3 ra trên đốt sống C3). Dây thần kinh C8 xuất ra ở dưới đốt sống C7 và trên T1. Từ T1 các dây thần kinh xuất ra dưới thân đốt sống tương ứng.
Phân nhánh của các dây thần kinh gai sống
Dây thần kinh gai sống đi qua lỗ gian sống để ra khỏi ống tủy. Ngay sau ra khỏi ống tủy, dây thần kinh phân nhánh:
- Các nhánh thông (xám và trắng) phân bố các cơ trơn, tuyến, cơ quan (hệ giao cảm)
- Nhánh lưng (sau) chi phối cho các cơ sâu của lưng (cạnh sống) cũng như cảm giác trên những cơ này.
- Nhánh bụng (trước) (còn gọi là nhánh nguyên phát trước)và phân bố cho cơ và da không được nhánh sau phân bố.
(Ghi chú: lượng giá các cơ cạnh sống quan trọng để định vị tổn thương là ở đám rối thần kinh cánh tay hoặc thắt lưng cùng và loại trừ bệnh lý rễ.)
Sự hình thành đám rối
Ngoại trừ các dây thần kinh ngực, các nhánh trước (bụng) sẽ nối với nhau và phân nhánh tạo thành một mạng lưới được gọi là một đám rối (plexus). Có 3 đám rối chính:
1. Đám rối cổ, được tạo thành từ các dây thần kinh gai sống C1 đến C4, phân bố cho vùng cổ.
2. Đám rối cánh tay, được tạo thành từ các dây thần kinh gai sống C5 đến T1, phân bố cho chi trên
3. Đám rối thắt lưng – cùng ( lumbosacral plexus), được tạo thành từ các dây thần kinh gai sống L1 đến S5, phân bố cho chi dưới.
a Phần thắt lưng, L1-L4, chủ yếu cho các cơ vùng đùi
b. Phần cụt, L5-S3, cho cẳng và bàn chân
Giải phẫu đám rối thần kinh cánh tay
Được tạo thành từ nhánh trước của các dây thần kinh gai sống C5-T1: 5
(Ghi chú: Các dây thần kinh sau bả vai (dorsal scapular ), ngực dài, phế vị xuất phát ở mức rễ, và đặc điểm này đôi lúc có thể giúp định vị tổn thương đám rối).
Đám rối hình thành nên mạng lưới từ gốc- ngọn gồm thân (trên, giữa và dưới); ngành (trước và sau); các bó (trong, ngoài và sau); và các nhánh tận.
3 Thân (trunk)
- Các nhánh trước C5 và C6 nối với nhau tạo thành thân trên. Dây thần kinh trên vai phân bố cho cơ trên gai và dưới gai xuất phát từ thân trên này.
- Nhánh trước C7 đi tiếp tạo thành thân giữa.
- Nhánh trước C8 và T1 kết hợp để tạo thành thân dưới. Thân dưới nằm gần đỉnh phổi.
Tên gọi 3 thân là do mối liên hệ giữa chúng với nhau.
6 Ngành (division)
Các thân này đi xuống dưới ra ngoài và chia thành các ngành trước và sau. Các ngành này đều nằm sau xương đòn khi cơ thể ở tư thế giải phẫu. Ngành trước chứa các dây thần kinh phân bố cho các cơ gấp và ngành sau chứa các dây thần kinh phân bố cho các cơ duỗi.
3 Bó (cord)
Bó ngoài
Được tạo thành do sự hợp nhất giữa ngành trước của thân trên và thân giữa, chứa các sợi thần kinh phát xuất từ rễ C5 đến C7, cho các nhánh tận là thần kinh cơ bì và nhánh ngoài của thần kinh giữa. Nhánh ngoài của thần kinh giữa mang các chức năng cảm giác của thần kinh giữa và phân bố vận động cho cơ sấp tròn và cơ gấp cổ tay quay.
Bó trong
Là sự tiếp tục của ngành trước của thân dưới, và chứa các sợi thần kinh xuất phát từ C8 đến T1, cho các nhánh tận là nhánh trong của thần kinh giữa và thần kinh trụ. Nhánh trong của dây thần kinh giữa mang tất các các chức năng vận động khác của thần kinh giữa nhưng không có thành phần cảm giác.
Bó sau
Được tạo thành do sự hợp nhất của 3 ngành sau và chứa các sợi thần kinh phát xuất từ C5 đến C8 (+/- T1), cho các nhánh tận là thần kinh nách và thần kinh quay.
Các bó được đặt tên theo tương quan giải phẫu với động mạch nách.
5 nhánh thần kinh tận (terminal branches)
Thần kinh cơ bì (Musculocutaneous Nerve)
- Rễ: C5 và C6, +/- C7
- Chức năng vận động: phân bố cơ cánh tay, cơ nhị đầu và cơ quạ cánh tay
- Chức năng cảm giác: Cho nhánh bì cẳng tay ngoài, phân bố nửa ngoài của cẳng tay trước và một phần nhỏ ngoài của cẳng tay sau.
Thần kinh giữa (Median nerve)
- Rễ: C6-T1, trong đó các nhánh vận động xuất phát từ C6-T1 nhưng các sợi cảm giác xuất phát chủ yếu từ C6 và C7.
- Chức năng vận động: Phân bố cho hầu hết các cơ gấp ở cẳng tay, cơ mô cái, và hai cơ giun ngoài liên quan đến ngón trỏ và ngón giữa.
- Chức năng cảm giác: cho nhánh bì gan tay, phân bố cho phần ngoài của gan tay, và bì ngón tay, phân bố cho ba ngón rưởi ngoài mặt gan bàn tay.
Thần kinh trụ (ulnar nerve)
- Rễ: C8 và T1, trong một số trường hợp thần kinh trụ nhận thêm 1 nhánh nhỏ C7 xuất phát từ bó ngoài gọi là rễ ngoài của thần kinh trụ.
- Chức năng vận động: phân bố cho các cơ của bàn tay (ngoại trừ các cơ mô cái và hai cơ giun ngoài), cơ gấp cổ tay trụ và nửa trong của cơ gấp các ngón sâu).
- Chức năng cảm giác: Phân bố cho mặt trước và sau của một ngón rưởi trong và vùng gan tay liên quan.
Thần kinh nách (axillary nerve)
- Rễ: C5 và C6, đôi khi chỉ có đơn độc C5.
- Chức năng vận động: phân bố cho cơ tròn bé và cơ delta
- Chức năng cảm giác: cho nhánh bì cánh tay ngoài trên, chi phối cảm giác cho vùng dưới của cơ delta (vùng da bao trùm đầu dài cơ tam đầu).
Thần kinh quay (radial nerve)
- Rễ: C5-T1
- Chức năng vận động: phân bố cho cơ tam đầu cánh tay, và các cơ ở khoang sau của cẳng tay (chủ yếu là các cơ duỗi cổ tay và ngón tay).
- Chức năng cảm giác: phân bố cho mặt sau của cánh tay và cẳng tay, và mặt sau ngoài của bàn tay
Các nhánh nhỏ
Ngoài 5 nhánh lớn chính của đám rối cánh tay, có một số dây thần kinh nhỏ hơn được liệt kê ở bảng sau:
Rễ | Thân | Bó ngoài | Bó trong | Bó sau |
---|---|---|---|---|
– Dây thần kinh sau bả vai– Dây thần kinh ngực dài | – Dây thần kinh trên vai– Dây thần kinh đến dưới đòn | – Dây thần kinh ngực ngoài | – Dây thần kinh ngực trong– Dây thần kinh bì cánh tay trong– Dây thần kinh bì cẳng tay trong | – Dây thần kinh dưới vai trên– Dây thần kinh ngực lưng– Dây thần kinh dưới bả vai dưới |
Một số cách phân chia đám rối cánh tay:
Cách phân chia 1:
Phần trên xương đòn (các rễ và các thân) và phần dưới xương đòn (các ngành, bó và nhánh tận).
Nói cách khác, các ngành được cho là để nối các phần trên xương đòn và phần dưới xương đòn.
Thần kinh ngực ngoài và ngực trong xuất phát từ bó ngoài và bó trong ngay sau các bó được thành lập, vì vậy nên sự có hay không tổn thương của chúng có thể giúp chẩn đoán phân biệt là tổn thương trên đòn hoặc dưới đòn.
Cách phân chia 2:
Đám rối trên (thân trên và bó ngoài) và đám rối dưới (thân dưới và bó trong).
Ví dụ chấn thương thường ảnh hưởng đến đám rối trên (như liệt Erb), trong khi bệnh đám rối dưới thường không do chấn thương (như u đỉnh phổi Pancoast, tổn thương do chiếu xạ…).
Xem thêm: TỔN THƯƠNG ĐÁM RỐI THẦN KINH CÁNH TAY Ở TRẺ SƠ SINH Và TÀI LIỆU: TỔN THƯƠNG ĐÁM RỐI THẦN KINH CÁNH TAY Please leave this field empty👋 Chào bạn!
Hãy nhập địa chỉ email của bạn để đăng ký theo dõi blog này và nhận thông báo về các bài mới qua email mỗi tuần.
MinhdatRehab
Chia sẻ bài viết này:
- Nhấn vào chia sẻ trên Facebook (Mở trong cửa sổ mới)
- Bấm để chia sẻ trên Pocket (Mở trong cửa sổ mới)
- Bấm để chia sẻ trên Pinterest (Mở trong cửa sổ mới)
- Bấm để chia sẻ lên LinkedIn (Mở trong cửa sổ mới)
- Nhấp để chia sẻ trên X (Mở trong cửa sổ mới)
- Bấm để gửi một liên kết tới bạn bè (Mở trong cửa sổ mới)
- Bấm để in ra (Mở trong cửa sổ mới)
Thích điều này:
Đang tải...Related
Từ khóa » Giải Phẫu Chức Năng Thần Kinh Quay
-
Bệnh Dây Thần Kinh Quay | Vinmec
-
Thần Kinh Quay – Wikipedia Tiếng Việt
-
Giải Phẫu: Thần Kinh Quay - Phục Hồi Chức Năng
-
PHỤC HỒI CHỨC NĂNG TỔN THƯƠNG THẦN KINH QUAY
-
Liệt Thần Kinh Quay - SlideShare
-
Đặc điểm Tổn Thương Dây Thần Kinh Quay, Thần Kinh Giữa Và Thần ...
-
Thần Kinh Quay - Bác Sĩ Lực
-
Bệnh Tổn Thương Dây Thần Kinh Quay Tại Bệnh Viện Phục Hồi Chức ...
-
Phong Bế Thần Kinh | BvNTP - Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương
-
Giải Phẫu Các Dây Thần Kinh Gai Sống
-
Giải Phẫu Cơ Chi Trên
-
Chấn Thương Thần Kinh Ngoại Biên
-
Tổn Thương đám Rối Cánh Tay – Chẩn đoán Và điều Trị Hiện Nay