GIẢI PHẪU CHỨC NĂNG HỆ THẦN KINH: ĐÁM RỐI THẮT LƯNG ...
Có thể bạn quan tâm
Cập nhật lần cuối vào 26/12/2022
Đám rối thắt lưng – cùng được tạo thành bởi nhánh (rami) trước của L1 đến S3. Một số tài liệu sẽ chia đám rối khối này thành đám rối thắt lưng – lumbar plexus (L1 đến L4), phân bố cho hầu hết da và các cơ của đùi, và đám rối cùng– sacral plexus (L5 đến S3), phân bố cho hầu hết cho da và các cơ cẳng và bàn chân. Bởi vì có một số cơ của chi dưới được phân bố từ cả hai đám rối này, bài viết sẽ trình bày hai đám rối này thành một (lumbosacral plexus).
Ở mỗi mức tủy sống các dây thần kinh gai sống rời tuỷ sống đi ra qua lỗ gian sống của cột sống. Mỗi dây sau đó chia thành các nhánh (rami) trước và sau.
Đám rối thắt lưng- cùng không có nhiều phân chia và kết nối các dây thần kinh như đám rối thần kinh cánh tay. Nó có tám rễ chia thành một nhánh trên và nhánh dưới. L3 là rễ duy nhất không phân nhánh. Hầu hết các nhánh này chia thành một ngành trước và ngành sau. Các ngành này phân chia và kết nối với nhau để tạo thành các dây thần kinh tận.
Nhánh trên của L1 chia thành các dây thần kinh chậu – hạ vị (iliohypogastric n.) và chậu- bẹn (ilioinguinal n.). Nhánh dưới của L1 và nhánh trên của L2 tạo thành dây thần kinh sinh dục- đùi (genitofemoral n.). Ba dây thần kinh này chủ yếu là cảm giác.
Các ngành phía trước của rễ L2, L3 và L4 tạo thành dây thần kinh bịt (obturator n.). Các ngành sau của các rễ này tạo thành dây thần kinh đùi. Các ngành sau của L4 đến S1 tạo thành dây thần kinh mông trên, và các ngành sau của L5 đến S2 tạo thành dây thần kinh mông dưới. Dây thần kinh tọa được tạo thành từ các nhánh từ L4 đến S3. Dây này thực ra là các dây thần kinh chày và mác chung được nối với nhau bởi một bao chung, và phân chia thành hai dây thần kinh ngay trên gối. Dây thần kinh mác chung xuất phát từ L4 đến S2, trong khi dây thần kinh chày được tạo thành từ ngành trước của L4 đến S3.
Mục lục
CÁC DÂY THẦN KINH TẬN
Đám rối thắt lưng phân thành 6 dây thần kinh tận và đám rối cùng phân thành 5 dây thần kinh tận.
1. Dây thần kinh hạ vị (Iliohypogastric Nerve)
Dây thần kinh hạ vị là nhánh đầu tiên của đám rối thắt lưng. Nó đi đến mào chậu, băng qua cơ vuông thắt lưng của thành bụng sau. Sau đó nó xuyên qua cơ ngang bụng, và chia thành các nhánh tận của nó.
- Rễ: L1 (có một phần đóng góp của T12).
- Chức năng vận động: phân bố cho cơ chéo trong và cơ ngang bụng.
- Chức năng cảm giác: phân bố da phần sau ngoài mông ở vùng mu (pubic).
2. Dây thần kinh chậu – bẹn (Ilioinguinal Nerve)
Dây thần kinh chậu – bẹn có cùng đường đi giải phẫu như dây thần kinh chậu hạ vị lớn hơn. Sau khi phân bố cho các cơ ở thành bụng trước, nó đi qua lỗ (vòng) bẹn nông để phân bố cho da vùng sinh dục ngoài và phần trong đùi.
- Rễ: L1.
- Chức Chức năng vận động: Phân bố cho cơ chéo trong và cơ ngang bụng (transversus abdominis).
- Chức năng cảm giác: Phân bố da vùng trước trong đùi trên. Ở nam, nó phân bố cho gốc dương vật và trước bìu. Ở nữ, nó phân bố da ở ụ mu (mons pubis) và môi lớn (labia majora).
3. Dây thần kinh sinh dục – đùi (Genitofemoral Nerve)
Sau khi rời cơ thắt lưng lớn (psoas major), dây thần kinh sinh dục – đùi chia ngay thành một nhánh sinh dục và một nhánh đùi.
- Rễ: L1, L2.
- Chức năng vận động: nhánh sinh dục phân bố cho cơ cremasteric.
- Chức năng cảm giác: Nhánh sinh dục phân bố cho da của bìu trước (ở nam) hoặc da trên ụ mu và môi lớn (ở nữ). Nhánh đùi phân bố cho da vùng trước trên đùi.
4. Dây thần kinh bì đùi ngoài (Lateral Cutaneous Nerve of the Thigh)
Dây thần kinh này chỉ có chức năng cảm giác. Nó vào đùi ở mặt ngoài của dây chằng bẹn, phân bố da cho vùng này.
- Rễ: L2, L3
- Chức năng vận động: Không.
- Chức năng cảm giác: Phân bố cho vùng trước và ngoài đùi xuống đến đầu gối.
5. Dây thần kinh bịt (Obturator Nerve)
- Rễ: L2, L3, L4.
- Chức năng vận động: Phân bố các cơ vùng đùi trong – cơ bịt ngoài, khép dài, khép ngắn, khép lớn, và cơ thon (gracilis).
- Chức năng cảm giác: Phân bố cho da mặt trong đùi
6. Dây thần kinh Đùi (Femoral Nerve)
- Rễ: L2, L3, L4.
- Chức năng vận động: Phân bố cho các cơ đùi trước – cơ chậu (iliacus), lược (pectineus), may (sartorius), và cơ tứ đầu đùi (quadriceps femoris).
- Chức năng cảm giác: Phân bố cho da vùng trước đùi và trong cẳng chân.
Các nhánh tận sau thuộc đám rối cùng, gồm 5 dây thần kinh chính
7. Dây thần kinh mông trên (Superior Gluteal Nerve)
Dây thần kinh mông trên rời vùng chậu qua khuyết ngồi lớn, vào vùng mông ở bờ trên cơ hình lê ( kèm với động mạch và tĩnh mạch mông trên(sau đó chia làm 2 ngành, đi giữa cơ mông nhỡ và cơ mông bé.
- Rễ: các nhánh từ phần sau L4, L5, S1.
- Chức năng vận động: Phân bố cho cơ mông nhỡ, cơ mông nhỏ và cơ căng mạc đùi.
- Chức năng cảm giác: Không.
8. Dây thần kinh mông dưới (Inferior Gluteal Nerve)
Phân bố cho cơ mông lớn
9. Dây thần kinh toạ (sciatic nerve)
10. Dây thần kinh Bì Đùi sau (Posterior Femoral Cutaneous)
Dây thần kinh bì đùi sau rời vùng chậu qua khuyết ngồi lớn, vào vùng dưới cơ hình lê (piriformis). Nó đi xuống đến cơ mông lớn và đi xuống mặt sau đùi đến khoeo.
- Rễ: S1, S2, S3
- Chức năng vận động: Không
- Chức năng cảm giác: Phân bố da ở mặt sau của đùi và cẳng chân. Nó cũng phân bố cho da vùng đáy chậu (perineum) qua nhánh đáy chậu.
11. Dây thần kinh Thẹn (Pudendal Nerve)
Dây thần kinh rời vùng chậu qua khuyết ngồi lớn, ở bờ dưới cơ hình lê, sau đó đi vào lại qua khuyết ngồi bé. Nó đi trước trên dọc theo thành bên của hố ngồi-trực tràng (ischiorectal fossa), và tận cùng bằng các nhánh.
- Rễ: nhánh trước S2, S3, S4
- Chức năng vận động: Phân bố cho các cơ vùng đáy chậụ, cơ vòng niệu đạo ngoài, cơ vòng hậu môn ngoài, cơ nâng hậu môn (levator ani).
- Chức năng cảm giác: Phân bố cho dương vật và âm vật (clitoris) và phần lớn da vùng đáy chậu.
12. Các nhánh khác
Bên cạnh 5 dây thần kinh chính của đám rối cùng, có một số nhánh nhỏ. Những nhánh này là những dây thần kinh phân bố trực tiếp cho các cơ (trừ dây thần kinh xuyên bì (S2-S3) phân bố cho da vùng mông dưới và dây thần kinh tạng chậu phân bố cho các tạng ở bụng):
- dây thần kinh đến cơ hình lê (S2)
- dây thần kinh đến cơ bịt trong
- dây thần kinh đến cơ vuông đùi
Lưu ý lâm sàng: Bệnh đám rối thắt lưng – cùng (Lumbosacral Plexopathy)
Là một rối loạn ít gặp ảnh hưởng các đám rối thắt lưng hoặc cùng, gây tổn thương các dây thần kinh.
Dấu hiệu nghi ngờ khi các triệu chứng không thể định vị đến 1 dây thần kinh. Bệnh nhân có thể có triệu chứng đau thần kinh, tê hoặc yếu, teo cơ thuộc phân bố của đám rối.
Nguyên nhân:
- Loạn dưỡng cơ do đái đường
- Khối u, chấn thương trực tiếp
- Vô căn
Điều trị tuỳ theo nguyên nhân.
Please leave this field empty👋 Chào bạn!
Hãy nhập địa chỉ email của bạn để đăng ký theo dõi blog này và nhận thông báo về các bài mới qua email mỗi tuần.
MinhdatRehab
Chia sẻ bài viết này:
- Nhấn vào chia sẻ trên Facebook (Mở trong cửa sổ mới)
- Bấm để chia sẻ trên Pocket (Mở trong cửa sổ mới)
- Bấm để chia sẻ trên Pinterest (Mở trong cửa sổ mới)
- Bấm để chia sẻ lên LinkedIn (Mở trong cửa sổ mới)
- Nhấp để chia sẻ trên X (Mở trong cửa sổ mới)
- Bấm để gửi một liên kết tới bạn bè (Mở trong cửa sổ mới)
- Bấm để in ra (Mở trong cửa sổ mới)
Thích điều này:
Đang tải...Related
Từ khóa » Giải Phẫu đám Rối Thần Kinh Thắt Lưng Cùng
-
Bệnh đám Rối Thần Kinh Thắt Lưng: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Chẩn ...
-
Giải Phẫu đám Rối Thần Kinh Cánh Tay | Vinmec
-
Tổn Thương đám Rối Thần Kinh Thắt Lưng | Vinmec
-
Thân Thần Kinh Thắt Lưng-cùng – Wikipedia Tiếng Việt
-
Đám Rối Thắt Lưng - Bác Sĩ Lực
-
Bệnh Lý đám Rối Cánh Tay Và đám Rối Thắt Lưng Cùng - Cẩm Nang MSD
-
Giải Phẫu Các Dây Thần Kinh Gai Sống
-
Bài 23: Chi Tiết đám Rối Thần Kinh Thắt Lưng Cùng - YouTube
-
Đám Rối Thần Kinh Thắt Lưng, Dây Thần Kinh Tủy Và Các Nhánh
-
[Tài Liệu Ôn Thi Nội Trú Môn Giải Phẫu] – Đám Rối Thắt Lưng
-
Tổn Thương đám Rối Thần Kinh Thắt Lưng Cùng - Khamgiodau
-
Giải Phẫu đau Dây Thần Kinh Tọa Là Gì Và Cách Thực Hiện Như Nào?
-
Mô Tả Các Nhánh Của đám Rối Thắt Lưng Cùng - Bác Sĩ Đa Khoa