GIẢI PHẪU CHỨC NĂNG THẦN KINH: CÁC CẤU TRÚC DƯỚI VỎ ...
Có thể bạn quan tâm
Cập nhật lần cuối vào 01/11/2024
Các cấu trúc dưới vỏ nằm sâu trong não và bao gồm bao trong, hạch nền và hệ viền. Những cấu trúc này được trình bày ngắn gọn nhấn mạnh vai trò của chúng với chức năng vận động.
Mục lục
BAO TRONG (INTERNAL CAPSULE)
Bao trong nằm ở phần trong dưới của mỗi bán cầu. Trên thiết đồ cắt ngang não, bao trong có hình chữ V với đỉnh hướng vào trong.
Bao trong chứa các sợi phóng chiếu (chất trắng) quan trọng đi đến và đi từ vỏ não. Bao trong có thể được chia thành ba vùng khác nhau.
- Chi trước (anterior limb) nối vỏ não thuỳ trán với đồi thị và cầu não và các sợi đồi thị đến thuỳ trán.
- Gối/góc của bao trong (genu) chứa các sợi vận động vỏ não đi đến các nhân vận động ở thân não (corticobulbar fibers).
- Chi sau (posterior limb) chứa các sợi vận động từ thuỳ trán tạo thành bó vỏ gai (corticospinal tract) và các sợi cảm giác chiếu từ đồi thị đến thuỳ đỉnh của vỏ não. Chi sau cũng chứa các sợi thị giác và thính giác chiếu từ đồi thị đến thùy chẩm và thùy thái dương tương ứng.
Một tổn thương ở bao trong thường gây ra mất vận động chủ ý và giảm/mất cảm giác thân thể đối bên, trong khi ít khi gây ra khiếm khuyết về thị giác và thính giác.
Giải phẫu bao trong
CÁC HẠCH NỀN (BASAL GANGLIA)
Là các khối chất xám nằm trong chất trắng dưới các não thất bên. Do vị trí nằm ở đáy não (base) nên được gọi là hạch nền. Danh xưng hạch nền đôi lúc gây nhầm lẫn, tên đúng ra phải là các nhân nền (hạch là nhóm tế bào thần kinh ngoại biên, nhân là nhóm các tế bào thần kinh trung ương).
Các cấu trúc của hạch nền bao gồm nhân đuôi (caudate nucleus), bèo sẫm (putamen), cầu nhạt (globus pallidus), chất đen (substantia nigra, nằm ở não giữa), và nhân dưới đồi (subthalamic nuclei). Cầu nhạt và bèo sẫm tạo thành nhân bèo (lentiform nucleus), còn nhân đuôi và bèo sẫm được gọi là thể vân (striatum).
Nhân đuôi và bèo sẫm là các nhân nhận tín hiệu đầu vào chính của hạch nền, từ các vùng rộng của vỏ não mới, bao gồm cảm giác, vận động và các vùng liên hệ.
Cầu nhạt nằm ngay phía trong bèo sẫm và gồm hai phần (ngoài và trong). Chất đen (ở não giữa) và phần trong của cầu nhạt là các vùng đầu ra chính của hạch nền. Đầu ra tận cùng ở các vùng vỏ não trước trán, vùng vận động bổ sung và vùng tiền vận động qua trung gian đồi thị, để điều chỉnh tư thế và trương lực cơ, cũng như các vận động theo ý muốn và tự động.
Ngoài vai trò kiểm soát vận động, các hạch nền còn tham gia vào các chức năng nhận thức. Đặc biệt quan trọng là phần thưởng (reward) hoặc động lực (drive), liên quan đến đầu vào dopamine đến thể vân bụng (tức là, nhân accumbens). Tóm lại, những hành động làm tăng đầu vào dopamine đến thể vân bụng có nhiều khả năng được lặp lại trong tương lai.
Giải phẫu hạch nền
Bệnh lý phổ biến nhất do rối loạn chức năng trong các hạch nền là bệnh Parkinson. Bệnh Parkinson là do mất các tế bào thần kinh dopamine trong chất đen. Đầu vào dopamine đến thể vân lưng (dorsal striatum) kích thích hạch nền để bắt đầu các vận động theo kế hoạch. Do đó, mất của đầu vào dopamine đến hạch nền sẽ cản trở việc khởi đầu vận động. Điều này giải thích cho nhiều triệu chứng vận động của bệnh Parkinson, bao gồm cả vận động chậm chạp (bradykinesia), giảm biên độ vận động (hypokinesia), bất động (akinesia), cứng đờ (rigidity) và tư thế không vững. Run khi nghỉ ngơi xảy ra sớm trong bệnh Parkinson có thể do rối loạn chức năng mạng lưới ở hạch nền.
HỆ VIỀN (LIMBIC SYSTEM)
Hệ viền là một nhóm cấu trúc sâu trong não, nằm giữa đại não và gian não và ngay dưới thể chai. Tên gọi thuỳ viền (limbic, từ La tinh nghĩa là “viền quanh”, “vành”) được nhà giải phẫu học người Pháp Paul Broca đưa ra vào năm 1878. Hệ viền liên quan đến các hành vi cảm xúc và trí nhớ.
Các cấu trúc não trong hệ viền đã thay đổi trong những năm qua khi chúng ta khám phá ra các vùng mới liên quan đến trí nhớ và cảm xúc. Vì vậy, hệ viền là một phân loại chức năng, chứ không phải là giải phẫu. Hiện tại, các thành phần chính của hệ viền bao gồm nhân đồi thị và nhân dưới đồi, thể vú (mammillary bodies), não trước nền (basal forebrain), hồi đai (cingulate gyrus – trí nhớ cảm xúc, phản ứng với đau), thuỳ đảo (insula), nhân accumbens, hạnh nhân (amygdala – hành vi cảm xúc), hồi hải mã (hippocampus – trí nhớ dài hạn) và cạnh hải mã, và vỏ não nội khứu (entorhinal cortex). Dựa trên tập hợp các vùng não này, hệ viền dường như kiểm soát trí nhớ, đau, niềm vui, giận dữ, tình yêu, sở thích tình dục, nỗi sợ hãi và nỗi buồn.
Sự chồng lấn giữa cảm xúc và trí nhớ có ý nghĩa chức năng quan trọng. Các sự kiện nổi bật về mặt cảm xúc dễ nhớ hơn nhiều vì tăng hoạt hoá hệ viền. Bằng cách này, các cảm xúc của chúng ta có thể tạo ra các mạch bộ nhớ để tạo điều kiện thuận lợi cho việc mã hóa bộ nhớ. Thật không may, việc mã hóa bộ nhớ mạnh mẽ này cho các sự kiện mang tính cảm xúc có thể dẫn đến các trạng thái không thích hợp, chẳng hạn như nỗi sợ hãi ám ảnh hoặc rối loạn căng thẳng sau chấn thương.
Giải phẫu Hệ viền
PHỨC HỢP ĐỒI THỊ (THALAMIC COMPLEX)
Phức hợp đồi thị (từ gian não- diencephalon) nằm sâu trong đại não và bao gồm đồi thị (thalamus), vùng quanh đồi thị (epithalamus), dưới đồi thị (subthalamus) và vùng hạ đồi (hypothalamus).
Đồi thị là vùng não nhận kết nối thần kinh từ các vùng cảm giác chính (cột sau và gai đồi thị bên) và các đường dẫn truyền thị giác và thính giác. Đồi thị bao gồm nhiều nhân và có các sợi khớp nối đến các vùng cảm giác và vận động của vỏ não. Như vậy, đồi thị đóng vai trò như một trạm trung chuyển cho các xung động cảm giác, và chuyển chúng đến các vùng não sơ cấp và não liên hệ phù hợp của vỏ não để giải thích. Đầu ra vận động từ hạch nền và tiểu não hội tụ ở đồi thị, sau đó chúng được truyền đến vỏ não để ảnh hưởng đến đầu ra vận động.
Giải phẫu đồi thị
Vùng dưới đồi là một nhóm các nhân nằm ở đáy não, bên dưới đồi thị. Vùng dưới đồi điều chỉnh cân bằng nội môi (homeostasis), nghĩa là duy trì môi trường bên trong cân bằng. Cấu trúc này chủ yếu tham gia vào các chức năng tự động, bao gồm điều hòa đói, khát, tiêu hóa, nhiệt độ cơ thể, huyết áp, hoạt động tình dục và chu kỳ ngủ-thức. Vùng dưới đồi chịu trách nhiệm tích hợp các chức năng của cả hệ thống nội tiết và hệ thần kinh tự chủ (ANS) thông qua điều hoà tuyến yên và giải phóng các hormone.
Một số hình ảnh bổ sung:
XEM THÊM: TRẮC NGHIỆM GIẢI PHẪU THẦN KINH 1: VỎ NÃO VÀ VÙNG DƯỚI VỎMinhdat Rehab tổng hợp.
Please leave this field empty👋 Chào bạn!
Hãy nhập địa chỉ email của bạn để đăng ký theo dõi blog này và nhận thông báo về các bài mới qua email mỗi tuần.
MinhdatRehab
Chia sẻ bài viết này:
- Nhấn vào chia sẻ trên Facebook (Mở trong cửa sổ mới)
- Bấm để chia sẻ trên Pocket (Mở trong cửa sổ mới)
- Bấm để chia sẻ trên Pinterest (Mở trong cửa sổ mới)
- Bấm để chia sẻ lên LinkedIn (Mở trong cửa sổ mới)
- Nhấp để chia sẻ trên X (Mở trong cửa sổ mới)
- Bấm để gửi một liên kết tới bạn bè (Mở trong cửa sổ mới)
- Bấm để in ra (Mở trong cửa sổ mới)
Thích điều này:
Đang tải...Related
Gởi bình luậnHủy
TÌM KIẾM
Tìm kiếm cho:CHUYÊN MỤC
CHUYÊN MỤC Chọn danh mục CÁC BỆNH LÝ PHCN (155) Bệnh lý Cơ Xương Khớp (46) Bệnh lý Ngoại khoa (42) Bệnh lý Nhi khoa (19) Bệnh lý Thần kinh (33) Bệnh lý Tim mạch- Hô hấp (1) Các Tình trạng và Biến chứng thứ phát (14) Đau (15) CÁC PHƯƠNG PHÁP CAN THIỆP-ĐIỀU TRỊ (144) Công nghệ trợ giúp (9) Dinh dưỡng, Vận động và Dưỡng sinh (34) Dinh dưỡng (2) Dưỡng sinh (18) Tập luyện (16) Hoạt động trị liệu (25) Kỹ thuật xoa bóp (1) Tâm lý trị liệu (3) Thuốc (1) Vận động trị liệu (74) Đại cương Kỹ thuật PNF (9) Kỹ thuật Di động khớp (12) Vận động trị liệu nhi khoa (3) Vận động trị liệu theo Bệnh lý (15) Vận động trị liệu theo Mục tiêu (24) Vận động trị liệu theo Vùng cơ thể (18) Vật lý trị liệu (8) Điện trị liệu (4) CÁC PHƯƠNG PHÁP CHẨN ĐOÁN – LƯỢNG GIÁ (130) Các Nguyên tắc Chung (13) Chẩn đoán Hình ảnh (26) Tự học chẩn đoán hình ảnh (18) Lượng giá (36) Đo tầm vận động khớp (1) FIM Score (11) Thử cơ bằng tay (7) Thăm khám (62) Khám các cơ quan khác (3) Khám cơ xương khớp (32) Khám thần kinh (20) Kỹ năng Giao tiếp và Hỏi bệnh (4) Chưa xếp loại (32) KHOA HỌC HỖ TRỢ (107) Giải phẫu chức năng Các cơ quan khác (1) Giải phẫu Chức năng Hệ Thần kinh (20) Giải phẫu Chức năng Hệ Vận động (20) Quá trình Phát triển Con người (18) Sinh cơ học (15) Tâm lý học ứng dụng (24) Thống kê Y học (12) THƯ VIỆN CASE & QUIZ (170) Các Case Study Khác (6) Case Report (7) Case Study Neuro Rehab (14) Case Study Pain (5) Case Study Physiotherapy (38) Clinical Cases in PT (10) Tài liệu Tham khảo (16) Thông tin Y học (45) Trắc nghiệm (29)BÀI MỚI ĐĂNG
- DỊCH CHUYỂN CHO BỆNH NHÂN LIỆT NỬA NGƯỜI
- VIDEO: KỸ THUẬT TRƯỢT DÂY THẦN KINH TOẠ
- CASE FILES NEUROLOGY 5 (THẤT ĐIỀU TIỂU NÃO)
- VIDEO: KHÁM CỔ TAY VÀ BÀN TAY
- VIDEO: can thiệp cho rối loạn nuốt
BÀI VIẾT ƯA THÍCH
LỜI NGỎ
ABOUT ME
LIÊN HỆ
Xin lỗi. Bạn không thể sao chép nội dung ở trang này
%dTừ khóa » Giải Phẫu Vùng Bao Trong
-
Tổng Quan Về Chức Năng Não - Rối Loạn Thần Kinh - Cẩm Nang MSD
-
Giải Phẫu Học Và Chức Năng Của Não Bộ - Y Học Cộng Đồng
-
Giải Phẫu Tưới Máu Não | Vinmec
-
GIẢI PHẪU ĐỘNG MẠCH NÃO - Dự Báo đột Quỵ
-
[PDF] TƯỚI MÁU NÃO VÀ TƯƠNG QUAN VỚI TỔN THƯƠNG THIẾU ...
-
Giải Phẫu Lâm Sàng Thân Não
-
Giải Phẫu Gian Não
-
Atlas Giải Phẫu Vùng Mũi, Các Cơ, Mạch Máu Và Dây Thần Kinh
-
ĐẶC ĐIỂM GIẢI PHẪU CHỨC NĂNG NÃO TỦY ỨNG DỤNG VÀO ...
-
Chẩn đoán Cắt Lớp Vi Tính Nhồi Máu Não - Health Việt Nam
-
Hội Chứng Liệt Nửa Người - Health Việt Nam
-
Tổn Thương đám Rối Cánh Tay – Chẩn đoán Và điều Trị Hiện Nay
-
Thùy Trán: Cấu Trúc Giải Phẫu Và Chức Năng