Giải Phẫu Cơ đẫu Mặt Cổ - Y Dược Tinh Hoa

Bài giảng Giải phẫu học Chủ biên: TS. Trịnh Xuân Đàn

CÁC CƠ ĐẦU MẶT Các cơ ở đầu-mặt được chia làm 2 loại: cơ bám da mặt và cơ nhai. 1. CÁC CƠ BÁM DA Các cơ bám da của mặt đều quây quanh các hố tự nhiên, sự phức tạp của các cơ mặt là một đặc trưng của loài người: đó là phương tiện để diễn đạt tình cảm và đóng mở các lỗ tự nhiên và có 3 đặc tính chung: - Có một đầu bám vào da, một đầu bám vào xương, khi cơ co làm thay đổi nét mặt biểu hiện tình cảm, vui, buồn (nếp nhăn thường thẳng góc với sợi cơ). - Sắp xếp quanh các hố tự nhiên như mắt, mũi, tai, miệng, để đóng mở các lỗ tự nhiên ở vùng đầu mặt. - Tất cả đều do dây thần kinh mặt chi phối, nên khi dây thần kinh này bị tổn thương, mặt bị liệt bên đối diện. Để dễ mô tả, các cơ bám da được chia làm nhiều nhóm: 1.1. Các cơ trên sọ Gồm các cơ bám vào cân trên sọ. Có 2 cơ - Cơ chạm trán. - Cơ thái dương đỉnh (m. temporoparietalis) đi từ mạc thái dương đến bờ ngoài cân sọ. Khi co làm căng da đầu kéo da vùng thái dương ra sau. Là cơ kém phát triển thường đi kèm với cơ tai. 1.2. Các cơ ở mắt Có 3 cơ - Cơ chạm trán (m. occipitofrontalis): phía trước và phía sau là cơ, ở giữa là cân sọ. Cơ dính vào cân của sọ. Làm nhướng mày khi co. - Cơ vòng mi (m. orbicularis oculi): cơ này có 2 phần: phần mi nằm ở trong mi mắt, phần ổ mắt ở nông. Làm nhắm mắt khi co. Cơ mày (m. corrugator supercilii): đi từ đầu trong cung mày ra phía ngoài tới da ở giữa cung mày. Khi co kéo mày xuống dưới, vào trong, làm cau mày, là có diễn tả đau đớn. - Cơ hạ mày (m. dapressor supercitii): đi từ phần mía xương trán đến da đầu trong cung mày. Kéo cung mày xuống dưới. 1.3. Các cơ ở mũi Có 3 cơ : - Cơ tháp hay cơ cao hay cơ mảnh khảnh (m. procerus): là cơ nhỏ, nằm phía trên sống mũi và ở 2 bên đường giữa. Khi co kéo góc trong của lông mày xuống. Là cơ biểu lộ sự kiêu ngạo. - Cơ mũi (m. nasalis) gồm phần ngang và phần cánh: • Phần ngang hay cơ ngang mũi (m. transversus nasi): đi từ trên ngoài hố răng cửa xương hàm trên đến cân trên các sụn mũi. Khi co làm hẹp lỗ mũi. • Phần cánh hay cơ nở mũi (m. dilatator naris): đi từ rãnh mũi má tới da ở cánh mũi. Khi co làm mở rộng lỗ mũi. - Cơ lá hay cơ hạ vách mũi (m. depressor septi): từ bờ huyệt răng nanh tới bờ sau lỗ mũi và lá mía. Làm hẹp lỗ mũi, kéo vách mũi xuống dưới. 1.4. Các cơ ở miệng Gồm có các cơ làm há miệng và các cơ làm hẹp miệng.

1. Cơ chạm trán 2. Cơ vòng mi 3. Cơ mũi 4. Cơ nâng nông (nâng cánh mũi môi trên) 5. Cơ gò má to (tiếp lớn) 6. Cơ cười 7. Cơ tam giác môi 8. Cơ vuông cằm 9. Cơ chỏm cằm (chòm râu) 10. Cơ vòng môi 11. Cơ gò má bé (tiếp bé) 12. Cơ nâng môi trên 13. Cơ tháp 14. Cơ mày
Hình 4.23. Các cơ bám da ở mặt 1.4.1. Các cơ làm hẹp miệng - Cơ vòng môi (m. orbicularis oris) gồm 2 lớp. Lớp sâu phát sinh từ cơ mút bắt chéo ở góc miệng và lớp nông là cơ nâng góc miệng và cơ hạ góc miệng bắt chéo ở góc miệng. Làm mím môi, ép môi vào răng, và lợi răng và đưa môi ra trước. 1.4.2. Các cơ làm rộng miệng. - Cơ mút hay cơ thổi kèn (m. buccinator): đi từ 3 hố chân răng hàm lớn tới mép. Khi co ép má vào răng và lợi răng, giúp vào sự nhai và mút. - Cơ nanh hay cơ nâng góc miệng (m. levator anguli oris): đi từ hố nanh hàm trên tới mép và môi trên. Khi co kéo góc miệng lên. - Cơ tiếp lớn hay cơ gò má lớn (m. zygomaticus major): đi từ xương gò má tới mép. Khi co kéo góc miệng lên trên và ra sau (cười). - Cơ tiếp bé hay cơ gò má nhỏ (m. zygomaticus minor): ở trong cơ tiếp lớn, đi từ gò má tới môi trên. Khi co kéo môi lên trên và ra ngoài. - Cơ nâng cánh mũi môi trên (m. levator labii superioris alaeque nasi): đi từ mỏm lên của xương hàm trên tới da cánh mũi. Khi co kéo môi lên trên, làm nở mũi. - Cơ kéo môi sâu hay cơ nâng môi trên (m. levator labii superiories): từ bờ dưới ổ mắt đến cánh mũi và môi trên. Khi co kéo góc miệng, môi trên ra ngoài và lên trên, cùng với cơ tiếp bé tạo nên rãnh mũi môi, biểu lộ sự đau buồn. - Cơ cười (m. risorius): ôi từ cân cắn tới mép. Làm kéo góc miệng theo chiều ngang (cười mỉm). - Cơ vuông cầm hay cơ hạ môi dưới (m. depressor labii inferioris): đi từ hàm dưới và cảm tới môi dưới. Khi co kéo mới dưới xuống dưới và ra ngoài (mỉa mai). - Cơ tam giác môi hay cơ hạ góc miệng (m. depressor anguli oris): đi từ mặt ngoài xương hàm dưới tới mép và cơ vòng miệng: Kéo góc miệng xuống dưới (buồn bã). - Cơ cầm (m. mentalis): từ hố răng cửa hàm dưới đến da cam. Khi co đưa môi dưới lên trên ra trước diễn tả sự nghi ngờ hoặc khinh bỉ. - Cơ ngang cầm (m. transversus menti): khi có khi không, là một cơ nhỏ bắt ngang đường giữa ngang dưới cắm, thường liên tục với cơ tam giác môi. 1.5. Các cơ của vành tai Có 3 cơ: cơ tai trên (m. auriculans superior), cơ tai trước (m. auricularis anterior), cơ tai sau (m. auricularis posterior). Các cơ này ở người teo đi, còn ở động vật thì phát triển. Bám từ mạc thái dương, mạc trên sọ và mỏm chũm tới bám vào phần trước mặt trong gờ nhĩ luân và mặt trong loa tai. 1.6. Các cơ bám da ở cổ Cơ bám da cổ là một thảm rộng, hình 4 cạnh đi từ da hàm dưới tới mạc nông phủ vùng cổ và ngực trên. Kéo da cam và môi dưới xuống, góp phần biểu lộ sợ hãi hay đau khổ. 2. NHÓM CƠ NHAI Mỗi bên có 4 cơ 2.1. Cơ thái dương (m. temporalis) Là một cơ rộng, bám vào hố thái dương có cân thái dương che phủ ở mặt 1. Cơ thái dương 2. Cơ cắn (bó sâu) 3. Cơ cắn (bó nông) 4. Cơ mút 5. Cơ nanh Hình 4.24. Cơ bám da và các cơ nhai ngoài, các thớ cơ tập trung lại xuống dưới bám vào mỏm vẹt xương hàm dưới. Do các nhánh thái dương sâu thuộc thần kinh hàm dưới chi phối. Cơ này có tác dụng nâng hàm dưới lên, kéo hàm ra sau, nghiến răng. 2.2. Cơ cắn (m. masseter) Là một cơ dầy, bám từ 2/3 trước bờ dưới mỏm tiếp tới bám vào mặt ngoài góc xương hàm dưới. Thần kinh cắn, nhánh bên của thần kinh hàm dưới chi phối. Cơ có tác dụng nâng hàm dưới lên cao, nghiến răng. 2.3. Cơ chân bướm ngoài (m. pterygoideus lateralis) Là một cơ dầy, ngắn, từ mặt ngoài chân bướm ngoài, chạy ra sau, ra ngoài xuống bám vào sụn chêm và bám vào bờ nước trong cổ lồi cầu xương hàm dưới và bao hớp thái dương hàm. Thần kinh chân bướm ngoài thuộc thần kinh hàm dưới chi phối. Khi cơ co đưa hàm ra trước, kéo sụn khớp ra trước, giúp động tác xoay. 2.4. Cơ chân bướm trong (m. pter.medialis) Từ hố chân bướm xuống dưới, ra sau, bám vào mặt trong góc xương hàm dưới. Thần kinh chân bướm trong thuộc thần kinh hàm dưới chi phối. Khi co đưa hàm dưới lên trên và ra trước. 1. Cơ chân bướm ngoài (bó trên) 2. Cơ chân bướm ngoài (bó dưới) 3. Cơ chân bướm trong, 4. Cơ mút Hình 4.25. Các cơ nhai Hai cơ chân bướm bị ngăn cách nhau một vách sợi gọi là cân liên chân bướm ở phía sau cân này dầy lên tạo thành dây chằng bướm hàm, dây chằng này với cổ lồi cầu xương hàm dưới giới hạn một lỗ gọi là khuyết sau lồi cầu cho động mạch hàm trong và dây thần kinh tai thái dương đi qua. Tóm lại: bản cơ nhai, 3 cơ có sợi chạy dọc thẳng là cơ thái dương, cơ cắn, cơ chân bướm trong có tác dụng kéo hàm lên trên và một cơ có sọ chạy ngang là cơ chân bướm ngoài, có tác dụng đưa hàm sang bên lúc nhai hay đưa hàm ra trước (lúc 2 cơ cùng co). Còn các cơ kéo hàm xuống dưới thuộc cơ vùng cổ không gọi là cơ nhai. 4 cơ nhai đều do dây thần kinh hàm dưới chi phối.

Từ khóa » Giải Phẫu Cơ Vùng đầu Mặt Cổ