Giải Phẫu CT Sọ Não **

I. Thùy não

– Hai bán cầu đai não nằm trong khoang sọ trên lều, ngăn cách nháu bởi khe liên bán cầu. – Bán cầu đại não ngăn cách với thành phần hố sau qua lều tiểu não. Vùng hố sau có bán cầu tiểu não và thân não. – Thân não gồm cuống đại não phía trên, cầu não ở giữa và hành não ở dưới nối với hành tủy. Thân não nối với tiểu não qua cuống tiểu não trên, giữa, dưới. – Mối bán cầu đại não chứa mô chất xám ở phía ngoài, nhân xám trong sâu và chất trắng dưới vỏ và trong sâu tại gian não.

  Xray.vn là Website học tập về chuyên ngành Chẩn Đoán Hình Ảnh   NỘI DUNG WEB » 422 Bài giảng chẩn đoán hình ảnh » X-quang / Siêu âm / CT Scan / MRI » 25.000 Hình ảnh case lâm sàng   ĐỐI TƯỢNG » Kỹ thuật viên CĐHA » Sinh viên Y đa khoa » Bác sĩ khối lâm sàng » Bác sĩ chuyên khoa CĐHA   Nội dung Bài giảng & Case lâm sàng thường xuyên được cập nhật !   Đăng nhập Tài khoản để xem Nội dung Bài giảng & Case lâm sàng !!!

Đăng nhập tài khoảnTên đăng nhập | EmailMật khẩu Lưu tài khoản Thành viên mới ⇒ Đăng ký ↵

– Bề mặt vỏ não có 4 rãnh chính: + Rãnh bên (khe Sylvius): ngăn cách thùy thái dương với thùy trán và một phần thùy đỉnh trên. + Rãnh trung tâm (khe Rolando): ngăn cách thùy đỉnh và thùy trán. + Rãnh đỉnh chẩm + Rãnh cựa – Mỗi nửa bán cầu gồm 5 thùy não chính: + Thùy trước: thùy trán + Thùy trên: thùy đỉnh (ngăn cách với thùy trán bởi rãnh trung tâm => trên lát cắt ngang rãnh này có hình Ω ngược).

87collage_xray.vn + Phía sau: thùy chẩm (ngăn cách với thùy đỉnh bới rãnh đỉnh chẩm). + Phía dưới ngoài: thùy thái dương (ngăn cách với thùy trán và thùy đỉnh bởi rãnh Sylvius). + Thùy đảo: được tạo bởi một phần thùy trán, đỉnh và thùy thái dương.

* Xác định rãnh trung tâm (Central sulcus) – Dựa vào rãnh trán trên / rãnh trước trung tâm: thông thường rãnh trán trên sẽ liên tiếp với rãnh trước trung tâm.

=> Ví dụ minh họa:

[gallery columns="4" link="file" ids="90832,90833,90834,90835,90836,90837,90838,90839"]

– Trên lát cắt ngang, rãnh trung tâm thường có hình Ω ngược, là rãnh sâu nhất, không phân nhánh.

=> Ví dụ minh họa:

[gallery columns="4" link="file" ids="90843,90844,90845,90846,90847,90848,90849,90850"]

– Pars bracket sign: sự xuất hiện của rãnh đai đối xứng qua đường liên bán cầu trên lát cắt axial, có hình dạng 2 dấu ngoặc, mở ra trước. Rãnh ở phía trước tiếp theo là rãnh trung tâm.

=> Ví dụ minh họa:

[gallery link="file" columns="4" ids="90854,90855,90856,90857,90858,90859,90860,90861"]

– Dựa vào rãnh sau trung tâm: rãnh sau trung tâm thường tách đôi.

=> Ví dụ minh họa:

[gallery link="file" columns="5" ids="90865,90866,90867,90868,90869"]

– Dựa vào hồi trước trung tâm và hồi sau trung tâm: bình thường hồi trước trung tâm thường dày hơn hồi sau trung tâm => xác định rãnh trung tâm.

=> Ví dụ minh họa:

[gallery link="file" columns="4" ids="90873,90874,90875,90876,90877,90878,90879,90880"]

=> Giải phẫu thùy não (Axial)

[gallery link="file" columns="4" ids="71892,71893,71894,71895,63376,63377,63378,63379,63380,63381,63382,63383,63384,63385,63386,63387,63388,63389,63390,63391"]

=> Giải phẫu thùy não (Sagittal):

[gallery link="file" columns="4" ids="72050,72051,72052,72053,72054,72055,72056,72058,72059,72060,72061,72062,72063,72064,72065,72066"]

II. Nhân xám trung tâm

– Nhân bèo: hình tam giác, đỉnh quay vào trong, đáy quay ra ngoài, phía trong là bao trong và phía ngoài là bao ngoài. Có 2 phần là bèo sẫm nằm ở phía trong và bèo nhạt nằm phía ngoài. – Nhân đuôi: Nhân đuôi chạy cong từ trước ra sau, vòng phía trên ngoài não thất bên. Trên lát cắt ngang quan sát được 1 phần đầu nhân đuôi, nằm cạnh sừng trán não thất bên hai bên, phân đuôi nhân đuôi nằm phía sau. – Đồi thị: ngăn cách với nhân bèo bởi cánh tay sau bao trong, có 3 nhân bên, giữa, trước. – Nhân trước tường: phần chất xám mỏng nằm phía ngoài bao ngoài. – Chất trắng nằm giữa nhân đuôi và nhân bèo => cánh tay trước bao trong. Chất trắng  nằm giữa nhân bèo và đồi thị => cánh tay sau bao trong. Phần nối giữa cánh tay trước và cánh tay sau bao trong => gối bao trong. – Chất trắng nằm phía ngoài nhân bèo => bao ngoài.

III. Não thất

Hệ thống não thất gồm bốn phần: Hai não thất bên, não thất III và não thất IV.

[gallery link="file" ids="169429,24929,24930,24931,24932,24933"]

* Não thất bên

– Nằm ở trung tâm của bán cầu tương ứng, thông với não thất III qua lỗ Monro, chia bốn phần: sừng trán, sừng chẩm, thái dương và thân não thất bên. – Sừng trán: Trong là vách trong suốt, phía ngoài là đầu nhân đuôi. + Thành trên hay vòm ứng với mặt dưới lõm của thân thể chai. + Thành dưới liên quan đầu nhân đuôi, gối thể chai. + Thành trong là vách trong suốt có hình dấu phảy. + Bờ ngoài ở chỗ nối của mặt dưới thể chai và phần lồi của đầu nhân đuôi. – Thân não thất bên: dẹt từ trên xuống dưới + Thành trên lõm quay xuống dưới từ trước ra sau, tạo thành bởi mặt dưới của thân thể chai. + Thành dưới liên quan thân nhân đuôi, mặt trên đồi thị, mặt trên thể tam giác + Thành trong là một bờ dọc theo đường nối của thể chai và thể tam giác. Ở phía trước, chỗ nối với thành dưới có lỗ Monro. ở đây đám rối mạch mạc giữa nối tiếp với đám rối mạch mạc bên, tĩnh mạch thể vân nối vào tĩnh mạch của vách trong suốt và tĩnh mạch mạch mạc bên để tạo thành tĩnh mạch Galen. + Bờ ngoài tương ứng chỗ nối của thể chai và phần ngoài của nhân đuôi. – Sừng chẩm: hình cong lõm quay vào trong. + Thành trên ngoài hay vòm: lõm quay vào bên trong, tương ứng với các bó chất trắng như: bó lớn thể chai, bó trên của sợi thị giác, bó dọc dưới. + Thành dưới trong: liên quan với phần trong của bó lớn thể chai và cựa Morand. + Đầu sau được bao bọc bởi hai nhánh ngoài và trong của bó lớn thể chai. – Sừng thái dương: + Thành trên ngoài lõm quay xuống dưới và vào trong, liên quan với đuôi nhân đuôi, mặt dưới nhân đậu và vùng dưới đậu. + Thành dưới trong : lồi ra ngoài và liên quan với hồi hải mã. + Bờ ngoài có bó liên hợp dọc dưới (bó chẩm – trán). + Bờ trong là màng ống nội tủy.

* Não thất III

– Là não thất giữa, ở trung tâm não, giữa hai đồi thị, ở dưới các mép liên bán cầu và màng mạch mạc trên, ở trên vùng dưới đồi thị. Thông với não thất bên qua lỗ Monro và não thất IV qua cống Sylvius.

* Não thất IV

– Là sự giãn to của ống nội tủy, giữa hành tủy và cầu não ở phía trước, tiểu não ở phía sau. Não thất IV thông ở phía trên với não thất III qua cống Sylvius và ở dưới với ống nội tủy của tủy sống. Nó cũng thông với khoang dưới nhện qua lỗ Magendie và Luschka. – Sàn não thất IV là nơi tập trung các nhân dây thần kinh sọ, ở cạnh đường giữa là nhân vận động, ngoài cùng là nhân cảm giác, còn bốn cột nhân ở giữa là thuộc về thần kinh thực vật, đặc biệt là cột nhân dây X. Hai góc bên của não thất IV có đám rối mạch mạc tham gia việc điều tiết dịch não- tủy.

* Bể não

– Dịch não tủy: được sinh ra bởi đám rối mạch mạc, chủ yếu não thất bên, có khoảng 500ml/24h dịch não tủy được sinh ra. Dịch não tủy đi từ não thất bên sang não thất III qua lỗ Monro, từ não thất III sang não thất IV qua cống não (cống Sylvius) để vào các bể não hố sau, chỉ một phần nhỏ dịch não tủy qua ống trung tâm tủy sống. – Phần lớn dịch não tủy lưu thông trên lều vào các bể trên yên, bể quanh cuống, khoang dưới nhện, một phần đi xuống vào trong khoang màng nhện tủy sống. – Trong não thất có khoảng 150ml dịch não tủy, chiếm 20% tổng số dịch não tủy. 50% ở khoang dưới nhện, 30% trong khoang dưới nhện tủy. – Phần lớn dịch não tủy được hấp thu qua các nhú màng nhện trong xoang tĩnh mạch, nhất là xoang dọc trên và xoang bên. Một phần qua màng não thất, một phần qua thành mao mạch và một phần qua hệ thống bạch mạch cạnh các dây thần kinh sọ và tủy sống.

[gallery link="file" columns="4" ids="63541,63542,170099,170110,63543,63544,63545,63546"]

IV. Động mạch não

Các động mạch cấp máu cho não gồm bốn trục: hai động mạch cảnh trong và hai động mạch đốt sống. Khi vào trong sọ, hai hệ thống này nối với nhau tạo thành vòng nối đa giác Willis. Hai động mạch cảnh trong và các nhánh của nó cấp máu cho các nhân xám trung ương, phần vỏ của mặt ngoài hai bán cầu, mặt dưới và 2/3 trước của các thuỳ trán. Các nhánh của động mạch đốt sống cấp máu cho 1/3 của mặt trong hai bán cầu, đồi thị và các cấu trúc của hố sau (thân não và tiểu não). Các trục động mạch này thường được nối với nhau qua đó cho phép khắc phục tuần hoàn khi có tắc một thân động mạch.

[gallery link="file" ids="24735,24733,32239"]

1. Động mạch cảnh trong

– Động mạch cảnh trong: là động mạch cấp máu chính trong hộp sọ. Từ phình cảnh, động mạch đi thẳng lên tới nền sọ chui qua ống động mạch cảnh ở trong xương đá, lướt trên lỗ rách trước, qua xoang tĩnh mạch hang để tận hết ở phía trong mỏm yên trước bằng cách chia ra các nhánh tận cho não. + Đoạn cổ: bắt đầu từ nguyên ủy của ĐM cảnh trong ở phình cảnh, ngang mức bờ trên sụn giáp. Từ đó, ĐM đi lên phía trên ở sau bụng sau cơ hai bụng và các cơ trâm, tới chui vào lỗ ĐM cảnh trong ở mặt dưới nền sọ chuyển thành đoạn đá. Ở đoạn cổ, ĐM cảnh trong không tách ra nhánh bên nào. + Đoạn trong xương đá: ĐM cảnh trong đi trong ống ĐM cảnh của xương thái dương. Tại đó, ĐM uốn quanh nửa vòng (tạo nên gối trước và gối sau), đi ra trước vào trong để ra khỏi ống, ĐM nằm trước ốc tai và hòm nhĩ. Ra khỏi ống, ĐM uốn cong về phía trên trong tới dây chằng đá lưỡi thì liên tiếp với đoạn xoang hang. Có các nhánh động mạch hòm nhĩ trước và sau cho tai giữa, động mạch cảnh hòm nhĩ cho tai giữa và tai trong. + Đoạn trong xoang hang: bắt đầu ở dây chằng lưỡi đá, tận cùng ở bờ dưới trong của mỏm yên trước. Được bao quanh bởi xoang hang, đoạn ĐM bắt đầu ở ngang mỏm yên sau, rồi ra trước ở mặt bên của thân xương bƣớm, uốn cong lên ở bờ trong của mỏm yên trước, xuyên qua màng não cứng của trần xoang hang. ĐM được bao quanh bởi đám rối giao cảm. Các thần kinh giạng, vận nhãn, ròng rọc nằm ngoài ĐM. Có các nhánh thân màng não tuyến yên (thân sau), thân dưới bên. + Đoạn trên hố yên hay đoạn trong màng cứng: sau khi xuyên qua màng não cứng, ĐM cảnh trong đi ra sau ở dưới thần kinh thị giác, giữa các thần kinh thị giác và vận nhãn. Đi đến chất thủng trước, ở đầu trong của rãnh não bên, tận cùng bằng cách chia thành ĐM não trước và ĐM não giữa. Có các nhánh động mạch mắt, động mạch yên trên, động mạch thông sau, động mạch màng mạch trước.

– Phân đoạn ĐM cảnh trong (Bouthillier) + Đoạn cổ (cervical segment) C1 + Đoạn đá (petrous segment) C2 + Đoạn lỗ rách (lacerum segment) C3 + Đoạn xoang hang (cavernous segment) C4 + Đoạn mỏm yên (clinoid segment) C5 + Đoạn ĐM mắt (ophthalmic segment) hay đoạn trên mỏm yên C6 + Đoạn thông (communicating segment) hay đoạn tận cùng C7

– Động mạch cảnh trong cho một ngành bên quan trọng là động mạch mắt tách ra ở ngay trước nơi tận cùng của động mạch cảnh trong, rồi theo dây thần kinh thị giác qua lỗ thị giác vào ổ mắt nuôi nhẵn cầu và ổ mắt. Động mạch cảnh trong chia ra bốn ngành tận: động mạch não trước, động mạch não giữa, động mạch thông sau và động mạch mạch mạc trước. Hai động mạch thông sau nối với hai động mạch não sau của động mạch thân nền để tạo thành vòng nối đa giác Willis, các ngành này cấp máu cho não và màng não.

– Các ngành tận của động mạch cảnh trong gồm: + Động mạch não trước: Thân động mạch não trước gồm hai đoạn, đoạn đầu đi từ chạc ba mạch cảnh trong đến chỗ nối với động mạch thông trước, là đoạn trước của thông trước hay đoạn A1 hay còn gọi là động mạch não trước riêng. Đoạn hai là đoạn tiếp theo, đoạn sau thông trước hay đoạn A2 hay động mạch quanh thể chai. Cấp máu: từ đoạn A1 tách ra một mạng mạch đến cấp máu cho chéo thị và dây thần kinh thị và tách ra động mạch Heubner và các động mạch xuyên tạo nên một phần nhóm trong của các động mạch thị- vân; đoạn A2 tận hết bởi một loạt các nhánh bên đi vào sâu cấp máu cho đầu nhân đuôi và phần trước của vùng dưới đồi và các nhánh bên cho vùng vỏ não đảm bảo sự cấp máu cho mặt dưới và mặt trong của thuỳ trán cũng như phần trong của thuỳ đỉnh.

[gallery link="file" ids="32190,76935,76936"]

+ Động mạch mạch mạc trước: Sinh ra từ mặt sau của đoạn tận xi-phông cảnh (C1), phía trên của động mạch thông sau, động mạch đầu tiên chạy ở sau dải thị rồi vòng quanh các cuống não để tận hết ở đám rồi mạch mạch sừng thái dương của não thất bên. Động mạch này cấp máu cho móc hải mã, đuôi nhân đuôi và hạnh nhân, phần trong của bèo nhạt, cánh tay sau của bao trong, dải thị giác và thể gối ngoài. + Động mạch não giữa: Là động mạch quan trọng nhất của não cả về mặt kích thước lẫn giá trị chức năng bởi nó đảm trách nuôi dưỡng đầu và thân nhân đuôi, một phần lớn của bao trong (cánh tay trước, phần trên của gối bao trong và cánh tay sau), các bao ngoài và bao ngoài cùng và phần ngoài của mép trước. Động mạch não giữa chia làm bốn đoạn từ M1 tới M4: // Đoạn M1: đoạn ngang, kéo dài từ gốc động mạch não giữa đến chỗ chia đôi hoặc chia ba ở rãnh Sylvius. Có nhánh bên là động mạch đậu-vân bên cấp máu cho nhân đậu, nhân đuôi và một phần bao trong. // Đoạn M2: đoạn thùy đảo. ở đoạn gối của mình động mạch não giữa chia ra nhánh đảo, đoạn này vòng lên trên đảo rồi đi sang bên để thoát khỏi rãnh Sylvius. ở đoạn này động mạch chia ra các nhánh động mạch trán, mắt, động mạch rãnh Rolando trước và sau, nhóm động mạch đỉnh trước và sau, nhóm động mạch thái dương trước, sau giữa. // Đoạn M3, M4: là nhánh từ chỗ thoát ra ở rãnh Sylvius rồi phân nhánh lên bề mặt bán cầu đại não, cấp máu cho một phần thùy chẩm và nối với một số nhánh tận của động mạch não sau.

[gallery link="file" columns="2" ids="76938,76939"]

– Động mạch thông sau: Từ chỗ nguyên uỷ của nó nơi xi-phông cảnh ngay chỗ nối C1- C2, động mạch chạy ra sau để nối với động mạch não sau cùng bên. Nguyên uỷ của động mạch này có thể có dạng một giãn hình bóng kích thước nhỏ thường dưới 3 mm và không nên nhầm với hình túi phình động mạch dạng túi. Động mạch tham gia vào cấp máu cho gian não bằng các nhánh bên rất nhỏ không thấy được trên phim chụp mạch não.

2. Động mạch đốt sống

– Động mạch đốt sống bắt nguồn từ động mạch dưới đòn. Hai động mạch hợp thành động mạch đốt sống ở trước hành não để tạo nên một trục động mạch duy nhất: động mạch thân nền. – Chia làm 4 đoạn: + Đoạn V1: từ nguyên uỷ cho tới chỗ động mạch chui vào lỗ ống động mạch ở mỏm ngang đốt sống. + Đoạn V2: trong ống lỗ mỏm ngang từ  C6 cho đến mặt dưới của lỗ mỏm ngang C2. + Đoạn V3: trong lỗ mỏm ngang từ C2 đến C1. + Đoạn V4: từ C1 cho đến khi tạo thành động mạch thân nền, có bốn nhánh bên quan trọng sinh ra từ đoạn này: động mạch tiểu não sau dưới, động mạch gai trước, động mạch gai sau, động mạch màng não sau.

3. Động mạch thân nền

– Động mạch này được tạo nên do sự hợp lưu của hai động mạch đốt sống ở mặt trước hành não nơi bờ dưới của cầu não và tận hết ở ngang mức mỏm yên sau bằng cách chia hai ngành tận là các động mạch não sau. – Có ba đoạn: + P1: Đoạn đầu của động mạch não sau, nằm trong bể dịch não – tuỷ quanh cuống não. + P2: Đoạn nằm giữa động mạch thông sau và động mạch thân nền. + P3: Đoạn nằm trong khe cựa, động mạch ra nông để cho nhánh tận.

[gallery link="file" columns="4" ids="76941,76942,76944,76948"]

4. Đa giác Willis

– Đa giác Willis là vòng mạch quây xung quanh yên bướm và nằm dưới nền não. Vòng mạch này tạo nên do sự tiếp nối giữa các nhánh của động mạch cảnh trong và động mạch thân nền. – Bình thường các nhánh tạo nên đa giác Willis theo sơ đồ bao gồm các mạch máu sau: + Đoạn ngang (A1) của hai động mạch não trước. + Động mạch thông trước nối hai động mạch não trước. + Hai động mạch thông sau tách ra từ động mạch cảnh trong và nối với động mạch não sau cùng bên. + Đoạn ngang (P1) của hai động mạch não sau.

index

5. CTA động mạch não

[gallery link="file" columns="5" ids="63924,63902,63903,63904,63905,63906,63907,63908,63909,63910"]

V. Tĩnh mạch não

1. Xoang TM màng cứng

– Xoang dọc trên: Xoang dọc trên chạy dọc theo bờ trên của liềm đại não. Xoang này nhận được những nhánh đầu tiên của nó từ các tĩnh mạch vỏ não của thuỳ trán, các tĩnh mạch trán lên. Từ một xoang hẹp ở phía trước, xoang này to dần khí chạy ra sau và mở rộng ra tới khoảng 1cm. Ở gần ụ chẩm trong nó đổi hướng thường sang bên phải và chạy tiếp như là một xoang ngang. Xoang dọc trên có mặt cắt ngang hình tam giác, mặt trong của nó có lỗ đổ vào của các tĩnh mạch não trên và có những chỗ nhô vào của các hạt màng nhện. Nhiều dải sợi chạy ngang qua lòng xoang. Xoang dọc trên tiếp nhận máu từ các tĩnh mạch não trên và các tĩnh mạch từ cốt mạc ngoài sọ. Các hồ bên thu máu tĩnh mạch của các tĩnh mạch lõi xốp và các tĩnh mạch màng não. Đầu sau phình to của xoang dọc trên được gọi là hội lưu các xoang.

– Xoang dọc dưới: nằm ở 2/3 sau bờ tự do của liềm đại não. Nó chạy ra sau, tăng dần về kích thước và tận cùng ở xoang thẳng. Nó tiếp nhận các tĩnh mạch từ liềm đại não và đôi khi từ mặt trong của các bán cầu. – Xoang thẳng: nằm ở nơi tiếp nối của liềm đại não với lều tiểu não. Nó chạy về phía sau dưới như sự tiếp tục của xoang dọc dưới và liên tiếp với xoang ngang (thường là bên trái). Nó không nối thông với xoang dọc trên hoặc chỉ nối bằng một nhánh nhỏ. Mặt cắt ngang qua xoang thẳng có hình tam giác. – Xoang ngang: thường là bên phải liên tục với xoang dọc trên, xoang kia liên tục với xoang thẳng. Xoang ngang có kích thước không đều nhau, xoang chạy kế tiếp xoang dọc trên thì lớn hơn. Trên đường đi xoang ngang tiếp nhận các tĩnh mạch não dưới, các tĩnh mạch tiểu não dưới, các tĩnh mạch lõi xốp và tĩnh mạch nối dưới. Xoang đá trên đổ vào xoang ngang ở chỗ mà xoang ngang liên tiếp với xoang sigma. – Xoang sigma: là sự tiếp tục của xoang ngang ở nơi xoang ngang bắt đầu rời khỏi lều tiểu não. Xoang sigma đi qua phần sau của lỗ tĩnh mạch cảnh và đổ vào hành trên của tĩnh mạch cảnh trong. Xoang sigma nối tiếp với các tĩnh mạch quanh sọ qua đường các tĩnh mạch liên lạc chũm và lồi cầu.

– Xoang hang: mỗi xoang hang là một đám rối tĩnh mạch lớn nằm ở một bên của thân xương bướm. Thần kinh vận nhãn, thần kinh ròng rọc cùng nhánh mắt, nhánh hàm trên của thần kinh sinh ba đi ở thành ngoài của xoang. – Xoang bướm đỉnh: nằm dưới màng xương của cánh nhỏ xương bướm, ở gần bờ sau của cánh nhỏ. Ở khoảng giữa đường đi của nó, nó có thể tiếp nhận những nhánh nối từ tĩnh mạch não giữa nông, các tĩnh mạch từ thuỳ thái dương và tĩnh mạch lõi xốp thái dương trước. – Xoang đá trên: là một xoang nhỏ dẫn máu từ xoang hang tới xoang ngang. Xoang đá trên tiếp nhận các tĩnh mạch tiểu não, não dưới và nhĩ. – Xoang đá dưới: dẫn máu của xoang hang về tĩnh mạch cảnh trong. Nó tiếp nhận các tĩnh mạch mê đạo qua đường ống ốc tai và cống tiền đình, và cả các nhánh từ hành não, cầu não và mặt dưới tiểu não. – Đám rối nền: đây là đám rối của các tĩnh mạch tiếp nối với nhau và tiếp nối với đám rối tĩnh mạch đốt sống trong.

2. Tĩnh mạch não nông

– Các tĩnh mạch não nông nằm dọc theo các rãnh của vỏ não, có nhiệm vụ dẫn lưu máu từ vỏ não và chất trắng đổ vào các xoang tĩnh mạch màng cứng, được đặt tên theo vùng nhu mô não mà chúng dẫn lưu. – Các tĩnh mạch vỏ não vùng trán, đỉnh và chẩm đổ vào xoang dọc trên, còn các tĩnh mạch não giữa dẫn lưu vào các xoang bên, những tĩnh mạch não giữa chạy dọc khe Sylvius thì dẫn lưu vào xoang bướm đỉnh và xoang hang. – Tĩnh mạch Labbe đi phía dưới thuỳ thái dương dọc theo rãnh thái dương chẩm, nối kết tĩnh mạch não giữa với xoang hang. Các tĩnh mạch này giống nhau vì không có lớp cơ và van nên chúng không thể giãn ra, và hướng của dòng máu sẽ đảo ngược nếu như xoang tĩnh mạch bị tắc.

2017-07-18_11-49-33

3. Tĩnh mạch não sâu

– Hệ thống tĩnh mạch não sâu bao gồm tĩnh mạch Galen, tĩnh mạch não trong, tĩnh mạch nền, tĩnh mạch vân đồi, tĩnh mạch vách. Các tĩnh mạch não sâu dẫn lưu chất trắng sâu và hạch nền vào tĩnh mạch não trong.

2017-07-18_11-51-44

4. Giải phẫu MRI

[gallery link="file" columns="4" ids="63922,63911,63912,63913,63914,63915,63916,63917,63918,63919,63920,63921"]

VI. Xương hộp sọ

[gallery link="file" columns="4" ids="67295,67296,68527,63419,63420,63421,63422,63423,63424,63425,63426,63406,88714,88715,88716,88717,88718,88719,88720,88721,88722,88723,88724,88725"]

=> Giải phẫu xương nền sọ

[gallery link="file" columns="4" ids="88882,88883,88884,88885,88923,88924,88888,88889,88890,88891,88892,88893"]

VII. Lều tiểu não

– Nếp dày của màng cứng, ngăn đại não và tiểu não.

[gallery link="file" ids="63553,63554,63555"]

Từ khóa » Giai Phau So Nao Tren Phim Ct