GIẢI PHẪU GAN - Khóa Học Online Ôn Thi Nội Trú

Giải phẫu gan

-Người chết gan nặng 1500g. Người sống 2300g do chứa nhiều máu.

-Kích thước 28 x 18 x 8 cm.

-Gan là tạng to nhất trong cơ thể nằm phía dưới cơ hoành, đối chiếu lên thành bụng gan thuộc các vùng: hạ sườn phải, thượng vị và hạ sườn trái. Liên quan nhiều với thành ngực.

-Gan ở phía trên dạ dày, ruột và ở phía trước thận phải.

Kết quả hình ảnh cho abdomen anatomy

-Gan màu đỏ nâu, trơn bóng. Mật độ chắc nhưng đễ bị nghiền nát và vỡ trong chấn thương và khi vỡ chảy rất nhiều máu.

-Về cấu tạo: gan gồm hai thùy chính: thùy trái và thùy phải, được ngăn cách nhau bởi dây chằng liềm. 2 mặt: mặt hoành lồi lên áp sát cơ hoành (liên quan phổi, màng phổi, tim, màng tim do đó 1 áp xe gan khi vỡ có thể lan lên phổi) và mặt tạng tiếp xúc với các tạng(các ấn sâu tạo thành rãnh chữ H). Gan chỉ có một bờ là bờ dưới.

-Mặt hoành có vùng trần là vùng gan không có phúc mạc che phủ và thùy đuôi.

Mặt tạng:

Có ấn các tạng; các rãnh và khe tạo thành chữ H

– Rãnh phải: Phía trước là hố túi mật.

Phía sau là rãnh TM chủ dưới

– Rãnh dọc trái:Phía trước: khe dây chằng tròn.

Phía sau là khe dây chằng tĩnh mạch

– Rãnh ngang là cửa gan

Chia gan thành 4 thùy: Thùy phải, thùy trái, thùy vuông, thùy đuôi.

Các phương tiện cố định gan và các dây chằng :

TM chủ dưới

DC liềm

DC tròn gan: di tích TM rốn

DC vành gồm hai lá

– Lá trên

– Lá dưới

DC tam giác phải và trái

Mạc nối nhỏ.

Gan được cấu tạo bởi ba thành phần chính sau:

– Bao gan

– Nhu mô gan

– Mạch máu và đường mật trong gan

Bao gan Gồm hai lớp:Lớp thanh mạc

Lớp bao xơ gan: nằm trong lớp thanh mạc.

Che phủ nhu mô gan, đến cửa gan bao lấy thành phần của cuống glisson gọi là bao glisson cho đến các khoang gian tiểu thùy

Phân thùy gan dựa vào cuống Glisson và TM trên gan chia gan thành:

Hai nửa: Gan phải và Gan trái

5 phân thùy: Trái, giữa, trước, sau và đuôi

8 hạ phân thùy: I-….VIII

Tại mỗi tiểu thùy gan, máu từ các nhánh động mạch gan và từ các nhánh tĩnh mạch cửa cùng đổ vào các sinusoid, rồi được đưa tới tĩnh mạch trung tâm. (Sau đó máu từ tĩnh mạch trung tâm lại được chuyển đến tĩnh mạch gan và cuối cùng đổ vào tĩnh mạch chủ dưới).

Trong các sinusoid có các tế bào Kuffer – một loại tế bào miễn dịch giúp loại bỏ vi khuẩn, hồng cầu già …

Các tế bào gan sản xuất mật rồi đổ mật vào các ống mật nhỏ, các ống mật nhỏ đổ ra các ống mật lớn hơn, cuối cùng mật được đổ vào ống gan chung. Ống gan chung vận chuyển mật vào túi mật để dự trữ, khi cơ thể cần tiêu hóa lipid, mật sẽ được tiết xuống tá tràng qua ống mật chủ.

Mạch máu của gan

Gan nhận máu từ hai nguồn: động mạch gan chung và tĩnh mạch cửa. Động mạch thân tạng tách làm ba ngành: động mạch lách (1), động mạch vị trái (2) và động mạch gan chung (3).

Động mạch gan chung lại tách ra một số nhánh nhỏ: động mạch vị phải, động mạch vị tá tràng lần lượt cấp máu cho dạ dày, tá tràng. Qua chỗ tách thành động mạch vị tá tràng, động mạch gan chung đổi tên thành động mạch gan riêng, cấp máu giàu oxy cho gan.

Tĩnh mạch cửa do tĩnh mạch mạc treo tràng trên (1) và tĩnh mạch lách (2) hợp thành rồi đổ vào gan. Ngoài ra tĩnh mạch cửa cũng nhận máu từ tĩnh mạch túi mật (3) và tĩnh mạch mạc treo tràng dưới (4). Do đó nó nhận máu giàu dinh dưỡng từ lách, túi mật và hệ tiêu hóa (ruột non) để chuyển lên gan.

Thuốc điều trị khi vào cơ thể, được hấp thu tại ruột rồi theo đường tĩnh mạch cửa lên gan. Tại gan thuốc được chuyển hóa trước khi đến toàn bộ cơ thể.

Tăng áp lực tĩnh mạch cửa thường gặp trong bệnh xơ gan, gây nên cổ trướng, khó thở, xuất huyết tiêu hóa …

Các tĩnh mạch gan nhận máu từ tĩnh mạch cửa và động mạch gan, cuối cùng được đổ về tĩnh mạch chủ dưới để về tim. (Quý bạn đọc xem lại phần tiểu thùy gan ở trên để hiểu hơn)

Cre: Trịnh Hữu Thịnh

Từ khóa » Giải Phẫu Mặt Tạng Của Gan