Giải Phẫu Học Mắt - Cấu Tạo Chi Tiết Từng Bộ Phận Trong ổ Mắt
Có thể bạn quan tâm
Mắt là cơ quan thị giác có nhiệm vụ thu nhận nhưng kích thích ánh sáng dưới dạng những hình ảnh và màu sắc, để truyền về vỏ não, cho ta nhận biết được thế giới bên ngoài.
Cơ quan thị giác bao gồm có mắt và các cơ quan mắt phụ. Mắt bao gồm nhãn cầu và thần kinh thị giác. Nhãn cầu nằm trong một hốc xương gọi là ổ mắt. Cơ quan phụ gồm cơ nhãn cầu, mạc ổ mắt, lông mày, mi mắt, kết mạc và bộ lệ.
1. Ổ MẮT (ORBITA)
Gồm 2 hốc xương chứa nhãn cầu, các cơ nhãn cầu, thần kinh, mạch máu, mỡ và bộ lệ. Ổ mắt có hình tháp 4 mặt, nền quay ra trước, đỉnh quay ra sau. Trục của 2 hố mắt không song song với nhau mà tạo thành một góc mở ra trước.
Các bạn Y sĩ đa khoa khi học về giải phẫu mắt cần biết, Ổ mắt do các phần xương trán, xương sàng, xương bướm, xương hàm trên, xương gò má, xương lệ, xương khẩu cái tạo nên.
1.1 Thành ngoài
Do xương gò má, cánh lớn xương bướm và một phần xương trán. Ở sau dưới thành ngoài có khe ổ mắt dưới thông với hố thái dương và hố khẩu cái. Ở sau trên có khe ổ mắt trên thông với tầng sọ giữa cua nên sọ.
1.2. Thành dưới
Thành dưới còn gọi là sàn ổ mắt, được tạo nên bởi xương hàm trên, xương gò má và xương khẩu cái. Thành này có rãnh dưới ổ mắt để mạch và thần kinh dưới ổ mắt đi qua.
- Lỗ trên ổ mắt
- Xương trán
- Cánh lớn xương bướm
- Lỗ thị giác
- Khe ổ mắt trên
- Xương sàng (xương giấy)
- Khe ổ mắt dưới
- Xương gò má
- Xương hàm trên
- Lỗ dưới ổ mắt.
Hình 5.1. Ổ mắt
1.3. Thành trong ổ mắt
Được tạo nên bởi mảnh ổ mắt của xương sàng. Phía trước mảnh ổ mắt là xương lệ và một phần mỏm trán của xương hàm trên. Trên xương lệ có mào lệ sau; trên mỏm trán của của xương hàm trên có mào lệ trước. Giữa 2 mào lệ là hố của túi lệ, hố này chạy xuống dưới tạo thành ống lệ tỵ.
1.4. Thành trên ổ mắt
Còn được gọi là trần hố mắt, do xương trán và 1 phần cánh nhỏ xương bướm tạo thành. Thành trên ngăn cách hốc mắt với hố sọ trước. Góc trước ngoài của thành trên có hố tuyến lệ, góc trước trong là nơi tiếp giáp với thành trong có rãnh ròng rọc và gai ròng rọc, để ròng rọc của cơ chéo trên bám.
1.5. Nền
Nền quay ra trước, được cấu tạo bởi các xương trán xương gò má và xương hàm trên. Phía trên có lỗ trên ổ mắt để mạch và thần kinh trên ổ mắt đi qua.
1.6. Đỉnh ổ mắt
Đỉnh ở phía sau, có một lỗ rộng hình tam giác được gọi là khe bướm hay khe ổ mắt trên, thông với đầu trước hố sọ giữa. Phía trong khe có lỗ thị giác cho dây thần kinh số II và động mạch mắt đi qua đỉnh ổ mắt.
2. NHÃN CẦU (tên tiếng anh: BULBUS OCULI)
Nhãn cầu nằm trong mô mỡ của ổ mắt và ngăn cách với mô mỡ một bao mạc. Nhãn cầu chiếm 1/3 trước của ổ mắt.
2.1. Hình thể và kích thước của nhãn cầu
Nhãn cầu là một hình cầu, ở trước hơi lồi có giác mạc che phủ.
Đường kính trước sau 24 mm, đường kính ngang 23 mm. Nếu nhãn cầu dài quá sinh ra cận thị (myope) và nếu ngắn qua sinh ra viễn thị (presbype).
Nhãn cầu có 2 cực: cực trước là điểm trung tâm của giác mạc, cực sau là điểm trung tâm sau của củng mạc. Đường thẳng nối 2 cực của nhãn cầu gọi là trục thị giác. Hai trục thị giác của 2 mắt gần như song song với nhau. Khoảng cách giữa 2 đồng tử của 2 mắt khoảng 60 mm. Đường vòng quanh nhãn cầu, cách đều 2 cực và vuông góc với trục thị giác, gọi là đường xích đạo.
Nhãn cầu nặng khoảng 7 – 8g.
2.2. Cấu tạo nhãn cầu
Nhãn cầu được cấu tạo bởi một bao vỏ gồm có 3 lớp màng từ ngoài vào trong: màng thớ, màng cơ mạch và màng thần kinh. Bên trong lòng nhãn cầu có các môi trường trong suốt.
2.2.1. Các màng nhãn cầu
Lần lượt từ nông vào sâu:
* Màng thớ (lớp áo xơ)
Màng này có 2 phần: củng mạc ở phía sau, giác mạc ở phía trước.
– Củng mạc: là phần sau, có màu trắng đục của lớp xơ, chiếm 5/6 sau nhãn cầu Phần trước gọi là lòng trắng mắt có kết mạc che phủ phía trước, có thể nhìn thấy mạch máu nằm dưới kết mạc. Củng mạc dày nhất ở phía sau, gần chỗ thoát ra của thần kinh thị giác (1mm), mỏng nhất (0,4mm) ở khoảng sau rãnh củng mạc 6mm, nơi các cơ vận nhãn bám vào.
Mặt ngoài củng mạc liên tiếp với giác mạc ở trước, với vỏ ngoài của dây thần kinh thị giác ở phía sau và có các lỗ để cho các nhánh động mạch tĩnh mạch thần kinh đi qua, và có các chỗ để cho các cơ vận động của nhãn cầu bám. Mặt trong củng mạc, sát với màng mạch mạc và cách chúng một lớp tổ chức tế bào có nhiều hạt mầu gọi là tấm fusca, có những mạch máu thần kinh chạy qua.
– Giác mạc: cũng là một phần của màng thớ (chiếm l/6) nhưng đã biệt hoá trở thành trong suốt có tác dụng cho ánh sáng đi qua, có đường kính 12mm.
Chỗ tiếp nối giữa giác mạc và củng mạc có một màng thớ sít lại gọi là dây chằng lược hay là hệ lược, trong hệ này có những khoang Fontano thông với buồng trước nhãn cầu. Giữa giác mạc và củng mạc có một ống chạy vòng tròn theo chu vi giác mạc gọi là ống Schlemm thuộc hệ tĩnh mạch ở củng mạc, nó tiếp nhận thuỷ dịch ở buồng trước nhãn cầu để đổ vào tĩnh mạch mi trước có tác dụng thông tuỷ dịch với các tĩnh mạch bên ngoài.
* Màng cơ mạch (lớp áo mạch)
Là màng nuôi dưỡng nhãn cầu gồm có 3 phần: mống mắt hay lòng đen, thể mi và mạch mạc.
- Điểm vàng
- Cơ thẳng trên
- Củng mạc
- Kết mạc
- Ống Schlemm
- Hậu phòng
- Tiền phòng
- Nhân mắt
- Giác mạc
- Mống mắt
- Thể mi
- Màng thần kinh
- Màng cơ mạch
- Điểm mù
Hình 5.2. Nhãn cầu (cắt đứng dọc)
– Mống mắt hay còn được gọi với cái tên khác làlòng đen (iris): giống như một màn chắn sáng, nằm thẳng đứng ngay phía trước nhân mắt. Giữa lòng đen có 1 lỗ nhỏ gọi là con ngươi hay đồng tử. Con ngươi có thể to hay bé là tuỳ theo mức nhìn xa hay gần, lúc tối hay sáng. Hiện tượng đó được gọi là sự điều tiết của mắt (hoạt động này do các sợi cơ trơn co dãn đồng tử, nằm ngay trong bề dầy của lòng đen và do hệ thần kinh thực vật đảm nhiệm).
Về màu sắc của lòng đen có thể thay đổi tuỳ theo giống người (người âu màu xanh, người á màu đen hay màu nâu…) nhưng thường cùng với màu tóc.
Lòng đen có 2 vòng đồng tâm. Vòng hay bờ ngoài liên tiếp với thể mi (bờ thể mi), liên tiếp với thể mi và giác mạc bởi dây chằng lược rộng khám, vòng trong là vòng mống mắt nhỏ rộng 2mm.
Mặt trước lòng đen, cách con ngươi mắt l,5mm liên quan với buồng trước của nhãn cầu và có nhiều tia mạch đi từ con ngươi đến bờ ngoài, khi con ngươi co thì mạch thẳng, khi con ngươi dãn thì mạch ngoằn nghèo. Mặt sau lòng đen lõm, liên quan đến buồng sau của nhãn cầu và mặt trước của nhân mắt.
Chu vi lòng đen dính vào củng mạc và giác mạc bởi dây chằng lược Hueck (bởi sự kết hợp giữa lòng đen và thể mi và nơi các mạch máu ở thể mi tạo thành).
– Thể mi hay vùng mi (corpus ciliare): là phần dày lên của màng mạch, vùng nằm giữa mạch mạc và lòng đen, là một vòng khuyên dẹt rộng 5-6mm.
Trên thiết đồ cắt dọc qua thể mi đó là một hình tam giác có đỉnh dính vào vòng thắt, mặt sau hay nền trông vào trục nhãn cầu và liên quan với thuỷ tinh dịch; mặt trước giáp với giác mạc; mặt trong có lòng đen bám và có dây treo tinh cầu (dây chằng Zinn).
Thể mi gồm có 2 phần: trước là vành mi, sau là tụ mạch mi.
+ Vành mi là một vùng rộng 4mm, trong vùng mi có cơ trơn màu trắng xám có 9/10 sợi trước sau gọi là cơ Brucke, còn lại là số sợi vòng gọi là cơ Rouget. Cả 2 cơ này có tác dụng điều tiết đồng tử thông qua dây chằng Zinn.
- Củng mạc
- TM mi trước
- Kết mạc
- Cơ mi
- Tụ mạch mi
- ông Schlemm
- Vòng Zinn
- Giác mạc
- Hậu phòng
- Mống mắt
- Nhân mắt
- Tiền phòng
Hình 5.3. Thể mi
+ Mỏm mi (tụ mạch mi) gồm những cuộn mạch ở sau cơ mi và có từ 70-80 cuộn hợp thành một vành gọi là vành mi, ở sau vành mi là vòng mi do các mạch máu nối liền các mạch ở mạch mạc với tụ mạch mi.
– Mạch mạc hay màng mạch (choroidea) chiếm 2/3 sau nhãn cầu là một màng có nhiều lớp mạch máu, có nhiều tế bào chứa sắc tố đen làm tạo thành buồng tối của nhãn cầu có tác dụng thuận lợi cho sự nhìn.
Mặt ngoài mạch mạc liên quan với củng mạc nhưng không dính vào củng mạc mà cách chúng bởi một tấm fusca. Mặt trong nhẵn, đen, liên quan với võng mạc và cũng không dính vào võng mạc.
Bờ trước của mạch mạc là một vòng tròn gọi là vòng thắt, chỗ màng mạch và thể mi nối liền nhau ở cách giác mạc 6 mui.
* Màng thần kinh (lớp áo trong) hay võng mạc
Là màng trong cùng của nhãn cầu. Chia làm 3 phần: võng mạc thị giác, võng mạc thể mi và võng mạc mống mắt.
– Võng mạc thị giác là phần võng mạc phủ phần sau nhãn cầu, chứa đựng các tế bào thần kinh cảm thụ ánh sáng. Giới hạn trước của phần này ở gần mỏm mi làm nó mỏng hơn gọi là miệng thắt của võng mạc.
Là màng thụ cảm chính của mắt. Mặt ngoài liên quan với màng mạch (không dính vào mạch mạc). Mặt trong liên quan với dịch thuỷ tinh, có 2 điểm là điểm mù và điểm vàng..
- Nhánh quặt ngược màng mạch
- Động mạch tia
- Vòng ĐM nhỏ của mống mắt
- Vòng ĐM lớn của mống mắt
- Miệng thắt
- Mống mắt
- Đồng tử
- ĐM mi trước
- Củng mạc
- Tĩnh mạch xoắn
- ĐM mi dài
- Các ĐM mi ngắn
- Thần kinh thị giác
Hình 5.4. Động mạch của nhãn cầu
+ Điểm mù hay (ra thần kinh thị là một vòng tròn có đường kính l,5mm hơi trũng ở dưới cực sau nhãn cầu trăm và ở phía trong cực sau 3mm là nơi có các sợi dây thần kinh thị giác thoát ra. Đãi có một lõm ở giữa, là nơi có động mạch trung tâm võng mạc đi vào. Các bạn sinh viên Y dược (y sĩ đa khoa, dược sĩ, điều đưỡng) khi học giải phẫu mắt nên vẽ lại các phần nổi bật như điểm mù, điểm sáng,.. để ghi nhớ lâu hơn.
+ Điểm sáng hay là điểm vàng là một hõm dài khoảng 3mm, cao l,5mm và ở đúng cực sau của nhãn cầu, là nơi hình ảnh in rõ nhất.
– Võng mạc thể mi: là phần võng mạc phủ mặt trong thể mi, gồm 01 lớp tế bào thượng bì không sắc tố ở trong và một lớp có sắc tạo ngoài.
– Võng mạc mống mắt: là phần võng mạc phủ mặt sau mống mắt cho đến bờ con ngươi; cả 2 lớp tế bào đều chứa sắc tố.
2.2.2. Mạch thần kinh chung cho các màng
* Động mạch: gồm có các động mạch mi trước, mi sau, động mạch mi ngắn, mi dài và động mạch trung tâm võng mạc. Tất cả đều là những nhánh của động mạch mắt (thuộc động mạch cảnh trong).
* Thần kinh: chi phối cảm giác là do nhánh mắt của dây thần kinh số V, chi phối co giãn đồng tử do hệ thần kinh thực vật đảm nhiệm. Các sợi phó giao cảm thì làm co đồng tử là dây nhìn gần, còn các sợi giao cảm thì làm giãn đồng tử là dây nhìn xa.
2.2.3. Các môi trường trong suốt gồm có
Các môi trường trong suốt gồm có:
– Nhân mắt hay thuỷ tinh cầu (lens): là một thấu kính lồi 2 mặt, đặc tính là trong suốt, đặc rắn và có thể thay đổi hình dạng tuỳ theo tia sáng đi qua. Ở người có tuổi thì nhân mắt càng rắn đặc, có xu hướng đục gọi là bệnh đục nhân mắt.
- Dịch thuỷ tinh
- Giác mạc
- Thuỷ dịch (ở tiền phòng)
- Nhân mắt (thuỷ tinh thể)
- ống thấu quang (ống Cloquet)
- Thuỷ dịch (ở hậu phòng)
Hình 5.5. Các môi trường trong suốt của mắt
Mặt sau tinh cầu lồi hơn mặt trước có thể tăng, giảm tuỳ theo sự điều tiết của mắt. Đường kính của tinh cầu khoảng 9-10 mm, dầy độ 4-5 lạm, nặng 0,2g.
Tinh cầu được bao bọc trong một màng mỏng, có khả năng chun giãn gọi là màng nhân mắt hay mạc tinh cầu.
Tinh cầu được giữ tại chỗ bởi các sợi trong suốt đi từ mặt trong thể mi tới mạc tinh cầu gọi là dây treo tinh cầu hay là dây chằng Zinn. Ở giữa các thớ sợi của dây chằng này có một ống sợi là ống Hanover và một số ống nhỏ thuộc ống bạch huyết để thông các khe ở phía trước với buồng sau của nhãn cầu.
Tinh cầu hay nhân mắt không có mạch máu không có thần kinh đi tới, chất nuôi dưỡng cho nhân mắt đi từ các tụ mạch chảy vào các khe ở giữa các thớ của dây chằng Zinn tội nhân mắt, đồng thời chất tiết ra từ màng nhân mắt chảy và ống Hanover và các ống petit để đổ vào buồng sau nhãn cầu.
– Thuỷ dịch (humor aquosus): là một chất dịch nằm ở trong khoang giữa nhân mắt với giác mạc, trong khoang có lòng đen chia làm 2 buồng là buồng trước và buồng sau nhãn cầu, hai buồng này thông với nhau ở lỗ con ngươi.
Chất dịch ở đây là do các mạch máu ở lòng đen và các ống petit và ở thể thuỷ tinh tiết ra tụ lại ở buồng sau rồi qua lỗ con ngươi chạy ra buồng trước rồi chảy vào ống Schlemm thoát ra hệ tĩnh mạch ở bên ngoài. Nói tóm lại chất dịch này được luân chuyển luôn luôn.
– Dịch thuỷ tinh hay thuỷ tinh dịch (corqus vitreum): là một khối dịch trong suốt như lòng trắng trứng nằm ở trong khoang giữa nhân mắt và võng mạc và được bọc trong một màng gọi là màng thấu quang. Màng này rất dày ở chỗ giáp với võng mạc và mỏng ở vòng Zinn, ở mặt phía sau trong nhân mắt và màng này liên tiếp với thành ống Cloquet ở giữa.
Dịch thuỷ tinh ở trẻ em rắn đặc hơn người lớn, ở giữa khối dịch này chia ra từng múi.Ống Cloquet hay ống stilling đi từ điểm mù tới cực sau của nhân mắt, ống bị thắt ở giữa, bè ở hai đầu. Khi ở bào thai có động mạch thấu quang đi tới nuôi dưỡng nhân mắt, ở người lớn thì ống này bé dần lại trong lòng ống chỉ có tổ chức hạch huyết.
2.3. Các cơ vận nhãn
Trong y học lâm sàng các cơ vận nhãn có 7 cơ vận động nhãn cầu và mi mắt. Những cơ này liên quan mật thiết với một màng mỏng bọc nhãn cầu, màng này gọi là vỏ Tenon (vagina bulbi).
2.3.1. Cơ nâng mi trên
Là một cơ dài, dẹt, ở sau bám vào mặt dưới cánh nhỏ xương bướm trên và trước lỗ thị giác rồi chạy dọc dưới trần ổ mắt và tận hết ở mi trên bởi một dải cân rộng. Dải cân này chia làm 2 lá: lá nông bám vào mặt trước sụn mi trên, lá sâu toả ra hình tia tận hết ở da mi trên. Khi cơ co kéo mi lên trên và ra sau.
2.3.2. Các cơ thẳng mắt
Có 4 cơ thẳng mắt (trên, dưới, trong, ngoài) đều là những cơ dài dẹt, nó dài 4cm. Bốn cơ này ở sau (ứng với đỉnh ổ mắt) cùng bám vào một gân chung gọi là gân Zinn, gân Zinn bám quanh ống thị giác và phần trong khe ổ mắt trên rồi chia ra làm 4 dải đi theo 4 thành ổ mắt.
Ở giữa dải trên và dải trong giới hạn một lỗ để cho dây thần kinh thị giác (thần kinh II) và động mạch mắt đi qua.
Ở giữa dải trên và dải ngoài giới hạn nên vòng Zinn liên quan với chỗ phình ra của khe bướm, có dây III, IV, Vi và nhánh mắt dây V chui qua vòng Zinn vào ổ mắt..
Bốn cơ thẳng chạy từ sau ra trước, dọc theo các thành của ổ mắt, tới bám vào nửa trước của nhãn cầu (chỗ gần giác mạc). Bốn cơ thẳng hợp thành một hình nón quây xung quanh 1 khối mỡ, trụ hình nón là dây thần kinh thị giác.
Về tác dụng thì cơ thẳng ngoài đưa mắt ra ngoài và do dây thần kinh số VI chi phối, còn cơ thẳng trên, cơ thẳng dưới, thẳng trong đưa mắt lên trên xuống dưới vào trong đều do dây thần kinh số III chi phối.
2.3.3. Cơ chéo to hay cơ chéo trên (m. obliquus superior)
Ở sau bám từ thân xương bướm phía trên và trong ống thị giác, thân cơ đi thẳng ra trước chạy dọc theo bờ trên trong của ổ mắt, chui qua vòng khuyết ở hố ròng rọc của ổ mắt, rồi quặt lại đi ra phía ngoài xuống dưới và sau tới bám vào phía trên ngoài và sau của nhãn cầu. Khi cơ co thì đưa mắt vào trong, xuống dưới và do dây thần kinh số IV chi phối.
- Cơ nâng mi trên
- Cơ chéo lớn
- Cơ thẳng trên
- Cơ thẳng trong
- Cơ thẳng ngoài
- Cơ chéo bé
- Cơ thẳng dưới
Hình 5.6. Các cơ vận nhãn
2.3.4. Cơ chéo bé hay cơ chéo dưới (m. obliquus inferior)
Là một dải cơ bám từ một hố ổ mặt ổ mắt xương hàm trên phía trên ngoài rãnh lệ tỵ, chạy ra ngoài ra sau ở thành dưới của ổ mắt tới bám vào phía dưới ngoài, phần sau của nhãn cầu, khi cơ co thì đưa mắt ra ngoài và lên trên.
Do dây thần kinh số III chi phối.
2.4. Các mạc ổ mắt
2.4.1. Màng ngoài thuật
Là màng ngoài xương lót một số thành của ổ mắt, phía sau liên tiếp với màng não cứng ở ống thị giác và khe ổ mắt trên.
2.4.2. Vách thuật
Là một lá màng bám từ quanh bờ lỗ vào ổ mắt, toả xuống 2 mi. Trong mí trên vách hoà hợp với lá cân nông của cơ nâng mi trên; trong mí dưới, vách tận hết ở mặt trước sụn mi. Vách bị chọc thủng bởi:
– Các mạch và thần kinh ở mắt xiên qua để ra mặt và da đầu.
– Cân cơ nâng mi trên và phần mi của tuyến lệ.
2.4.3. Bao nhãn cầu
Là một màng mỏng bọc quanh nhãn cầu từ thần kinh thị giác tới rãnh cùng giác mạc, ngăn cách nhãn cầu với mô xung quanh
Mặt trong bao nhẵn, ngăn cách với mặt ngoài củng mạc bởi khoang trên củng mạc. Trong khoang có một số dải sợi ngang và mô liên kết.
Phía sau bao có nhiều lỗ thủng để mạch và thần kinh mi đi qua và bao liên tiếp với bao của thần kinh thị giác. Phía trước bao dính liền và tận hết trong củng mạc ngay phía sau chỗ tiếp nối giữa củng mạc và giác mạc. Chung quanh bao bọc các cơ nhãn cầu tạo nên các bao mạc cơ. Bao mạc cơ của cơ thẳng ngoài chế ra một dải dính vào thành ngoài ổ mắt, tạo nên dải cơ thẳng ngoài, các mạc cơ thẳng liên tiếp với nhau bởi màng gian cơ.
3. LÔNG MÀY (SUPERCILIUM)
Là các sợi lông ngắn mọc dày trên lồi da hình cung nằm ngang phía trên lỗ vào ổ mắt. Dưới da cung mày có các sợi của các cơ vòng mắt, cơ cau mày và bụng trán của cơ chạm trán.
4. MI MẮT (PALPEBRAE)
Là 2 nếp da cơ màng di động, nằm phía trước ổ mắt, để bảo vệ nhãn cầu. Có 2 mí: mí trên và mí dưới. Mí trên di động nhiều hơn mí dưới, khoang giữa
2 bờ tự do của 2 mí gọi là khe mí. Hai đầu của khe mí giới hạn 2 góc mắt: góc mắt trong và góc mắt ngoài. Tại góc mắt nơi 2 mí dính nhau gọi là mép mí.
Như vậy có 2 mép mí là mép mí trong và ngoài.
Góc mắt trong có một khoang hình tam giác gọi là hồ lệ. Trong hồ lệ có một cục lệ. Trên và dưới cục lệ có nhú lệ đỉnh nhú lệ có điểm lệ. Mỗi mi có 2 mặt là mặt trước và mặt sau:
– Mặt ngoài có da che phủ liên tiếp với da mặt.
– Mặt trong có kết mạc bao phủ gồm có:
* Cấu tạo mi mắt có 7 lớp từ nông vào sâu:
+ Da mỏng, mịn.
+ Lớp tổ chức tế bào nhão.
+ Lớp cơ vòng mi thuộc cơ bám da đầu mặt.
+ Lớp tổ chức tế bào sau cơ, có động mạch mi đi qua.
+ Lớp sợi đàn hồi gồm có 2 phần: sụn mi là hai mảnh sụn dầy và rắn nằm trong bề dày mi mắt; sụn mi trên hình bán nguyệt cao 1 chỉ, sụn mi dưới hình chữ nhật cao 0,5cm. Cả hai mi nối liền nhau ở hai đầu và đuôi mắt bởi hai dải dây chằng mi trong và mi ngoài.
Ở trong sụn mi có tuyến meibomius, dịch tiết ra ở các lỗ bờ mi và thuộc loại tuyến bì sinh ra dử mắt.
+ Lớp cơ trơn có cơ mi trên và cơ mi dưới, cả 2 cơ đều đi tới lớp tổ chức sợi đàn hồi.
+ Lớp kết mạc là một màng mỏng nhẵn và trong suốt che phủ mặt sau mi rồi quặt lên nhãn cầu che phủ củng giác mạc. Kết mạc chia ra làm 3 phần:
Kết mạc mi che phủ mặt sau của sụn mi và cơ mi.
Kết mạc túi bịt là phần kết mạc quặt từ mi sang nhãn cầu. Kết mạc nhãn cầu là phần kết mạc phủ ở nhãn cầu.
Cơ vòng mi là cơ bám da ở xung quanh khe mi, khi cơ co thì làm nheo mắt và đẩy nước mắt vào túi lệ.
Cơ Horner là một cơ bé dẹt đi từ mào lệ tới ống lệ trên và dưới khi cơ co làm ép ống lệ vào túi lệ làm cho nước mắt chảy dễ dàng.
- Cơ chạm trán
- Cơ nâng mi trên
- Kết mạc
- Cơ vòng mi
- Sụn mi
- Tuyến sụn
- Cung ĐM mi dưới
- Lông mi
- Lỗ tiết tuyến sụn
Hình 5.7. Cấu tạo mi mắt
- LỚP KẾT MẠC Kết mạc là một màng niêm mạc mỏng lót mặt trong 2 mi mắt, rồi lật ra sau phủ mặt trước nhãn cầu. Toàn bộ kết mạc tạo nên một cái túi gọi là túi kết mạc mà khe mí là đường vào túi. Kết mạc bao gồm: kết mạc mí là phần kết mạc phủ mặt trong mí mắt. Kết mạc mí liên tiếp với da phủ mặt ngoài mí mắt. Kết mạc nhãn cầu là phần kết mạc trong suốt phủ mặt trước nhãn cầu.
6. HỆ THỐNG LỆ
Gồm có tuyến lệ và đường dẫn lệ.
6.1. Tuyến lệ (glandula 1acrimalis)
Là 1 tuyến giống như tuyến nước bọt, nằm ở phía ngoài trần ổ mắt, có 2 phần: phần ổ mắt và phần mi mắt. Tuyến lệ có 10-12 ống ngoại tiết mở vào vòm kết mạc trên.
6.1.1. Phần thuật (pars orbitalis)
Nằm trong một bao và ở trên là trần ổ mắt, ở dưới là một chế cân của cơ kéo mi trên và cơ thẳng trên, ở trước là một vách ổ mắt, ở sau là một màng mỏng do tổ chức tế bào mỡ do ổ mắt tạo nên. Phần ổ mắt hình bầu dục dài 2cm, rộng lcm, dầy 0,5cm có từ 3-5 ống tiết nước mắt thoát ra.
6.1.2. Phần mi mắt (pars palpebralis)
Nhỏ hơn (bằng 1/3 phần ổ mắt) nằm trong mi trên và có từ 7 – 8 ống tiết thông với túi bịt kết mạc.
6.2. Đường dẫn lệ
Là đường dẫn nước mắt đổ vào mũi có tác dụng bảo vệ mắt, cản bụi và làm ẩm không khí đi vào phối. Đường lệ gồm có 5 phần.
6.2.1. Điểm lệ
Có 2 điểm lệ ở hai đầu mi trên và mi dưới. Ở đây có 2 chỗ lồi lên gọi là củ lệ, giữa củ lệ có lỗ của ống dẫn lệ.
6.2.2. Tiểu quản lệ hay ống lệ (canaliculus lacrimalis)
Có 2 ống trên và dưới, mỗi ống lệ dài 1cm và chia làm 2 đoạn:
– Đoạn thẳng hình phễu, đầu phễu cách điểm lệ nam là chỗ hẹp nhất của ống lệ.
– Đoạn ngang dài từ 6-7 mm nằm ngang ở sau dây chằng mi trong, ở giữa các cơ vòng mi và cơ Horner.
6.2.3. Ống nối
- Cục lệ
- Tuyến lệ (phần trần hố mắt)
- Tuyến lệ (phần mi mắt)
- Điểm lệ
- ống nối
- Túi lệ
- Xương xoăn giữa
- Ống lệ tỵ
- Xương xoăn dưới
Hình 5.8. Hệ thống lệ
Hai ống lệ trên và dưới chập lại với nhau thành một ống gọi là ống nối, dài l-2 mm và thông với túi lệ.
6.2.4. Túi lệ (saccus 1acrimalis)
Là một ống trên hơi dẹt, ở đầu trên thì bịt, đầu dưới thông với ống lệ tỵ, dài từ 12-14 mm hơi chếch xuống phía dưới và ra sau nằm áp trong rãnh lệ tỵ dính vào lớp cất mạc của xương sàng và xương lệ.
6.2.5. Ống lệ tỵ (ductus nasolacrimatis)
ống lệ tỵ đi từ túi lệ đến ngách mũi dưới dài khoảng 18mm. Ống lệ tỵ nằm trong một ống xương được tạo nên ở ngoài bởi ngành lên của xương hàm trên, ở phía trong bởi xương lệ mỏm lệ của xương xoăn dưới và dính chặt vào xương bởi các tổ chức liên kết, lỗ dưới của ống lệ tỵ, chỗ đổ vào ngách mũi dưới có một lớp niêm mạc có hình van, tác dụng không cho nước mắt trào ngược lại đường lệ.
Nguồn: Y sĩ đa khoa
Từ khóa » Giải Phẫu Mắt Kết Mạc
-
Nhãn Khoa Cơ Bản | Bệnh Viện Mắt Bà Rịa Vũng Tàu
-
Giải Phẫu Mắt - Cẩm Nang MSD - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Kết Mạc Là Gì? Chức Năng Của Kết Mạc | Vinmec
-
Đặc điểm Giải Phẫu Mắt | Vinmec
-
Giai Phau Sinh Ly Mat - SlideShare
-
Đại Cương Về Giải Phẫu Và Sinh Lý Mắt
-
Giải Phẩu-sinh Lý Mắt - Bác Sĩ Quân
-
Cấu Tạo Và Chức Năng Của Giác Mạc
-
Cấu Tạo Mắt Và Cơ Chế Hoạt động Của Mắt
-
Bệnh Học Kết Mạc
-
VIÊM KẾT MẠC MÙA XUÂN - Bệnh Viện Mắt Hà Đông
-
GIÁC MẠC – LỚP “THẤU KÍNH ĐẶC BIỆT” CỦA ĐÔI MẮT
-
Giác Mạc: Thấu Kính Quan Trọng Của Mắt - YouMed