Giải Phẫu Học Nhãn Cầu

Bình thường mắt có thể nhìn gần cũng như nhìn xa rõ nhờ chức năng điều tiết.

Cấu trúc giải phẫu của mắt như trong hình bao gồm: phần trong suốt ở trước nhất gọi là giác mạc (cornea). Mống mắt (iris) và đồng tử (pupil) ở ngay sau giác mạc. Thủy tinh thể (lens) nằm sau đồng tử và mống mắt. Võng mạc (retina) là lớp sau cùng. Ánh sáng đi từ ngoài vào qua giác mạc trong suốt. Đây là phần có công suất khúc xạ lớn nhất, chiếm 2/3 công suất khúc xạ của toàn bộ nhãn cầu. Sau đó ánh sáng đi đến thủy tinh thể. Nhờ có chức năng điều tiết của thủy tinh thể mà ánh sáng từ xa hoặc gần có thể hội tụ dược trên võng mạc, giúp ta nhìn rõ. Võng mạc là lớp thần kinh cảm thụ ở trong cùng, từ đó truyền xung thần kinh lên võ não tạo ra cảm nhận về sự vật.

Mắt bình thường:

Nhãn cầu bình thường

Bình thường tia sáng hội tụ khi đi qua giác mạc, thủy tinh thể để rơi đúng vào mặt phẳng võng mạc, chuyển thông tin lên não và cho hình ảnh rõ nét.

Mắt loạn thị:

mắt loạn thị

Trên mắt loạn thị, giác mạc không đều ở các phía. Nhãn cầu không giống như trái banh tròn mà lúc này giống như trái banh bầu dục, chổ này có độ cong lớn hơn chỗ kia. Loạn thị có thể đơn thuần một mình nó hay phối hợp với cận thị hoặc viễn thị.

Người loạn thị nói chung nhìn mọi vật bị mờ và biến dạng. Hiện tượng này có thể điều chỉnh dùng kính đeo.

Mắt cận thị:

Mat can thi

Bình thường tia sáng hội tụ khi đi qua giác mạc, thủy tinh thể để rơi đúng vào mặt phẳng võng mạc, chuyển thông tin lên não và cho hình ảnh rõ nét.

Mắt cận thị, vì sức hội tụ quá mạnh hoặc là nhãn cầu quá dài, ánh sáng hội tụ trước mặt phẳng võng mạc, kết quả là hình ảnh ở xa bị mờ đi, tuy nhiên các hình ảnh ở gần thường vẫn rõ nét

Để điều chỉnh hiện tượng này có thể dùng kính đeo, kính tiếp xúc để đưa hình ảnh hội tụ về mặt phẳng võng mạc.

Mắt viễn thị:

Mắt viễn thị

Mắt viễn thị, vì sức hội tụ quá yếu hoặc nhãn cầu quá ngắn, ánh sáng hội tụ sau mặt phẳng võng mạc, kết quả là hình ảnh ở gần và thường là cả hình ảnh ở xa bị mờ đi.

Để điều chỉnh hiện tượng này có thể dùng kính đeo, kính tiếp xúc để đưa hình ảnh hội tụ về mặt phẳng võng mạc.

CÁC LOẠI MẮT KÍNH KHÁC.

1; Mắt kính chiết xuất 1.56 Chống xước-chống UV400

2; Mắt kính 1.56 Phủ cứng, có thể hấp màu

3; Mắt kính 1.56 Phản quang- điện tích

4; Mắt kính 1.56 Đa tròng, Phản quang- điện tích

5; Mắt kính 1.56 Đổi màu, Phản quang- điện tích UV 400

6; Mắt kính 1.56 Phủ Seecoat Blue UV400

7; Mắt kính 1.61 Phủ Phản quang, UV400

8; Mắt kính cận 1.61 Secoat Blue - Super Hydrophobic

9; Mắt kính 1.67 Phủ SuperHydrophobic, UV400

10; Mắt kính 1.74 Phủ Platinum, UV400

11; Mắt kính Polarized Phân Cực

12; Các loại Mắt kính đặt sản xuất riêng, đơn chiếc

Từ khóa » Cấu Trúc Giải Phẫu Của Mắt