Giải Phẫu Miệng - Y Dược Tinh Hoa

  • Trang chủ
  • Trị bệnh
  • Thẩm mỹ
  • Sản phẩm
  • Dịch vụ
  • Chi nhánh
  • Giới thiệu
  • Kiến thức y học
  • Video
  • Liên hệ
MENU
  • Trang chủ
  • Trị bệnh
  • Thẩm mỹ
  • Sản phẩm
  • Dịch vụ
  • Chi nhánh
  • Giới thiệu
  • Kiến thức y học
  • Video
  • Liên hệ

0913537686

yduoctinhhoa95@gmail.com

0965 340 818

0965 340 818

Thứ hai, Ngày 6 / 01 / 2025 Thời tiết Sơn la Hải Phòng Hà Nội Vinh Đà Nẵng Nha Trang Pleiku Hồ Chí Minh Google Tinh hoa Trang chủ >> Kiến thức y học Đông y
  • Đông y trị bệnh
  • Vị thuốc
  • Bài thuốc
  • Châm cứu
  • Huyệt vị
  • Bào chế
  • Sách Kim quỹ
  • Sách Linh khu
  • Sách Nạn kinh
  • Sách tố vấn
  • Sách Thương hàn luận
  • Danh y
Tây y
  • Bỏng
  • Bụng
  • Tim mạch
  • Chấn thương
  • Cận lâm sàng
  • Cấp cứu thường gặp
  • Da liễu
  • Dược lý
  • Giải phẫu
  • Giải phẫu bệnh
  • Lao, bệnh phổi
  • Miễn dịch
  • Máu - Tạo máu
  • Mắt
  • Ngoại nhi
  • Ngực, Mạch máu
  • Nội nhi
  • Nội Tiết
  • Phẫu thuật thực hành
  • Sinh Hóa
  • Sinh lý
  • Sinh lý bệnh
  • Sinh lý nhi
  • Siêu âm
  • Sản, phụ
  • Tai Mũi Họng
  • Thuốc biệt dược
  • Thuốc thành phần
  • Thần kinh
  • Thận - Tiết niệu
  • Tim mạch
  • Tiêu Hóa
  • Triệu chứng Ngoại
  • Triệu chứng Nội
  • Truyền Nhiễm
  • Tâm thần
  • X Quang
  • Xương Khớp
  • Bệnh chuyển hoá
Đông Tây y kết hợp
  • Tim mạch
  • Y học cổ truyền
  • Hô hấp
  • Tiêu hóa
  • Thần kinh
Bài viết Tra Bệnh theo vần

A Ă Â B C D Đ E Ê F G H I J K L M N O Ô Ơ P Q R S T U Ư V W X Y Z

Giải phẫu miệng

MIỆNG

Bài giảng Giải phẫu học Chủ biên: TS. Trịnh Xuân Đàn

Miệng (cavum oris) là phần đầu của ống tiêu hoá gồm có 2 phần: tiền đình miệng ở trước, ổ miệng chính thức ở sau. Hai phần đó ngăn cách nhau bởi hai hàm răng và trong miệng có lưỡi. Miệng được giới hạn ở trước bởi hai môi, hai bên bởi má, trên bởi vòm xương và màn hầu, dưới bởi nền miệng. 1. TIỀN ĐÌNH MIỆNG (VESTIBULUM ORIS) Là một khoang hình móng ngựa, nằm giữa hàm răng và môi má. - Niêm mạc phủ tiền đình lật từ môi và má lên lợi tán thành rãnh trên và rãnh dưới. Ở giữa mỗi rãnh có nếp niêm mạc (hãm môi) chia rãnh làm 2 phần: bên phải và bên trái. - Ở ngang đối diện cổ răng hàm lớn thứ hai của hàm trên có lỗ ống Sténon của tuyến nước bọt mang tai đổ vào. - Khi ngậm miệng, khoang tiền đình thông với ổ miệng chính thức qua nhiều khe ở giữa các răng, giữa bờ 1. Môi trên 4. Hạnh nhân khẩu cái 2. Răng nanh 5. Lưng lưỡi 3. Lưỡi gà 6. Môi dưới Hình 4.52. Ổ miệng trước ngành lên xương hàm dưới và răng hàm cuối có một lỗ rộng thông tiền đình với ổ miệng. Trên lâm sàng có thể luồn sonde để bơm thức ăn khi bệnh nhân không mở miệng được 2. HÀM RĂNG VÀ RĂNG 2.1. Lợi (gingivae) Gồm lớp mô sợi và có hai phần: - Phần tự do bao quanh cổ răng như một vòng đai. - Phần dính chặt vào huyệt răng của các xương hàm. - Niêm mạc lợi phía ngoài tiếp với niêm mạc tiền đình miệng, phía trong tiếp với niêm mạc khẩu cái và nền miệng, ở gần răng niêm mạc mặt ngoài tạo thành những nhú lợi 2.2. Răng (dentes) Có nhiệm vụ cắt xé và nghiền thức ăn, góp phần vào việc tiêu hoá cơ học. Vì cung răng cong hình chữ C nên các mặt răng được xác định như sau: Mặt giữa là mặt trọng của các răng trước, nhưng lại là mặt trước của các răng sau; mặt xa là mặt ngoài của các răng trước, nhưng là mặt sau của các răng sau; mặt tiền đình là mặt đối diện với tiền đình miệng; mặt lưỡi là mặt đối diện với lưỡi; mặt khép là mặt tiếp xúc với răng hàm đối diện khi cắn chặt hai răng lại, còn gọi là mặt nhai. 2.3. Cấu tạo Răng có 3 phần: thân răng, cổ răng, chân răng (hay rễ). Trong răng có ống tuỷ chứa mạch và thần kinh. Xung quanh ống tuỷ có một chất rắn gọi là ngà răng. Ngà răng được bao bọc ở thân bởi men răng và ở chân bởi chất cement. Răng cắm vào lỗ chân răng và được chằng vào xương bởi các dây chằng chân răng. 2.4. Phân loại răng Răng có 4 loại - Răng cửa (dentes incisivi) dùng để cắt thức ăn, có hình xẻng, mỗi nửa

1. Men răng 2. Ngà răng 3. Ổ tuỷ răng 4. Cổ răng 5. Dây chằng chân răng 6. Chân răng 7,10. Ống rễ răng 8. Xương hàm 9. Các mạch TK răng 11. Lợi 12. Mặt nhai Hình 4.53. Cấu tạo của răng hàm có 2 răng cửa (ngoài và trong) răng cửa ngoài hàm trên thường nhỏ hơn. - Răng nanh (dentes canini) dùng để xé thức ăn, có hình tháp 4 cạnh, đỉnh có mấu hơi nhọn, chân răng dài mặt trước lồi, mặt sau lõm. - Răng hàm bé hay răng tiền cối (dentes premolares) dùng để làm vỡ thức ăn, ở thân có 2 mấu trong và ngoài, 2 mặt bên lồi, chỉ có một chân răng (chân răng có thêm tách ra làm 2 chẽ). - Răng hàm lớn hay răng cối (dentes molares) dùng để nghiền nát thức ăn, thân răng rất lớn và có 4 mấu. Răng hàm lớn ở trên thường có 3 chân (hai ngoài một trong), răng hàm lớn dưới thường có 2 chân (trước và sau). Răng hàm lớn cuối cùng của hàm dưới còn gọi là răng khôn. Chân răng cối trên nằm sát sàn xoang hàm trên nên khi nhiễm trùng tuỷ răng hoặc viêm quanh răng có thể gây nên viêm xoang hàm. 2.5. Răng sữa và răng vĩnh viễn 2.5.1. Răng sữa (dentes decidui) Răng sữa bắt đầu mọc trong miệng đứa trẻ từ 6 tháng tuổi đến 2,5 tuổi. Số lượng 20 cái, nghĩa là 5 răng cho một nửa hàm: hai răng cửa, một răng nanh và 2 răng cối (răng hàm sữa), theo công thức: 2.5.2. Răng vĩnh viễn (dentespermanentes) Răng vĩnh viễn bắt đầu xuất hiện từ khoảng 6 tuổi và thay thế toàn bộ răng sữa đến 12 tuổi. Số lượng răng vĩnh viễn gồm 32 cái, nghĩa là 8 răng cho mỗi nửa hàm: 2 răng cửa, 1 răng nanh, 2 răng hàm bé (tiền cối), 3 răng hàm lớn (răng cối), theo công thức: 8 7 6 5 4 3 2 1 1 2 3 4 5 6 7 8 8 7 6 5 4 3 2 1 1 2 3 4 5 6 7 8 Riêng răng hàm lớn thứ 3 (răng số 8 hay răng khôn) ở hàm dưới, thời gian mọc rất thay đổi (16 - 30 tuổi) và khi mọc trong trường hợp cung hàm hẹp gây ra biến chứng mọc răng khôn rất nguy hiểm. 3. Ổ MIỆNG CHÍNH THỨC (CAVUM ORIS PROPRIUM) Ổ miệng chính thức được giới hạn: - Trước là cung răng lợi. - Sau thông với hầu qua eo họng. - Trên là vòm miệng. Vòm miệng gồm có 2 phần: + Phần trước do xương hàm trên và phần ngang xương khẩu cái tạo nên. + Phần sau là tổ chức mềm gọi là màn hầu, phía trước màn hầu dính vào xương khẩu cái, phía sau giữa là lưỡi gà rủ xuống dưới. Phía sau bên có hai nếp cung khẩu cái lưỡi ở phía trước và cung khẩu cái hầu ở phía sau. Giữa hai cung là hố hạch nhân, trong đó có chứa tuyến hạch nhân khẩu cái. Dưới là nền miệng. Nền miệng được tạo bởi các cơ trên móng, trên nền miệng có lưỡi, đổ vào miệng có 3 tuyến nước bọt: tuyến mang tai, tuyến dưới lưỡi, tuyến dưới hàm. 3.1. Lưỡi (lingula) Lưỡi là một cơ quan dùng để nếm, nhai, nuốt và nói. Lưỡi nằm trong ổ miệng, gồm có 2 mặt (trên, dưới), 2 bờ (phải, trái), 1 đầu nhọn (ở trước) và một đáy (ớ sau). 3.1.1. Mặt trên (lưng rưỡi) Mặt trên gồm hai phần, 2/3 trước trong ổ miệng chính, 1/3 sau trong hầu miệng, cách nhau bởi rãnh chữ V (rãnh tận hay “V lưỡi”), đỉnh rãnh ở sau có lỗ tịt Sau rãnh, dưới niêm mạc có hạnh nhân lưỡi. Niêm mạc có nhiều nhú (gai) là cơ quan cảm nhận cảm giác về vị giác. Có 8 - 14 gai to gọi là gai đài, xếp thành chữ V trước rãnh tận. Ngoài ra còn có gai nấm, gai bèo. 3.1.2. Mạt dưới Mặt dưới có hãm lưỡi ở dọc đường giữa. Hai bên đầu dưới hãm lưỡi có 2 cục lưỡi, đỉnh cục lưỡi có lỗ ống tiết Whartorn đổ vào (lỗ ông tiết của tuyến nước bọt dưới hàm). Niêm mạc mặt dưới lưỡi mỏng và trơn. 3.1.3. Đáy lưỡi Đáy lưỡi dính vào mặt trên sụn nắp thanh thiệt. Liên quẩn 2 bên với vùng dưới hàm. Từ đáy lưỡi tới cung răng lợi có một rãnh gọi là rãnh huyệt lưỡi, ở hai bên rãnh, dưới niêm mạc có tuyến nước bọt dưới lưỡi. 3.1.4. Cấu tạo lưỡi Lưỡi được cấu tạo bởi 17 cơ bám vào một cốt xương sợi: - Cốt gồm có vách lưỡi ở giữa và màng móng lưỡi đè lên xương móng. - 17 cơ có 8 cơ đôi, 1 cơ lẻ chia làm 2 loại: + Một loại ở ngay trong lưỡi gồm: cơ lưỡi dọc trên, cơ lưỡi dọc dưới, cơ ngang lưỡi. 1. Sụn nắp thanh quản 2. Nếp lưỡi nắp thanh quản 3. Hạnh nhân khẩu cái 4. Lỗ tịt 5. V lưỡi 6. Nhũ rưỡi 7. Rãnh giữa Hình 4.54. Lưỡi + Một loại đi từ các vùng lân cận tới gồm có cơ cầm lưỡi, cơ móng lưỡi, cơ trâm tưởi, cơ màn hầu lưỡi, cơ hầu lưỡi và cơ hạnh nhân lưỡi... 4. MẠCH THẦN KINH CỦA MIỆNG 4.1. Động mạch Vòm miệng, răng hàm trên, răng hàm dưới được nuôi dưỡng bởi các nhánh của động mạch hàm trong (động mạch khẩu cái, động mạch dưới ổ mắt, động mạch hàm dưới...). Lưỡi và nền miệng được nuôi dưỡng bởi động mạch lưỡi gà nhánh của động mạch cảnh ngoài). 4.2. Tĩnh mạch Các tĩnh mạch ở miệng đi theo các động mạch cùng tên, rồi tới đổ vào tĩnh mạch cảnh ngoài. 4.3. Thần kinh Chi phối vận động cho các cơ của lưỡi do dây thần kinh XII, các cơ của màn hầu do dây IX và dây X. Chi phối cảm giác cho 2/3 trước lưỡi do dây lưỡi (nhánh hàm dưới của dây thần kinh V)và cho 1/3 sau lưỡi do dây IX. Cảm giác vị giác cho 2/3 trước lưỡi do dây thừng nhĩ (dây VII), cho 1/3 sau lưỡi do dây IX.

Trở về

Nội dung trên có tính chất tham khảo, không tự ý áp dụng, cần theo chỉ dẫn của thầy thuốc.

Quý khách có thể đến khám miễn phí tại Phòng khám của Y Dược Tinh Hoa, gọi số 02438438093; 0965340818, hoặc để lại số điện thoại và ý kiến vào ô dưới đây để được tư vấn hiệu quả nhất.

Họ tên:
Email:
Điện thoại:
Nội dung: Ý kiến khách hàng...
Mã bảo mật captcha
Các bài viết khác
  • Hệ thần kinh thực vật
  • Giải phẫu tai
  • Giải phẫu mũi
  • Giải phẫu mắt
  • Giải phẫu thanh quản
  • Giải phẫu hầu
  • Giải phẫu các tuyến nước bọt
  • Giải phẫu tuyến giáp và cận giáp
  • Giải phẫu thần kinh đầu - mặt - cổ
  • Giải phẫu tĩnh mạch - bạch mạch đầu - mặt - cổ
  • Trang chủ
  • Trị bệnh
  • Thẩm mỹ
  • Sản phẩm
  • Dịch vụ
  • Chi nhánh
  • Giới thiệu
  • Kiến thức y học
  • Video
  • Liên hệ
15 phố Nguyễn Như Đổ, Văn Miếu, Đống Đa, Hà Nội. ĐT: 02438438093 . 0965340818 . Hotline: 0913537686 . Làm việc từ 8h đến 18h (Làm cả Thứ Bảy, Chủ nhật). Xem Đại lý các tỉnh Click tại đây

© Bản quyền thuộc về Y Dược Tinh Hoa LD Hàn Việt. ® Ghi rõ nguồn YDUOCTINHHOA.com khi phát hành lại thông tin từ website này

Chú ý: Các thông tin trên website có tính chất tham khảo. Hiệu quả có thể khác nhau tùy thuộc cơ địa mỗi người, không tự ý áp dụng. Cần tham vấn ý kiến của thầy thuốc.

Từ khóa » Cấu Tạo Bên Dưới Lưỡi