Giải Phẫu Phúc Mạc
Có thể bạn quan tâm
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Nhận định chung
Phúc mạc là một màng thanh mạc lớn nhất trong cơ thể. Phúc mạc bao bọc tất cả các cơ quan trong ổ bụng và hố chậu, lót mặt trong thành bụng, mặt dưới cơ hoành và mặt trên hoành chậu hông. Phúc mạc gồm có hai lá là phúc mạc thành lót mặt trong thành bụng, thành chậu và phúc mạc tạng che phủ các cơ quan và trở thành lớp thanh mạc của các cơ quan này. Khoảng không gian giữa phúc mạc tạng và phúc mạc thành gọi là ổ phúc mạc, chứa một ít thanh dịch với mục đích làm giảm sự tiếp xúc giữa các cơ quan.
Hình tượng về phúc mạc
Phúc mạc khó hình dung, do hình thái rất phức tạp, vì thế, phải có các hình tượng giúp học viên có thể tưởng tượng được.
Nếu ta xem ổ bụng như vỏ quả bóng. Ta bỏ vào trong quả bóng các tạng trong ổ bụng, rồi mới nhét ruột bóng vào và bơm lên. Ruột bóng sẽ phủ kín lên các cơ quan và lót mặt trong thành ổ bụng. Ruột vỏ bóng lúc này được xem như là phúc mạc.
Một số khái niệm và cấu trúc
Một số khái niệm
Ổ bụng: là khoang kín giới hạn chung quanh bởi thành bụng, trên là cơ hoành, dưới là đáy chậu. Trong ổ bụng chứa các cơ quan và phúc mạc.
Ổ phúc mạc là khoảng không gian nằm lá phúc mạc tạng và phúc mạc thành. Trong trường hợp bình thường, hai lá phúc mạc áp sát nhau, ổ phúc mạc lúc đó là một khoang ảo. Trong trường hợp bệnh lý, có dịch, máu, khí tích tụ, ta mới có ổ phúc mạc thật sự. Ổ phúc mạc là một khoang kín ở nam giới, còn ở nữ ổ phúc mạc thông với vòi tử cung.
Các tạng chứa trong ổ bụng được phân loại như sau:
Tạng trong ổ phúc mạc là buống trứng, không được phúc mạc che phủ hoàn toàn.
Tạng trong phúc mạc là tạng được che phủ các mặt gần hết bởi phúc mạc. Ví dụ như dạ dày, gan, lách....
Tạng ngoài phúc mạc là những cơ quan nằm ở thành sau ổ bụng như thận, hay ở chậu hông như bàng quang và tử cung.
Tạng bị thành hóa à tạng nguồn gốc phôi thai nằm trong phúc mạc nhưng trong quá trình phát triển trở thành ngoài phúc mạc như tá tràng, tụy, kết tràng lên. kết tràng xuống.
Các cấu trúc của phúc mạc
Như đã trình bày ở trên về phúc mạc tạng và phúc mạc thành, vẫn còn một số cấu trúc trung gian, không thuộc định nghĩa của hai lá phúc mạc trên. Qua các cấu trúc này, mạch máu, thần kinh và bạch mạch đi vào các cơ quan trong ổ phúc mạc.
Mạc treo là hai lá phúc mạc treo ống tiêu hóa vào thành bụng, giữa hai lá là mạch máu đến ruột non, bạch mạch và thần kinh.
Dây chằng là hai nếp phúc mạc đi phúc mạc thành đến phúc mạc tạng của cơ quan không thuộc ống tiêu hóa ví dụ: dây chằng liềm, dây chằng vành.
Mạc nối gồm hai lá phúc mạc nối các tạng với nhau: mạc nối nhỏ, mạc nối lớn.
Cấu tạo và chức năng của phúc mạc
Cấu tạo
Phúc mạc được cấu tạo bởi hai lớp:
Bề mặt phúc mạc được tạo bởi một lớp tế bào thượng bì vảy gọi là lớp thanh mạc, lớp tế bào làm cho phúc mạc trơn láng và óng ánh. Mặt khác, lớp thượng bì này cũng tiết dịch làm ướt phúc mạc. Khi lớp thượng mô bị thương tổn do chấn thương hay viêm phúc mạc, các tạng bị dính và cản trở hoạt động, nhất là đối với ruột non.
Tấm dưới thanh mạc lớp mô sợi liên kết, có độ đàn hồi cao. Nhờ lớp này phúc mạc mới vững chắc che chở được các cơ quan.
Kích thước phúc mạc khá lớn, tuy nằm trong ổ bụng nhưng lại có nhiều nếp gấp. Diện tích tương đương diện tích da của cơ thể.
Chức năng
Phúc mạc có các chức năng sau:
Bao bọc các tạng, che chở và vững chắc cấu trúc của các tạng
Giúp cho ruột di chuyển dể dàng trong ổ bụng, nhờ một ít thanh dịch trong ổ phúc mạc.
Ðề kháng với nhiểm trùng. Mạc nối có vai trò cô lập vây quanh các ổ nhiểm trùng.
Hấp thu nhanh nhờ bề mặt rộng, ước khoảng bằng diện tích da của cơ thể.
Dự trữ mỡ, do mỡ nằm ở khoảng giữa các mạc nối.
Hình. Thiết đồ đứng dọc qua ổ bụng
1. Dạ dày 2. Mạc nối lớn 3. Ổ phúc mạc 4. Gan 5. Mạc nối nhỏ 6. Tụy 7. Hậu cung mạc nối 8. Kết tràng ngang
Phân khu ổ bụng
Các nếp phúc mạc chia ổ bụng ra làm từng khu.
Các mạc nối quay trong ổ phúc mạc tạo nên túi mạc nối.
Mạc treo kết tràng ngang chia ổ phúc mạc làm hai tầng: tầng trên mạc treo kết tràng ngang và tầng dưới mạc treo kết tràng ngang.
Tầng trên mạc treo kết tràng ngang
Có gan, dạ dày, lách, tá tràng, tụỵ. Dây chằng liềm gan chia làm hai ô gọi là ô dưới hoành phải và ô dưới hoành trái. Ô dưới hoành phải hay ô gan phải thông xuống dưới theo rãnh kết tràng trái. Ô dưới hoành trái hay ô gan trái, thông với ô dạ dày, ô lách.
Tầng dưới mạc treo kết tràng ngang
Chủ yếu có hỗng tràng và hồi tràng. Mạc treo ruột non chạy chếch từ trái sang phải từ trên xuống dưói chia tầng dưới ra làm làm hai ô: phải và trái.
Từ khóa » Giai Phau Bung
-
Giải Phẫu Bụng: Hình ảnh, Chức Năng, Các Bộ Phận | Vinmec
-
Các Lớp Thành Bụng Cấu Tạo Thế Nào? | Vinmec
-
Cận Cảnh Giải Phẫu ổ Bụng Qua Từng Phần
-
Giải Phẫu Bụng: Hình ảnh, Chức Năng, Các Bộ Phận - Bệnh Viện ...
-
Atlas Giải Phẫu Ổ Bụng - Netter V6 2016
-
Giải Phẫu Bề Mặt Vùng Bụng - Gray's Anatomy For Student
-
Giải Phẫu Vùng Của Bụng (Phần 1)
-
GIẢI PHẪU VÙNG NGỰC BỤNG - Slideshare
-
Giải Phẫu Cơ Thân Mình
-
Phẫu Thuật Tạo Hình Và Thẩm Mỹ Thành Bụng - Bệnh Viện FV
-
Giải Phẫu Các Cơ Thành Bụng - YouTube
-
Giải Phẫu Cơ Thành Bụng - YouTube
-
Cơ Thẳng Bụng – Wikipedia Tiếng Việt