[Giải Phẫu Số 13] Xương Khớp đầu Mặt
Có thể bạn quan tâm
Các xương ở đầu mặt chia làm hai phần: – Khối xương sọ, tạo thành hộp sọ não.
– Khối xương mặt, tạo thành sọ mặt.
Hộp sọ não được chia thành vòm sọ và nền sọ. Các xương tiếp khớp nhau bởi những đường khớp bất động (trừ khớp thái dương hàm dưới). So người khác sọ động vật là sọ não phát triển nhiều hơn sọ mặt. Ở trẻ sơ sinh, khối xương mặt nhỏ hơn so với hộp sọ, có các thóp (fonticuli cranii) nằm ở nơi gặp nhau của các đường khớp : thóp trước, thóp sau (fonticulus anterior et posterior) và hai thóp bên là thóp bướm (fonticulus sphenoidalis), và thóp chũm (fonticulus mastoideus). Các gờ, các ụ không rõ vì cơ chưa hoạt động nhiều. Xương hàm dưới gồm hai nửa chưa dính vào nhau.
Trên phim X quang xương đầu mặt của trẻ sơ sinh, ta thấy nhiều xương (xương hàm dưới, xương trán, xương chẩm) chưa dính làm một; chưa có các xoang; các xương ở vòm sọ nằm xa nhau, nhất là ở các thóp. Nhưng càng về sau, các xương càng dính liền nhau :
– Lúc 1 – 2 tuổi : các mảnh xương dính làm một.
– Lúc 2 – 3 tuổi : mất các thóp và tạo thành các đường khớp.
– Lúc 1- 4 tuổi : xuất hiện các xoang (xoang trán, xoang bướm, xoang hàm trên).
Sự phát triển của hộp sọ chia làm ba giai đoạn: * Giai đoạn đầu (7 năm đầu) : phát triển chủ yếu là phần sau. * Giai đoạn hai (7 tuổi tới dậy thì): phát triển hơi chậm. * Giai đoạn ba (15 – 22 tuổi): phát triển mạnh ở phần trước. Ở tuổi già : xương mỏng đi, nhẹ hơn, và mất đường khớp bất động. So đàn ông to hơn sọ đàn bà (10%). Sọ đàn bà nhắn hơn và trán đứng hơn sọ đàn ông.
Về phương diện nhân chủng học có nhiều chỉ số đo về sọ não và sọ mặt, dựa vào các mốc xương.
Nội dung
- KHỐI XƯƠNG SỌ
- XƯƠNG TRÁN
- 1. TRAI TRÁN (squama frontalis)
- 2. PHẦN MŨI (pars nasalis) (H.14.5)
- 4. Xoang trán (sinus frontalis)
- Xương sàng
- Xương đỉnh (Os parietale)
- 1. MẶT NGOÀI (facies externa) (H.14.9.)
- 4. CÁC GÓC
- 3. PHẦN NHĨ (pars tympanica) (H.14.11.).
- XƯƠNG BƯỚM
- 3. CÁNH NHỎ XƯƠNG BƯỚM (ala minor)
- 4. MỎM CHÂN BƯỚM (processus pterygoideus)
- 1. MẶT NGOÀI SỌ (H.14.15)
- 2. MẶT TRONG SỌ (H.14.16)
- 3. BỜ LÀM-ĐA (margo lambdoideus)
- 4. BỜ CHŨM (margo mastoideus)
- KHỐI XƯƠNG MẶT
- 2. MỎM TRÁN
- 3. MỎM KHẨU CÁI
- 4. MỎM HUYỆT RĂNG
- 5. MỎM GÒ MÁ (processus zygomaticus)
- XƯƠNG KHẨU CÁI
- 6. MẢNH NGANG (lamina horizontalis)
- XƯƠNG GÒ MÁ
- XƯƠNG XOĂN MŨI DƯỚI
- XƯƠNG LỆ
- XƯƠNG MŨI
- XƯƠNG LÁ MÍA
- XƯƠNG HÀM DƯỚI
- 1. THÂN XƯƠNG HÀM DƯỚI (corpus mandibulae) ở trên đường giữa, gồm hai mặt:
- 2. NGÀNH HÀM (ramus mandibulae).
- XƯƠNG MÓNG
- 1. THÂN (corpus).
- 2. SỪNG LỚN (cornu majus). Hướng ngang ra ngoài và sau.
- 3. SỪNG NHỎ (cornu minus). Hướng lên trên, ra ngoài và hơi ra trước.
- TỔNG QUÁT VỀ SỌ
- MẶT TRÊN
- MẶT TRƯỚC (H.14.2)
- MẶT SAU
- MẶT BÊN
- MẶT DƯỚI (Nền sọ ngoài – basis cranii externa)
- NỀN SỌ TRONG (basis cranii interna)
KHỐI XƯƠNG SỌ
Khối xương sọ (ossa cranii) gồm các xương: xương trán, xương sàng, xương chẩm, xương bướm, hai xương thái dương, hai xương đỉnh.
XƯƠNG TRÁN
(os frontale)
Nằm trước hộp sọ, phần lớn tạo thành trán và trần ổ mắt. Xương trán gồm: trai trán, phần mũi và phần ổ mắt. Xương trán tiếp khớp với xương đỉnh bởi bờ đỉnh (margo parietalis) và với xương gò má bởi mỏm gò má (processus zygomaticus).
1. TRAI TRÁN (squama frontalis)
1.1. MẶT NGOÀI (facies externa) (H.14.3). Trên đường giữa, phía dưới có diện trên gốc mũi glabella). Ở hai bên đường giữa có ụ trán (tuber frontale), cung mày (arcus superciliaris) và bờ trên ổ mắt (margo supraorbitalis). Ở ngay bờ này chỗ nối 1/3 trong và 2/3 ngoài có lỗ trên ổ mắt, đôi khi chỉ là một khuyết gọi là khuyết trên ổ mắt (foramen site incisura supraorbitalis).
Ở lỗ hay khuyết trên ổ mắt này có động mạch trên ổ mắt và nhánh ngoài thần kinh trên ổ mắt đi qua. Phía trong của lỗ trên ổ mắt có khuyết trán, đôi khi là một lỗ gọi là lỗ trán (incisura size foramen frontale). Qua khuyết trán có động mạch trên ròng rọc và nhánh trong thần kinh trên ổ mắt đi qua. Phía bên mặt ngoài là mặt thái dương (facies temporalis) ngăn cách với phần trước bởi đường thái dương (linea temporalis).
1.2. MẶT TRONG (facies interna) (H.14.4).
Ở chính giữa có rãnh xoang dọc trên (sulcus sinus sagittalis superioris) đi từ giữa bờ đỉnh và tận cùng phía dưới bởi lỗ tịt (faramen cecum). Lỗ tịt nằm giữa mào trán (crista frontalis) và mào gà xương sàng, đôi khi đi qua lỗ tịt có một tĩnh mạch. Mào trán là chỗ dính của phần trước liềm đại não. Ở hai bên đường giữa mặt trong trai trán bị lõm sâu do thùy trán của não đè lên. Mặt này có những rãnh của động mạch màng não giữa đi qua.
2. PHẦN MŨI (pars nasalis) (H.14.5)
Phần này nhỏ và chu vi không đều, nhô xuống phía dưới ở trong vùng phía trước khuyết sàng. Trong phần này có bờ mũi (margo nasalis) cong và khớp với các xương mũi cùng với mỏm trán xương hàm trên. Gai mũi (spina nasalis) nằm ở giữa và đi thẳng xuống vách mũi, giữa các xương mũi ở trước và mảnh thẳng đứng xương sàng ở sau. Ở hai bên gai mũi là mặt có rãnh tạo thành trần ổ mũi.
3. PHẦN Ổ MẮT (pars orbitalis) (H.14.5)
Là phần xương mỏng nằm ngang, ở giữa có khuyết sàng (incisura ethmoidalis). Mặt ổ mắt (facies orbitalis) của phần này nhắn và lõm, giới hạn phía trước bởi bờ trên ổ mắt, phía trước ngoài bởi một bờ gồ ghề khớp với xương gò má; phía sau ngoài khớp với cánh lớn xương bướm; phía sau mỏng, khớp với bờ trước cánh nhỏ xương bướm. Bờ trong của nó tận cùng ở đường khớp trán lệ và trán sàng. Phía sau của bờ trên ổ mắt và phía trong của mỏm gò má có hố tuyến lệ (fossa glandulae lacrimalis). Phía trước trong có hõm ròng rọc (fooea trochlearis) là chỗ bám của cơ chéo trên. Phía trong gần khuyết sàng có rãnh sáng trước và rãnh sáng sau, hai rãnh này hợp với xương sáng tạo thành lỗ sàng trước (foramen ethmoideale anterius) có động mạch và thần kinh sáng trước đi qua và lỗ sàng sau (foramen ethmoideale posterius) có động mạch và thần kinh sàng sau đi qua.
Mặt trong phần ổ mắt liên quan với não thì hơi lồi và có nhiều chỗ lồi lõm do những vết ấn của các hội của thùy trán in lên.
4. Xoang trán (sinus frontalis)
Ở đầu trong của cung mày đục rỗng trong xương có hai xoang trán nằm sát nhau ngăn cách nhau bởi một vách xương mỏng.
Xương sàng
Nằm phần trước nền sọ, nhô xuống phía dưới từ khuyết sàng xương trám. Xương sàng tham gia tạo thành ổ mũi và ổ mắt. Xương gồm có ba phần :
1. MẢNH SÀNG (Lamina cribrosa) (H.14.7)
Mảnh sàng là một mảnh xương nằm ngang, ở giữa có mào gà (crista galli) dầy, hình tam giác là nơi bám của liềm đại não. Bờ trước của mào gà ngắn tạo thành cánh mào gà (ala cristae galli) khớp với xương trán.
Giữa mào gà với xương trán có lỗ tịt ngăn cách. Ở hai bên mào gà là mảnh sàng có nhiều | lỗ và các rãnh để thần kinh khứu giác đi qua.
2. MẢNH THẲNG ĐỨNG (Lamina perpendicularis) (H.14.7).
Mảnh thẳng đứng là một mảnh xương đứng thẳng góc với mảnh sàng để tạo thành một phần của vách mũi. Phía trên cùng của mảnh thẳng nối tiếp với mào gà.
3. MÊ ĐẠO SÀNG (Labyrinthus ethmoidalis) (H.14.8).
Treo lơ lửng phía dưới hai bên mảnh sàng. Mê dạo sàng gồm nhiều phòng khí, không đều | nhau gọi là các xoang sàng (cellulae ethmoidales).
Xoang sàng được chia làm ba nhóm : trước, giữa và sau. Các xoang sàng được lót bởi niệm mạc liên tục với niêm mạc ổ mũi. Bên ngoài mê đạo sàng có một mảnh xương mỏng hình tứ giác gọi là mảnh ổ mắt (lamina orbitalis). Mảnh này tạo thành phần lớn thành trong ổ mắt. Mặt trên của mê đạo sàng có hai rãnh khi hợp cùng xương trán tạo ra ống sàng trước và sau có mạch và thần kinh sàng trước và sáng sau đi qua. Mặt trong mê đạo sáng tạo nên thành ngoài ổ mũi và có hai mảnh xương cong gọi là xương xoăn mũi trên (concha nasalis superior), xương xoăn mũi giữa (concha nasalis media). Đôi khi có xương xoăn mũi trên cùng (concha nasalis suprema) nằm phía trên xương xoăn mũi trên. Các xương xoắn mũi được phủ niêm mạc. Giữa các xương xoăn mũi, mặt trong mê đạo sáng tạo thành các ngách mũi tương ứng là các ngách mũi trên và giữa (meatus nasi superior et medius). Phía trước ngách mũi giữa là phễu sàng (infundibulum ethmoidale), một đường hợp thông giữa xoang trán với mê đạo sàng. Mặt trước mê đạo sàng có vài bán xoang sàng và các bạn xoang đó được trở thành một xoang nguyên vẹn nhờ mặt trước mê đạo sàng tiếp khớp với xương lệ và mỏm trán xương hàm trên. Từ phần này có một mảnh không đều đặn gọi là mỏm móc (processus uncinatus) nhô xuống phía dưới và phía sau để khớp với mỏm sàng của xương xoăn mũi dưới tạo thành một phần nhỏ của thành trong của xoang hàm trên. Mặt sau mê đạo sàng tiếp khớp với xương bướm.
Ngoài ra ở thành ngoài ngách mũi giữa có một lối tròn liên quan với một hay nhiều xoang lớn gọi là bọt sàng (bulla ethmoidalis). Phía trước dưới bọt sàng giữa bọt sàng và mỏm móc) có một khe hẹp hình bán nguyệt gọi là khe bán nguyệt (hiatus semilunaris) dẫn đến phễu sàng.
Xương đỉnh (Os parietale)
Ở hai bên đỉnh sọ, hình hơi vuông, có 2 mặt, 4 bờ, 4 góc.
1. MẶT NGOÀI (facies externa) (H.14.9.)
Cong thành bướu gọi là ụ đỉnh (tuber parietale). Có hai đường cong: – Đường thái dương trên (linea temporalis superior) có cân thái dương bám.
– Đường thái dương dưới (linea temporalis inferior) có cơ thái dương bám. 2. MẶT TRONG (facies interna) (H.14.10.)
có nhiều rãnh để các ngành động mạch màng não giữa đi qua. Ở gần bờ dọc giữa có nhiều hố nhỏ để các hạt màng não nằm và ở ngay bờ dọc giữa có rãnh xoang tĩnh mạch dọc trên (sulcus sinus sagittalis superioris). Ở phía sau dưới gần góc chẩm có rãnh xoang tĩnh mạch xích-ma (sulcus sinus sigmoidei). 3. CÁC BỜ
Có bốn bờ:
– Bờ dọc giữa (margo sagittalis) ở trên. Bờ dầy có khía răng cưa và tiếp khớp với xương bên cạnh. Ở cạnh bờ có lỗ đỉnh (foramen parietale).
– Bờ trai (margo squamosus) ở dưới, tiếp khớp với phần trai xương thái dương. – Bờ trán (margo frontalis) ở trước, tiếp khớp với xương trán. – Bờ chẩm (margo occipitalis) tiếp khớp với xương chẩm.
4. CÁC GÓC
Gồm bốn góc: – Góc trán đangulus frontalis) là góc vuông ở trước và trên xương đỉnh. – Góc bướm (angulus sphenoidadis) là góc nhọn ở trước và dưới xương đỉnh.
Góc chẩm đangulus occipitalis) là góc tù ở sau trên xương đỉnh. Góc chũm (angulus mastoideus) là góc tù ở sau dưới xương đỉnh.
XƯƠNG THÁI DƯƠNG
(os temporale)
(H.14.11.)
Là xương đôi: một phần ở bên vòm sọ, một phần ở nền sọ. Gồm ba phần: phần trai, phần đá và phần nhĩ. 1. PHẦN TRAI (pars squamosa).
Là một phần thành bên của hộp sọ. Tiếp khớp ở trên với xương đỉnh, ở trước với xương bướm và ở sau với xương chẩm. Phần trai gồm hai mặt và hai bờ:
1.1. MẶT THÁI DƯƠNG (facies temporalis)
– Phần trên hơi lồi và tròn, có đường cong để mạc và cơ thái dương bám vào. Ngoài ra có rãnh động mạch thái dương giữa (sulcus a. temporalis mediae).
– Phần dưới ngang dính vào phần đá.
2.1. BỜ TRÊN PHẦN ĐÁ (margo superior partis petrosae) (H.14.12.) là rãnh xoang tĩnh mạch đá trên (sulcus sinus petrosi superioris) đi từ đỉnh xương đá tới xoang tĩnh mạch xích-ma. Nó là chỗ dính của lều tiểu não. | 2.2. BỜ SAU PHÂN ĐÁ (margo posterior partis petrosae) (H.14.12.) đi từ đỉnh xương đá tới khuyết tĩnh mạch cảnh (incisura jugularis) có rãnh xoang tĩnh mạch đá dưới (sulcus sinus petrosi inferior). Khuyết cảnh là bờ sau lỗ tĩnh mạch cảnh (foramen jugularis). Lỗ tĩnh mạch cảnh được chia làm hai phần bởi mỏm trong tĩnh mạch cảnh (processus intrajugularis). Phần bờ sau dính với xương châm gọi là bờ chẩm (margo occipitalis).
2.3. MẶT TRƯỚC PHẦN ĐÁ (facies anterior partis petrosae) (H.14.12.).
Nằm phía trong sọ, mặt trước phần đá được ngăn cách với mặt sau phần đá bởi bờ trên phần đá. Mặt này hình bầu dục và nghiêng về phía trước và gồm các thành phần sau:
– Trần hòm nhĩ (tegmen tympani): chỗ này xương rất mỏng.
– Lồi cung (eminentia arcuata) là chỗ lồi tương ứng với vị trí ống bán khuyên trước. | Người ta thấy lôi cung rõ nhất ở xương trẻ em.
– Vết ấn dây thần kinh sinh ba (impressio trigemini) nằm gần phía đỉnh xương đá, chứa hạch dây thần kinh thứ ba.
– Hai rãnh thần kinh đá lớn và đá nhỏ (sulcus n. petrosi majoris et minoris) chạy tiếp theo hai lỗ nhỏ được đậy bởi mảnh xương mỏng, hai lỗ đó là:
* Lỗ lớn ở phía trong là lỗ ống dây thần kinh đá lớn (hiatus canalis n. petrosi majoris).
* Lỗ bé hơn ở phía sau ngoài là lỗ thần kinh đá bé (hiatus canalis n. petrosi minoris).
2.4. MẶT SAU PHẦN ĐÁ (facies posterior partis petrosae) (H.14.12.) Gồm có:
– Lỗ ống tai trong (porus acusticus internus) thông vào ống tai trong. Ở đáy ống có hai mào bắt chéo hình chữ thập chia làm bốn khu:
* Khu trên ngoài có thần kinh mặt đi qua. * Còn ba khu khác có các ngành của thần kinh tiền đình – ốc tai đi qua.
Ở bên ngoài lỗ ống tại trong có một lỗ hẹp gọi là lỗ ngoài cống tiền đình (apertura | externa aqueductus vestibuli). Từ lỗ đó có ống dẫn tới tiền đình tại trong. Ông đó gọi là cống tiền đình (aqueductus vestibuli). Lỗ ngoài công tiền đình nằm trong hố dưới cung.
B – Có rãnh xoang tĩnh mạch đá trên (sulcus petrosi superioris) nằm ở bờ trên phần đá đã | tả ở trên..
2.5. MẶT DƯỚI PHẦN ĐÁ (facies inferior partis petrosae) + Ở khu ngoài có: * Mỏm trâm (processus stytoideus). * Sau mỏm trâm có lỗ trâm chũm (foramen stymastoideum) để dây thần kinh mặt chui ra. + Mỏm bọc (processus vaginalis) bao bọc mỏm trâm. + Ở khe giữa có hố tĩnh mạch cảnh (fossa jugularis). + Lỗ ốc tại thông với ngoại dịch của tại trong qua cống ốc tai. + Lỗ động mạch cảnh thông với ống động mạch cảnh (canalis caroticus) ở trong xương đá.
3. PHẦN NHĨ (pars tympanica) (H.14.11.).
Hình tứ giác, phía trên lõm. Phía trước và dưới phẳng tạo nên thành trước của ống tại ngoài (meatus acusticus externus), một phần thành sau ngăn cách với mỏm chũm bởi khe nhĩ chũm (fissura tympanomastoidea). Đi qua khe có một nhánh tại của thần kinh lang thang. Ở xương người lớn có khe nhĩ trai (fissura tympanosquamosa) và khe đá nhĩ (fissura petrotympanica) nằm giữa trần hòm nhĩ và phần nhĩ xương thái dương. Qua khe đó có nhánh màng nhĩ trước của động mạch hàm, dây thừng nhĩ và dây chằng trước của xương búa.
Phần nhĩ có hai mặt, bốn bờ: – Mặt trước dưới: liên quan với tuyến mang tai.
– Mặt sau trên: tạo thành ống tai ngoài và hòm nhĩ. Mặt này có rãnh ở phía trong là rãnh màng nhĩ (sulcus tympanicus) để màng nhĩ gắn vào đó. – – Bờ ngoài: tạo thành phần lớn ống tai ngoài. – Bờ trên có khe đá nhĩ.
Bờ dưới kéo dài thành bao mỏm trâm (vagina processus styloidei). – Bờ trong: ngắn, nằm ngang phía dưới và phía ngoài lỗ ống tai ngoài.
XƯƠNG BƯỚM
(Os sphenoidale)
Hình con bướm, nằm giữa nền sọ. Phía trước tiếp khớp với xương trán, xương sàng. Phía sau tiếp khớp với xương chẩm. Hai bên tiếp khớp với xương thái dương. Xương bướm gồm có: thân bướm, cánh bướm và mỏm chân bướm (H.14.13.). 1. THÂN BƯỚM (corpus) (H.14.13.). | Hình hộp vuông, gồm sáu mặt:
1.1. MẶT TRÊN THÂN BƯỚM. Từ trước ra sau có ba phần, mỗi phần liên quan với một | tầng sọ.
– Phía trước có mào bướm (crista sphenoidalis) để tiếp khớp với mào gà xương sáng và với mảnh sàng. Ở sau có rãnh giao thoa thị giác (sulcus chiasmatis). Hai đầu rãnh có lỗ thị giác để động mạch mắt và thần kinh thị giác đi qua.
– Ở giữa là hố tuyến yên (fossa hypophysialis) có tuyến yên nằm.
Sau hố tuyến yên là yên bướm (sella turrica), ở bốn góc có bốn mỏm là:
* Hai mỏm yên bướm giữa (processus clinoideus medius). Có khi có khi không. * Hai mỏm yên bướm sau (processius clinoideus posterior). – Phía sau mặt trên thân bướm tiếp khớp với mỏm nền xương chẩm.
1.2. MẶT DƯỚI THÂN BƯỚM là vòm ổ mũi, ở giữa có mỏ xương bướm (rostrum sphenoidale).
1.3. MẶT TRƯỚC THÂN BƯỚM. Có mào bướm để tiếp khớp với mảnh thẳng xương sáng và tạo thành mỏ xương bướm. Ở hai bên có lỗ xoang bướm (apertura sinus spenoidalis) (H.14.14).
1.4. MẶT SAU THÂN BƯỚM tiếp khớp với xương chẩm.
1.5 MẶT BÊN THÂN BƯỚM liên tiếp với cánh nhỏ xương bướm ở trước và với cánh lớn ở sau. Giữa hai cánh có khe ổ mắt trên (fissura orbitalis superior). Đi qua khe này có thần kinh
vận nhãn, thần kinh ròng rọc và thần kinh vận nhãn ngoài. Ở chỗ cánh lớn dính với thân | bướm có rãnh cong hình chữ S gọi là rãnh động mạch cảnh (sulcus caroticus).
- CANH LON XUONG BUOM (ala major) (H.14.14)
Gồm có bốn bờ, hai mặt:
2.1. BÔN BỜ. Bờ trán (margo frontalis), bờ đỉnh (margo partietalis), bờ gò má (margo | zygomaticus), bờ trai (margo squamosus).
2.2. BỐN MẶT * Mặt não (facies cerebralis) liên quan với não và có ba lỗ: – Lỗ tròn (foramen rotundum) có thần kinh hàm trên đi qua.
– Lỗ bầu dục (foramen opale) có thần kinh hàm dưới đi qua. – Lỗ gai (foramen spinosum) có động mạch màng não giữa đi qua. * Mặt thái dương (facies temporalis).
Mặt hàm trên (facies maxillaris). * Mặt ổ mắt (facies orbitalis).
3. CÁNH NHỎ XƯƠNG BƯỚM (ala minor)
Gồm có ống thị giác (canalis opticus) để thần kinh thị giác và động mạch mắt đi qua, mỏm yên bướm trước (processus clinoideus anterior) và khe trên ổ mắt (H.14.14).
4. MỎM CHÂN BƯỚM (processus pterygoideus)
Là hai mảnh xương hình chữ nhật, ở thân và cánh lớn xương bướm đi xuống, bao gồm mảnh ngoài mỏm chân bướm (lamina lateralis processus pterygoidei) và mảnh trong mỏm chân bướm lamina medialis processus pterygoidei). Giữa hai mảnh là hố chân bướm (fossa pterygoidea). Ở phía trên mặt trong có hố thuyền (fossa scaphoidea) để cơ căng màn hầu bám vào (H.14.14).
XƯƠNG CHẰM
(os occipitale)
Ở sau dưới hộp sọ, một phần ở vòm sọ và một phần ở nền sọ. Ở giữa xương là lỗ lớn xương chẩm (foramen magnum). Lỗ hình bầu dục thống lòng hộp sọ với ống sống và có hành não, động mạch đốt sống đi qua.
Lấy lỗ lớn xương châm làm mốc ta chia xương chẩm ra bốn phần: – Phần nền (pars basilaris). – Trai chảm (squama occipitalis). – Hai phần bên (pars lateralis). Xương chẩm có hai mặt: ngoài sọ và trong sọ và hai bờ: bờ lăm-đa và bờ chũm.
1. MẶT NGOÀI SỌ (H.14.15)
1.1. PHÂN NẾN (pars basilaris) hình vuông, tiếp khớp với thân xương bướm. Ở 1/3 sau có củ hầu (tuberculum pharygeum). Phía trước có hố hầu chứa tuyến hạnh nhân hầu. Khi bị viêm tuyến này có thể làm lấp lỗ mũi sau gây nên khó thở.
1.2. PHẦN BÊN (pars lateralis) ở hai bên lỗ lớn xương châm: có hai lồi cầu xươn (condylus occipitalis) tiếp khớp với đốt sống cổ thứ nhất. Ở sau lồi cầu có ống lồi cầu (canalis condylaris) nằm trong hố lồi cầu (fossa condylaris) và ở trước lồi cầu có ống thần kinh hạ nhiệt (canalis hypoglossi) để thần kinh hạ nhiệt đi qua.
1.3. TRAI CHẤM (squama occipitalis): ở giữa trai chẩm là ụ chẩm ngoài (protuberantia Occipitalis externa). Ở dưới ụ chẩm ngoài là mào chẩm ngoài (crista occipitalis externa). Ở hai bên mào chẩm ngoài có ba đường gáy: đường gáy trên cùng (linea nuchae suprema), đường gáy trên (linea nuchae superior) và đường gáy dưới (linea nuchae inferior) để các cơ ở gáy bám vào.
2. MẶT TRONG SỌ (H.14.16)
ở trước lỗ lớn xương chẩm có rãnh để hành não và cầu não nằm và ở sau lỗ có ụ chẩm trong (protuberantia occipitalis interna). Đi từ ụ chẩm trong xuống dưới là mào chẩm trong (crista occipitalis interna). Đi từ ụ chẩm trong lên trên là rãnh xoang tĩnh mạch dọc trên (sulcus sinus sagittalis superioris).
Đi từ ụ chẩm trong ra ngang hai bên là rãnh xoang tĩnh mạch ngang (sulcus sinus transversi).
3. BỜ LÀM-ĐA (margo lambdoideus)
Tiếp khớp với xương đỉnh, nơi tiếp khớp gọi là thóp chũm (fonticulus mastoideus).
4. BỜ CHŨM (margo mastoideus)
Tiếp khớp với xương thái dương. Phía trước bờ này có mỏm tĩnh mạch cảnh (processus jugularis). Ngoài ra ở bờ này còn có khuyết tĩnh mạch cảnh (incisura jugularis).
KHỐI XƯƠNG MẶT
Khối xương mặt (ossa faciei) gồm hai xương hàm trên, hai xương khẩu cái, hai xương gò má, hai xương xoăn mũi dưới, hai xương lệ, hai xương mũi, xương lá mía, xương hàm dưới và xương móng.
XƯƠNG HÀM TRÊN
(maxilla)
Là xương chính ở mặt, tiếp khớp với xương khác để tạo thành ổ mắt, ổ mũi, vòm miệng. Xương hàm trên bao gồm một thân và bốn mỏm (H.14.17)
- THÂN XƯƠNG HÀM TRÊN (corpus maxillae).
Gồm có bốn mặt:
– Mặt ổ mắt (facies orbitalis): mặt này có ống dưới ổ mắt (canalis infraorbitalis) để thần kinh dưới ổ mắt (do thần kinh hàm trên đổi tên) đi qua. Ở phía trên, mặt này phẳng và có rãnh dưới ổ mắt (sulcus infraorbitalis). Rãnh này thông với ống dưới ổ mắt.
– Mặt trước (facies anterior): có lỗ dưới ổ mắt (foramen infraobitale), lỗ này là phần tận cùng của ống dưới ổ mắt, ở đó thần kinh dưới ổ mắt chui ra ngoài. Ngang với mức răng nanh
có hố nanh (fossa canina), ở giữa là khuyết mũi (incisura nasalis), dưới khuyết mũi là gai mũi trước (spina nasalis anterior).
– Mặt dưới thái dương (facies infratemporalis): ở sau lồi, gọi là củ hàm (tuber maxillae) lấm tấm có 4-5 lỗ để thần kinh huyệt răng sau đi qua, đó là lỗ huyệt răng (foraming alueolaria), ở phía dưới mặt này có các ống huyệt răng (canales aloeolares).
– Mặt mũi (facies nasalis): có rãnh lệ (sulcus lacrimalis) đi từ mắt xuống mũi. Phía trước và gần ngang với giữa rãnh lệ có mào xoắn (crista conchalis). Phía sau rãnh lệ có lỗ xoang hàm trên (hiatus maxillaris) thông với xoang hàm trên (sinus maxillaris). Mặt này có một
diện xương gồ ghề để tiếp với xương khẩu cái, ở giữa gồ ghề là một rãnh chạy từ trên xuống gọi là rãnh khẩu cái lớn (sulcus palatinus major) (H.14.18.).
– Xoang hàm trên: Thân xương hàm trên, được đục rỗng thành xoang hàm trên.
2. MỎM TRÁN
Mỏm trán (processus frontalis) của xương hàm trên chạy thẳng lên để tiếp khớp với xương trán. Phía sau ngoài mỏm trán có mào lệ trước (crista lacrimalis anterior), phía trên có khuyết lệ (incisura Lacrimalis). Ở mặt trong mỏm trán có mào sàng (crista ethmoidalis).
3. MỎM KHẨU CÁI
Mỏm khẩu cái (processus palatinus) của xương hàm trên (H.14.18.) ở phía dưới mặt mũi. Mỏm này tiếp với mỏm khẩu cái bên đối diện để tạo thành vòm miệng. Phía trước mỏm khẩu cái có ống răng cửa (canalis incisious) để động mạch khẩu cái trước và thần kinh bướm khẩu cái đi qua. Mỏm khẩu cái chia mặt mũi ra hai phần: phần ở trên là nền mũi, phần ở dưới là vòm miệng. Phía trên, sau gai mũi là mào mũi (crista nasalis).
4. MỎM HUYỆT RĂNG
Mỏm huyệt răng (processus aloeolaris) có những huyệt răng (alueoli dentales) xếp thành hình cũng gọi là cung huyệt răng (arcus alueolaris). Phía trước mỏm khẩu cái có lỗ răng cửa (foramen incisivum).
5. MỎM GÒ MÁ (processus zygomaticus)
Hình tháp, ngăn cách mặt trước và mặt dưới thái dương. Phía trên có một mặt gồ ghề khớp với xương gò má. Các mặt trước, sau liên tục với các mặt trước, dưới của hố thái dương.
XƯƠNG KHẨU CÁI
(os palatinum)
Gồm hai xương phải, trái. Mỗi xương có hai mảnh, hình chữ L (H.14.21.). 1. MẢNH THĂNG Lamina per pendicularis).
Gồm hai mặt:
– Mặt mũi (facies nasalis) (H.14.19.), là phần sau thành mũi ngoài. Có hai mào: mào sàng (crista ethmoidalis) tiếp khớp với xương xoăn giữa và mào xoắn (crista conchalis) với xương xoăn dưới.
– Mặt hàm (facies maxillaris) (H.14.20.). Ở trên là thành trong hố chân bướm khẩu cái (fossa pterygopalatina), còn ở dưới tiếp khớp với củ hàm, ở giữa có rãnh thẳng là rãnh khẩu cái lớn (sulcus palatinus major) và khi hợp với nửa rãnh của xương hàm trên sẽ tạo thành ống khẩu cái lớn.
6. MẢNH NGANG (lamina horizontalis)
Hình hơi vuông, gồm hai mặt: – Mặt mũi (facies nasalis): ở trên, nhẫn, là nền mũi. – Mật khẩu cái (facies palatina): là phần sau của vòm miệng.
XƯƠNG GÒ MÁ
(os zygomaticum)
Đi từ xương thái dương tới xương hàm trên. Gồm ba mặt, hai mỏm và một diện gồ ghề để khớp với mỏm gò má của xương hàm trên.
- MẶT NGOÀI (facies lateralis) có vài cơ bám da mặt bám vào.
- MẶT THÁI DƯƠNG (facies temporalis) liên quan với hố thái dương.
- MẶT Ổ MẮT (facies orbitalis) là thành ngoài của ổ mắt.
Ở cả ba mặt có các lỗ: * Lỗ gò má thái dương (foramen zygomaticotemporale). * Lỗ gò má ổ mắt (foramen zygomaticoorbitale). * Lỗ gò má mặt (foramen zygomaticofaciale).
- MỎM THÁI DƯƠNG (processus temporalis) tiếp khớp với xương thái dương.
- MỎM TRÁN (processus frontalis) tiếp khớp với xương trán.
XƯƠNG XOĂN MŨI DƯỚI
(concha nasalis inferior)
Là một xương mà bờ trên dính vào thành ngoài ổ mũi. Xương xoăn mũi dưới hợp với thành ngoài ổ mũi tạo thành ngách mũi dưới (meatus nasi inferior). Mặt ngoài xương xoăn mũi dưới lõm, đối diện với thành ngoài ổ mũi và bị treo lơ lửng bởi mỏm hàm (processus maxillaris). Mặt trong xương xoăn dưới lồi, có nhiều hố chứa các tuyến và nhiều rãnh chứa mạch máu. Bờ trên xương xoắn mũi dưới khớp phía sau với mào xoăn xương khẩu cái và phía trước với mào xoăn xương hàm, cuối cùng bờ trên xương xoăn mũi dưới đi lên tạo thành mỏm lệ (processus lacrimalis) để khớp với xương lệ và tạo thành một phần vách của ống lệ mũi. Ở phía sau, mỏm hàm gắn vào lỗ xoang hàm trên để được cố định chắc vào thành ổ mũi. Từ mỏm hàm này có một lồi ở phía trên và sau khớp với mỏm móc xương sàng gọi là mỏm sàng (processus ethmoidalis) (H.14.23.).
XƯƠNG LỆ
(os lacrimale)
Là xương nhỏ nhất của khối xương sọ, rất mỏng, hình tứ giác, nằm ở phần trước thành trong ổ mắt. Gồm hai mặt: 1. MẶT Ổ MẮT
Mặt ổ mắt được phân chia bởi mào lệ sau (crista lacrimalis posterior) thành hai mặt: – Mặt trước nhỏ và lõm sâu hợp cùng với xương hàm trên thành rãnh lệ (sulcus lacrimalis).
– Mặt sau nhẫn tạo thành một phần thành trong ổ mắt. Tận cùng của mào lệ sau là móc lệ (hamulus lacrimalis). 2. MẶT TRONG
Mặt trong liên hệ với hai xoang sàng trước tạo thành một phần vách của phễu sàng. 3. CÁC BỜ
Xương lệ có bốn bờ: – Bờ trên khớp với xương trán.
Bờ dưới là thành trước rãnh lệ mũi. Bờ sau khớp với mảnh ổ mắt xương sàng. Bờ trước khớp với mỏm trán xương hàm trên.
XƯƠNG MŨI
(os nasale)
Là xương đôi, nhỏ và dài, gồm hai mặt, bốn bờ (H.14.24):
– Mặt trước: lõm từ trên xuống dưới.
– Mặt mũi (mặt sau): có rãnh dọc gọi là rãnh sàng (sulcus ethmoidalis) cho nhánh mũi ngoài của thần kinh sáng trước đi qua.
– Bờ trên: khớp với nửa trong phần mũi xương trán.
– Bờ dưới: gắn với sụn mũi ngoài.
– Bờ ngoài: khớp với mỏm trán xương hàm trên.
– Bờ trong: hai xương mũi khớp với nhau ở đường giữa.
XƯƠNG LÁ MÍA
(vomer)
Là xương phẳng chiếm phần sau của vách mũi, xương hình tứ giác gồm hai mặt, bốn bờ. Mỗi bên mặt xương lá mía được phủ bởi niêm mạc mũi và có rãnh của thần kinh mũi khẩu cái và động mạch bướm khẩu cái (H.14.25.).
Các bờ:
– Bờ trên dây và ở hai bên có hai cánh xương lá mía (ala Domeris), ở giữa là một rãnh để tiếp xúc với mỏ bướm.
– Bờ dưới tiếp khớp với hai mỏm khẩu cái xương hàm và phần ngang xương khẩu cái.
XƯƠNG HÀM DƯỚI
(mandibula)
Là xương lớn nhất và khỏe nhất của khối xương mặt, có các răng hàm dưới và khớp với hố hàm xương thái dương. Gồm có thân hàm nằm ngang giống hình móng ngựa, ở mỗi đầu có ngành hàm đi lên trên gần thẳng đứng.
1. THÂN XƯƠNG HÀM DƯỚI (corpus mandibulae) ở trên đường giữa, gồm hai mặt:
– Mặt ngoài (Mặt trước) (H.14.26). * Ở giữa là lồi cằm (protuberantia mentalis). * Hai bên có đường chéo (linea obliqua).
* Trên đường chéo gần răng hàm thứ hai có lỗ cằm (foramen mentale) để mạch máu và thần kinh cằm đi qua.
– Mặt trong (mặt sau) (H.14.27)
* Ở giữa có bốn mấu con : hai trên, hai dưới gọi là gai cằm (spina mentalis). Gai trên có cơ cằm lưỡi bám, gai dưới có cơ cằm móng bám.
* Hai bên có đường hàm móng (linea mylohysidea). * Ở trên đường hàm móng có hõm dưới lưỡi (fooea sublingualis).
* Ở dưới đường hàm móng gần răng hàm thứ hai có hõm dưới hàm (focea submandibularis).
* Bờ trên : có nhiều huyệt răng (alueoli dentales), các huyệt răng tạo thành cung huyệt răng (arcus alueolari).
* Bờ dưới : có hố cơ hai thân (fossa digastrica) và chỗ ngành hàm liên tiếp với thân hàm có một rãnh nhỏ để động mạch mặt đi qua.
2. NGÀNH HÀM (ramus mandibulae).
Đi chếch từ dưới lên và hơi ra sau, tạo thành góc hàm (angulus mandibulae), chỗ bờ dưới và bờ sau ngành hàm gặp nhau. Gồm hai mặt :
– Mặt ngoài: có nhiều gờ để cho cơ cắn bám (H.14.26).
– Mặt trong : ở giữa có lỗ hàm dưới (foramen mandibulae) và thông với ống hàm dưới (canalis mandilulae) để mạch và thần kinh răng dưới đi qua. Lỗ hàm được che lấp bởi một mảnh xương hình tam giác gọi là lưỡi xương hàm dưới (lingula mandibulae). Đó là một mốc để ứng dụng gây tê trong việc nhổ răng. Có một rãnh đi từ lưỡi hàm dưới xuống gọi là rãnh hàm móng (sulcus mylohysideus) để mạch và thần kinh hàm móng đi qua. Ở sau và dưới rãnh có cơ chân bướm trong bám (H.14.27).
– Bờ trước : lõm. – Bờ sau : dầy và tròn.
– Bờ trên: có khuyết hàm dưới (incisura mandibulae) để mạch máu và thần kinh cắn đi qua. | Phía trước khuyết hàm là mỏm vẹt (processus coronoideus). Ở sau khuyết hàm là mỏm lồi cầu (processus condylaris) gồm có chỏm hàm dưới (caput mandibulae) và cổ hàm dưới (collum mandibulae).
– Bờ dưới ngành hàm liên tiếp với bờ dưới thân hàm.
XƯƠNG MÓNG
(os hyoideum)
Hình móng ngựa, ở vùng cổ và nằm phía trên thanh quản (H.14.28).
1. THÂN (corpus).
– Mặt trước : có gờ ngang chia làm hai phần : Mỗi phần có một gờ dọc chia làm hai diện bên để các cơ hai thân, cơ trầm móng, cơ hàm móng, có cằm móng, cơ lưỡi móng bám vào.
– Mặt sau : liên quan với màng giáp móng.
– Bờ trên và bờ dưới không có gì đặc biệt.
– Đầu liên tiếp với các sừng.
2. SỪNG LỚN (cornu majus). Hướng ngang ra ngoài và sau.
3. SỪNG NHỎ (cornu minus). Hướng lên trên, ra ngoài và hơi ra trước.
TỔNG QUÁT VỀ SỌ
So được xem như một khối lập phương gồm sáu mặt.
MẶT TRÊN
– Hình bầu dục gọi là vòm sọ (calcaria) gồm xương trán, hai xương đỉnh và phần gian đỉnh của xương chẩm.
– Điểm cao nhất trên mặt phẳng đứng dọc giữa gọi là đỉnh đầu (vertex). | – Giới hạn ngoài của mặt trên là các đường thái dương, đường này đi qua ụ đỉnh. Mặt trên | sọ nhắn láng phủ bởi màng xương sọ (perioranium); hai bên có cung gò má (arcus zygomaticus). | Mặt này có nhiều khớp :
* Hai xương trán ngăn cách nhau bởi khớp trán (sutura frontalis). Thấy rõ ở trẻ em, đội khi còn thấy rõ ở người lớn.
* Khớp dọc (sutura sagittalis) nằm giữa hai xương đỉnh thuộc loại khớp răng cưa.
* Khớp vành (sutura coronalis) nằm giữa xương trán và hai xương đỉnh thuộc loại khớp răng cưa.
* Khớp lămđa (sutura lambdoidea) nằm giữa 2 xương đỉnh và xương chẩm thuộc loại khớp răng cưa. Advertisement
MẶT TRƯỚC (H.14.2)
– Phía trên là trán (frons), phía dưới là khối xương mặt, tạo nên các ổ mắt, ổ mũi và ổ miệng.
– Phần trán lồi và phân biệt với hố thái dương bằng đường thái dương.
– Ô mắt (orbita) nằm giữa xương sọ và các xương mặt như : xương mũi, mỏm trán xương hàm trên, mặt trước xương hàm trên, xương gò má và xương trán.
– Ô mũi (cabum nasi) ở giữa, hình lê, phía trên là bờ dưới xương mũi, hai bên là hai | khuyết mũi của xương hàm trên, phía dưới hai khuyết mũi nối với nhau, gai mũi trước ở chính
giữa. Phía trong ổ mũi là xương lá mía, mảnh đứng xương sàng ở chính giữa, còn ở hai bên có xương xoăn mũi giữa và dưới. Hai xương mũi khớp với nhau theo dạng khớp phẳng và khớp với mỏm trán xương hàm trên. Giới hạn trên của mặt trước xương hàm trên là bờ dưới ổ mắt, hai bên là mỏm gò má. Bờ dưới của xương hàm trên là mỏm huyệt răng chứa các răng của xương hàm trên.
– Phía dưới khối xương mặt là thân xương hàm dưới có lồi cằm. Bờ trên là phần huyệt răng. Xương hàm dưới giới hạn với khối xương mặt thành ổ miệng.
MẶT SAU
Gồm phần trai xương chẩm, một phần xương đỉnh và xương thái dương. Phía dưới là ụ chẩm ngoài và có ba đường gáy đi ra hai bên.
MẶT BÊN
Mặt bên sọ chia hai phần : sọ não và sọ mặt bởi một đường đi từ phần nhô ra của khớp trán mũi đến đỉnh mỏm chũm (H.14.1), gồm hai phần: sọ não và sọ mặt.
1. PHẦN SỌ NÃO
Gồm hố thái dương và ống tai ngoài.
Hố thái dương hình bán nguyệt, là nơi bám của cơ thái dương, giới hạn trên và sau là đường thái dương, phía trước là xương trán, xương gò má, hai bên là cung gò má. Hố này tạo nên bởi năm xương : xương gò má, xương trán, cánh lớn xương bướm, xương thái dương và xương đỉnh. Có sáu đường khớp.
– Khớp vành (sutura coronalis) thuộc loại khớp răng cưa. – Khớp bướm gò má (sutura sphenozygomatica). – Khớp bướm trán (sutura sphenofrontalis). – Khớp bướm đỉnh (sutura sphenoparietalis).
– Khớp bướm trai (sutura sphenosquamosa).
– Khớp trai (sutura squamosa) thuộc loại khớp vẩy. Ống tai ngoài (meatus acusticus externus).
Là một ống ngắn nằm trong vùng bên sọ đi từ mặt ngoài xương thái dương tới hòm nhĩ : tạo nên bởi phần nhĩ và phần trai xương thái dương.
Phía sau ống tai ngoài là mỏm chũm của xương thái dương.
2. PHẦN SỌ MẶT
Nằm phía dưới và phía trong cung gò má và được che phủ bên ngoài bởi ngành lên xương hàm dưới. Phía trên liên tục với hố dưới thái dương (fossa infratemporalis). Phía sau thông với | hố hàm dưới (fossa mandibularis).
MẶT DƯỚI (Nền sọ ngoài – basis cranii externa)
Mặt dưới nền sọ được chia làm ba vùng : trước, giữa và sau, bởi hai đường thẳng ngang tưởng tượng. Hai đường thẳng ngang này đi qua hầu hết các lỗ của nền sọ. 5 – Đường thẳng ngang trước : đi ngang qua hai khuyết hàm. Khi lấy xương hàm dưới ra, đường này đi qua lỗ bầu dục, lỗ rách.
– Đường thẳng ngang sau : đi ngang qua hai mỏm chũm. Đường này qua khe nhĩ chăm (fissura tympanomastoidea), lỗ trâm chũm, bờ sau lỗ tĩnh mạch cảnh, ống thần kinh hạ thiệt và lỗ lớn xương chẩm.
- VÙNG TRƯỚC có mỏm huyệt răng, củ hàm mảnh ngang xương khẩu cái, gai mũi sau (spina nasalis posterior), lỗ răng cửa (foramen invisibum), ống khẩu cái lớn (canalis palatinus major), lỗ mũi sau (choanae), hố chân bướm (fossa pterygoidea), hố thuyền (fossa scaphoidea).
- VÙNG GIỮA có ống tai ngoài (phần xương), lỗ gai (foramen spinosum), ống động mạch cảnh (canalis caroticus), vòi tai (phần xương), hố hàm.
- VÙNG SAU có lỗ lớn xương chẩm, ống lồi cầu (canalis condylaris).
NỀN SỌ TRONG (basis cranii interna)
Nền sọ mặt trong chia làm ba hố (H.14,29). – Hố sọ trước (fossa cranii anterior). – Hố sọ giữa (fossa cranii media). – Hố sọ sau (fossa cranii posterior).
Giới hạn giữa hố sọ trước và hố sọ giữa là rãnh giao thoa thị giác và bờ sau cánh nhỏ xương bướm.
Giới hạn giữa hố sọ giữa và hố sọ sau là bờ trên xương đá và một phần sau thân xương bướm.
1. HỐ SỌ TRƯỚC
* Ở giữa gồm : Mào trán, lỗ tịt, mào gà, rãnh giao thoa thị giác với hai đầu là lỗ thị giác.
* Ở hai bên gồm : Mảnh sàng, lỗ sàng và phần ổ mắt của xương trán.
2. HỐ SỌ GIỮA
* Ở giữa : Hố tuyến yên, xung quanh có bốn mỏm yên bướm.
* Ở giữa : LỖ lớn xương chẩm, mào chẩm trong, ụ chẩm trong.
* Ở bên : Rãnh xoang tĩnh mạch ngang, lỗ ống tại trong có thần kinh tiền đình ốc tai, | thần kinh mặt, thần kinh trung gian đi qua; ống thần kinh hạ thiệt có dây thần kinh hạ thiệt
đi qua. Lỗ tĩnh mạch cảnh có thần kinh thiệt hầu, thần kinh lang thang, thần kinh phụ và | tĩnh mạch cảnh trong đi qua.
Đặc điểm số của người Việt Nam trưởng thành có dung tích sọ 1334,67 ml ở phái nam và 1282,5 ml ở phái nữ (người Âu trung bình 1450 ml ở nam và 1300 ml ở nữ), chỉ số đầu trung | bình ở người Việt Nam là 81,6 thuộc ranh giới giữa đầu trung bình và đầu ngắn.
Chỉ số mặt trung bình ở người Việt Nam là 79,2 tức thuộc loại rộng.
Đặc điểm của so thai nhi Việt Nam 6 tháng tuổi có các kích thước như sau : Dài sọ tối đa 61,65 mm, ngang sọ tối đa 52,79 mm, chu vi sọ 185,9 mm, cao sọ 50,55 mm.
KHỚP THÁI DƯƠNG – HÀM DƯỚI
Khớp thái dương – hàm dưới (articulatio temporomandibularis) là một khớp động duy nhất xương đầu mặt. Đó là một khớp lưỡng lồi cầu.
1. MẶT KHỚP
Gồm diện khớp ở xương thái dương, diện khớp ở xương hàm dưới và đĩa khớp (H.14.30).
1.1. DIỆN KHỚP XƯƠNG THÁI DƯƠNG. Gồm có hai phần:
1.1.1. Diện khớp (facies articularis) của hố hàm dưới (fossa mandibularis) thuộc phần trai (pars squamosa) xương thái dương. Diện khớp chỉ chiếm nửa trước của hố hàm.
1.1.2. Củ khớp (tuberculum articulare) liên tiếp với diện khớp của hố hàm. Hố hàm lõm nằm ở phía sau, còn củ khớp lồi, do đó diện khớp xương thái dương lõm ở phía sau và lồi ở phía trước.
1.2. DIỆN KHỚP XƯƠNG HÀM DƯỚI là chỏm xương hàm dưới (caput mandibulae) thuộc mỏm lồi cầu (processus condylaris) xương hàm dưới.
1.3. ĐĨA KHỚP (discus articularis). Vì diện khớp xương thái dương không thích ứng với diện khớp xương hàm dưới nên phải có đĩa khớp chêm vào giữa hai diện khớp. Đĩa khớp là một tấm xơ – sụn có hình một cái đĩa bầu dục với trục lớn nằm ngang, hai mặt trên và dưới đều lõm để thích ứng với diện khớp thái dương và diện khớp xương hàm dưới.
Gồm bao khớp và các dây chằng.
2.1. BAO KHỚP (capsula articularis) dính ở chu vi các diện khớp trừ ở phía sau dưới thì bám xuống tận gần cổ lồi cầu. Ở mặt sâu, các sợi bao khớp dính vào chu vi của đĩa khớp chia khoang khớp làm hại, khoang thái dương – đĩa khớp và khoang đĩa khớp – hàm dưới (H.14.30) làm cho mỗi khớp thái dương hàm dưới lại được chia ra thành 2 khớp : khớp thái dương đĩa khớp và khớp đĩa khớp – hàm dưới.
2.2. DÂY CHẰNG. Gồm có :
2.2.1. Dây chằng bên ngoài (lig. laterale) (H.14.31) là phần dày lên ở mặt ngoài bao khớp, rất chắc. Phía trên rất rộng bám vào bờ dưới mỏm gò má của xương thái dương rồi đi chếch xuống dưới và ra sau để bám vào chỏm và cổ xương hàm dưới.
2.2.2. Dây chằng bướm – hàm dưới (lig. sphenomandibulare) bám từ gai xương bướm (spina ossis sphenoidalis) tới lưỡi xương hàm dưới (Cingula mandibulare).
2.2.3. Dây chằng trâm
– hàm dưới (lig. stylomandibulare) bám từ đầu mỏm trâm của xương thái dương tới góc hàm dưới (H.14.32).
3. BAO HOẠT DỊCH lát ở mặt trong bao khớp.
Vì mỗi khớp có hại khoang khớp nên cũng có hai bao hoạt dịch.
4. MẠCH VÀ THẦN KINH
1.1. MẠCH. Khớp thái dương – hàm dưới được cấp huyết bởi các nhánh của các động mạch thái dương giữa, màng não giữa, màng nhĩ trước và hầu lên.
1.2. BẠCH HUYẾT của khớp đổ vào các hạch bạch huyết ở tuyến mang tai. 1.3. THẦN KINH chi phối khớp là dây thần kinh cắn và dây thần kinh tai – thái dương.
5. ĐỘNG TÁC
Khớp thái dương – hàm dưới thực hiện động tác nhai khá phong phú và phức tạp, nhưng có thể phân tích thành ba loại động tác cơ bản sau đây (H.14.33).
5.1. ĐỘNG TÁC HẠ VÀ NÂNG HÀM DƯỚI. Do kết quả của hai động tác :
– Động tác tịnh tiến của chỏm hàm dưới ra trước hoặc ra sau xảy ra ở khớp thái dương – đĩa khớp.
– Động tác quay quanh trục ngang của hai chỏm hàm dưới xảy ra ở khớp đĩa khớp – hàm dưới.
5.2. ĐỘNG TÁC ĐƯA HÀM SANG BÊN. Động tác này đưa hàm dưới lệch sang phải hoặc sang trái, được thực hiện khi một khớp làm trụ còn khớp bên kia tịnh tiến ra trước xảy ra ở khớp thái dương – đĩa khớp.
5.3. ĐỘNG TÁC ĐƯA HÀM RA TRƯỚC HOẶC RA SAU : Hai khớp thái dương – hàm dưới đồng thời tịnh tiến ra trước hoặc ra sau. Động tác này xảy ra ở khớp thái dương – đĩa khớp của mỗi bên.
Khi há miệng quá to (lúc ngáp chẳng hạn) chỏm xương hàm dưới thay vì nằm dưới củ khớp xương thái dương (lúc há miệng vừa phải) lại nằm ra trước củ khớp nên bị cản lại không ngậm miệng được nữa gây ra trật khớp thái dương – hàm dưới.
BÀI GIẢNG GIẢI PHẪU HỌC TẬP 1 – NGUYỄN QUANG QUYỀN
Từ khóa » Giải Phẫu Xương Sọ đầu
-
Giải Phẫu Xương Sọ( Xương đầu Mặt) Bones Of Cranium
-
Giải Phẫu Xương Khớp đầu Mặt
-
Giải Phẫu Hệ Xương Khớp: Khối Xương Sọ - YouTube
-
Xương Sọ Là Gì? Chức Năng Và Giải Phẫu Cấu Tạo Xương Hộp Sọ
-
Giải Phẫu Xương đầu Mặt
-
XƯƠNG ĐẦU MẶT CỔ - Slideshare
-
Khối Xương Sọ – Wikipedia Tiếng Việt
-
Giải Phẫu Xương đầu Mặt (Kỳ 1) Pdf - Tài Liệu Text - 123doc
-
Xương Sọ: Cấu Tạo Hộp Sọ Người Và Thông Tin Cần Biết
-
BÀI 10: XƯƠNG – KHỚP-CƠ ĐẦU MẶT CỔ - Trần Công Khánh
-
(câu Hỏi) Giải Phẫu - đầu Mặt Cổ - Hệ Xương - Xương Sọ - Quizlet
-
Tổng Quan Về Xương Sọ - Giải Phẫu Cấu Tạo, Chức Năng, Bệnh Liên ...
-
Chẩn đoán Và Phẫu Thuật Gãy, Chấn Thương Gò Má | Vinmec