[GIẢI PHẪU] Xương Chi Dưới
Có thể bạn quan tâm
Mỗi chi dưới có 31 xương bao gồm: 1 xương chậu, 1 xương đùi, 1 xương mác, 1 xương chày, 1 xương bánh chè, 7 xương cổ chân, 5 xương đốt bàn chân và 14 xương đốt ngón chân.
Xương chậu ở 2 bên cùng với xương cùng tạo nên đai chi dưới, các xương còn lại tạo nên phần tự do của chi dưới.
Nội dung
- I . Xương chậu
- 1.Định hướng
- 2. Mô tả
- a) Các mặt
- b) Các bờ
- II . XƯƠNG ĐÙI
- 1. Định hướng
- 2. Mô tả
- a) Đầu gần
- b) Thân xương
- c) Đầu xa
- III. XƯƠNG BÁNH CHÈ
- 1. Định hướng
- 2. Mô tả
- IV. XƯƠNG CHÀY
- 1. Định hướng
- 2. Mô tả
- a) Thân xương
- b) Đầu trên
- c) Đầu dưới
- V. XƯƠNG MÁC (fibula)
- 1. Định hướng
- 2. Mô tả
- a) Thân xương
- b) Đầu trên
- c) Đầu dưới
- VI. CÁC XƯƠNG BÀN CHÂN
- 1. Xương cổ chân (ossa tarsi)
- 2. Xương đốt bàn chân
- 3. Xương đốt ngón chân
I . Xương chậu
Xương chậu là xương chẵn, hình cánh quạt
1.Định hướng
Đặt xương thẳng đứng như cánh quạt
- Mặt có lõm hình chén ra ngoài
- Phần cánh quạt có lỗ hổng xuống dưới
- Bờ có khuyết lớn ra sau
2. Mô tả
Về phương diện phôi thai học, xương chậu được tạo thành bởi ba xương và một phần nối của 3 xương: Xương cánh chậu, xương mu, xương ngồi. Ba xương này nối với nhau tại ổ cối.
Về mặt giải phẫu học, chúng ta sẽ mô tả các xương đó như là một xương: Xương chậu gồm có 2 mặt và 4 bờ.
a) Các mặt
- Mặt ngoài : + Ở giữa là ổ cối (acetabulum). Phần ổ cối tiếp khớp với xương đùi có hình chữ C mở xuống phía dưới gọi là diện nguyệt (facies lunata) . Mép ổ cối nhô lên thành một vành, vành này khuyết phía dưới gọi là khuyết ổ cối (incisura acetabuli)
+ Trên ổ cối là mặt ngoài của phần cánh xương chậu, gọi là diện mông (facies glutea). Ở đó có 3 đường : đường mông trước, sau và dưới.
+ Dưới ổ cối là lỗ bịt (foramen obturatum) được tạo bởi xương ngồi và xương mu.
- Mặt trong: + Ở giữa là đường cung (linea arcuata) chạy chéo từ sau ra trước và xuống dưới. Đường cung của 2 xương chậu trái và phải và một phần của xương cùng tạo thành eo chậu trên.
+ Phía trên đường cung là hố chậu (fossa ilaca)
+ Phía dưới đường cung có một diện vuông tương ứng với phần đáy ổ cối.
b) Các bờ
* Bờ trước : Có các chỗ lồi lõm từ trên xuống dưới gồm có: gai chậu trước trên, một khuyết nhỏ, gai đi chậu trước dưới, phình lược, bé trên biển lược, mào lược và gai mu.
* Bờ sau: cũng có các chỗ lồi lõm từ trên xuống có: gai chậu sau trên, gai chậu sau dưới, khuyết mẻ hông to (khuyết ngồi lớn), gai hông (gai ngồi), khuyết mẻ hông bé (khuyết ngồi nhỏ) và ụ ngồi (củ ngồi).
* Bờ trên: còn gọi là mào chậu (crista iliaca), cong hình chữ S, bắt đầu từ gai chậu trước trên đến gai chậu sau trên dầy ở phía trước và phía sau, mỏng ở giữa.
* Bờ dưới: do ngành dưới mu và thân xương ngồi tạo nên.
( Mặt ngoài xương chậu bên phải )
( Mặt trong xương chậu )
Massage body Massage cổ vai gáyII . XƯƠNG ĐÙI
Xương đùi (femur) là một xương chẵn, dài và nặng nhất cơ thể, nối hông với cẳng chân.
Gồm một thân nằm giữa hai đầu.
1. Định hướng
Đặt xương thẳng đứng:
- Đầu tròn lên trên
- Mặt khớp của đầu tròn hướng vào trong
- Bờ đầy của thân xương ra phía sau.
2. Mô tả
a) Đầu gần
Từ trong ra ngoài, đầu gần có chỏm, cổ, mấu chuyển lớn và mấu chuyển nhỏ
b) Thân xương
Từ trên xuống, thân xương chạy chếch vào trong và tạo với đường thẳng đứng khoảng 7⁰.
Thân xương có 3 mặt và 3 bờ
- Các mặt: Xương có 3 mặt trước, trong và ngoài. Cả 3 mặt đều lồi và được phủ bằng cơ nên không sờ được dưới da.
- Các bờ: Xương có 3 bờ.
+ Bờ trong và bờ ngoài không rõ nét
+ Bờ sau lồi gọi là đường ráp. Đường ráp có hai mép: mép ngoài và mép trong.
c) Đầu xa
- Đầu dưới tiếp khớp với xương chày bởi lồi cầu trong (condyles medialis) và lồi cầu ngoài (condyles lateralis)
- Hai lồi cầu nối với nhau ở phía trước bởi diện bánh chè (facies patellaris), nơi tiếp khớp với xương bánh chè.
- Phía sau, giữa 2 lồi cầu có hố gian lồi cầu.
- Mặt ngoài của lồi cầu ngoài có mỏm trên lồi cầu ngoài và mặt trong của lồi cầu trong có mỏm trên lồi cầu trong và củ cơ khép.
III. XƯƠNG BÁNH CHÈ
Xương bánh chè là một xương hình tam giác hơi tròn, nằm trước đầu dưới xương đùi.
Là xương vừng lớn nhất cơ thể và sờ được dễ dàng qua da.
1. Định hướng
- Đặt đầu nhọn xuống dưới
- Mặt có diện khớp ra sau
- Phần diện khớp rộng hơn ra ngoài
2. Mô tả
- Các mặt : Xương có 2 mặt trước và sau
+ Mặt trước (facies anterior) : Lồi, xù xì, là nơi bám của cơ tứ đầu đùi.
+ Mặt sau hay mặt khớp (facies articularis): diện khớp chiếm 4/5 diện tích mặt sau và khớp với diện bánh chè xương đùi.
- Bờ: Xương có 2 bờ, một nền (base of patella) ở trên và một đỉnh (apex of patella) ở dưới.
IV. XƯƠNG CHÀY
Xương chày (tibia) là một xương dài, chẵn, tiếp khớp với xương đùi và là nơi chịu phần lớn sức nặng từ đùi dồn xuống cẳng chân.
1. Định hướng
Đặt xương thẳng đứng:
- Đầu nhỏ xuống dưới
- Mấu của đầu nhỏ vào trong
- Bờ sắc, rõ ra trước
2. Mô tả
a) Thân xương
- Có 3 mặt : Mặt trong (facies medialis), mặt ngoài (facies lateralis), mặt sau (facies posterior)
- Có 3 bờ : Bờ trước (margo anterior), bờ gian cốt (margo interosseous), bờ trong (margo medialis)
b) Đầu trên
Đầu trên loe rộng để đỡ lấy đầu dưới xương đùi.
Gồm: + Lồi cầu trong (condylus medialis), lồi cầu ngoài (condylus lateralis)
+ Diện khớp trên (facies articulris superior): Diện khớp trong lõm và dài hơn diện khớp ngoài.
c) Đầu dưới
- Nhỏ hơn đầu trên. Phần trong đầu xương thấp xuống tạo thành mắt cá trong ( malleolus medialis ), nằm ngay dưới da.
- Mặt ngoài đầu dưới hình tam giác có khuyết mác(là nơi tiếp xúc với đầu dưới xương mác ).
V. XƯƠNG MÁC (fibula)
Xương mác là xương dài, chẵn, mảnh, nằm ngoài cẳng chân, song song với xương chày.
Advertisement1. Định hướng
Đặt xương thẳng đứng:
- Đầu dẹp, nhọn xuống dưới
- Hố của đầu này ở phía sau
- Mỏm nhọn của đầu này ra ngoài
2. Mô tả
a) Thân xương
Thân xương có các mặt, các bờ tương tự xương chày, nhưng ở dưới xương bị xoắn từ sau vào trong.
- Các bờ: Xương có 3 bờ là bờ trước (margo anterior), bờ gian cốt (margo interosseous), bờ sau (margo posterior)
- Các mặt: Mặt ngoài (facies anterior), mặt trong (facies medialis), mặt sau (facies posterior)
b) Đầu trên
Còn được gọi là chỏm mác (caput fibulae).
Mặt trên có diện khớp chỏm mác (facies articularis capitis fibulae) tiếp khớp với xương chày.
c) Đầu dưới
Dẹp và nhọn hơn đầu trên, tạo thành mắt cá ngoài (malleolus lateralis) lồi hơn, sâu hơn và thấp hơn mắt cá trong khoảng 1cm .
VI. CÁC XƯƠNG BÀN CHÂN
Xương bàn chân gồm có khối xương cổ chân (ossa tarsi), khối xương đốt bàn chân (metatarsus) và các xương đốt ngón chân (ossa digitorum pedis).
1. Xương cổ chân (ossa tarsi)
Gồm 7 xương, xếp thành 2 hàng trước và sau :
- Hàng sau có 2 xương là xương sên và xương gót
- Hàng trước có 5 xương là xương ghe, xương hộp và 3 xương chêm trong, ngoài và giữa.
2. Xương đốt bàn chân
Gồm 5 xương đánh số từ I đến V, kể từ ngón cái. Mỗi xương có nền (basis), thân (corpus) và chỏm (caput)
3. Xương đốt ngón chân
Mỗi ngón có 3 đốt gần, giữa và xa
(Bài viết có tham khảo tài liệu : Giải phẫu người của YHN và YTPHCM)
Từ khóa » Hệ Xương Khớp Chi Dưới
-
Giải Phẫu Khớp Chi Dưới
-
Giải Phẫu Xương Khớp Chi Dưới
-
[Giải Phẫu Số 7] Xương Khớp Chi Dưới
-
BÀI 6 : XƯƠNG KHỚP CHI DƯỚI - Trần Công Khánh
-
GIẢI PHẪU XƯƠNG KHỚP CHI DƯỚI 1 - StuDocu
-
Mô Hình Giải Phẩu Hệ Xương Khớp Chi Dưới GD/A 11130
-
Khớp Háng: Một Trong Những Khớp Lớn Nhất Cơ Thể | Vinmec
-
Điều Trị Và Phục Hồi Xương Trục Chi | Vinmec
-
Khám Chi Dưới Khung Chậu đùi - Bệnh Viện Quân Y 103
-
XƯƠNG KHỚP CHI Dưới (GIẢI PHẪU) - 123doc
-
XƯƠNG KHỚP CHI DƯỚI Pot - Tài Liệu Text - 123doc
-
Hệ Vận động – Wikipedia Tiếng Việt
-
Tìm Hiểu Về Cấu Tạo Khớp Háng Và Các Bệnh Lý Thường Gặp | Medlatec