Giải Phẫu Xương Khớp đầu Mặt
Có thể bạn quan tâm
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Nhận định chung
Các xương đầu mặt gồm 22 xương, ngoại trừ xương hàm dưới, 21 xương khác dính nhau thành một khối bởi các khớp bất động. Khối này tiếp khớp với xương hàm dưới bằng một khớp động là khớp thái dương - hàm dưới.
Người ta chia các xương đầu mặt thành hai loại:
Khối xương sọ, tạo thành hộp sọ não hay còn gọi là sọ thần kinh, hộp sọ hình bán cầu, gồm có vòm sọ có nhiệm vụ che phủ và bảo vệ não bộ, nền sọ nâng đỡ não và cho các cấu trúc như dây thần kinh, mạch máu... đi qua.
Khối xương mặt, tạo thành sọ mặt hay còn gọi là sọ tạng.
Hầu hết các xương đầu mặt được cấu tạo gồm hai bản xương đặc, bản trong và bản ngoài, hai bản ngăn cách ở giữa bằng một lớp xương xốp.
Hình. Cấu tạo của xương sọ.
1. Màng xương của bản ngoài. 2. Bản ngoài. 3. Lớp xương xốp 4. Bản trong.
Khối xương sọ
Theo phân loại của N.A, khối xương sọ gồm có 15 xương: 5 xương đôi và 5 xương đơn.
Xương đơn: xương trán, xương sàng, xương bướm, xương chẩm, xương lá mía.
Xương đôi: xương đỉnh, xương thái dương, xương lệ, xương mũi, xương xoăn mũi dưới.
Xương trán
Xương trán tạo nên phần trước của vòm sọ và nền sọ gồm 3 phần:
Trai trán: tạo nên phần trước vòm sọ.
Phần mũi: tạo nên trần ổ mũi là một phần của nền sọ.
Phần ổ mắt: tạo nên trần ổ mắt, một phần của nền sọ.
Bên trong xương có hai xoang trán đổ vào ổ mũi ở ngách mũi giữa.
Hình. Khối xương sọ: nhìn từ phía bên - dưới
1. Hố thái dương 2. Lỗ ống tai ngoài 3. Lỗ trâm chũm 4. Ống cảnh (lỗ vào) 5. Lỗ tĩnh mạch cảnh 6. Lỗ lớn 7. Lỗ rách 8. Xương hàm trên 9. Xương trán
Xương sàng
Xương sàng tạo nên phần trước nền sọ, thành ổ mắt và ổ mũi, có ba phần.
Mảnh sàng: nằm ngang, ở giữa có mào gà, hai bên mào gà có lỗ sàng để các sợi thần kinh khứu giác đi qua.
Mảnh thẳng đứng: nằm thẳng đứng, thẳng góc với mảnh sàng, tạo thành một phần của vách mũi.
Mê đạo sàng: là hai khối hai bên mảnh thẳng đứng, có nhiều hốc nhỏ chứa không khí, tập hợp các hốc này gọi là xoang sàng.
Xương xoăn mũi dưới
Xương xoăn mũi dưới là một xương cong, có hình dạng như máng xối úp ngược.
Xương lệ
Xương lệ là một xương nhỏ nằm ở phía trước của thành trong ổ mắt, cùng với xương hàm trên tạo thành rãnh lệ và hố túi lệ.
Xương mũi
Xương mũi là một mảnh xương nhỏ hình vuông, hai xương hai bên gặp nhau ở đường giữa, tạo nên phần xương của mũi ngoài.
Xương lá mía
Xương lá mía là một mảnh xương nằm ở mặt phẳng đứng dọc giữa, nó cùng với mảnh thẳng đứng của xương sàng tạo nên vách mũi.
Xương đỉnh
Xương đỉnh là một mảnh xương hình vuông hơi lồi, tạo thành phần giữa vòm sọ, xương đỉnh có hai mặt. Hai xương đỉnh tiếp khớp với nhau phía trên bằng một khớp hình răng cưa, gọi là khớp dọc, phía sau hai xương tiếp khớp với xương chẩm bằng khớp lămđa, phía trước tiếp khớp với xương trán bởi khớp vành.
Xương thái dương
Xương thái dương góp phần tạo nên thành bên của vòm sọ và một phần của nền sọ. Có ba phần: phần đá, phần trai, phần nhĩ, ba phần này dính với nhau hoàn toàn khi được 7 tuổi.
Phần trai:
Tạo nên thành bên của hộp sọ, phía trên tiếp khớp với xương đỉnh, phía trước với xương bướm, sau với xương chẩm.
Hình. Xương thái dương
1. phần đá 2. phần nhĩ 3. Lỗ ống tai ngoài 4. Phần trai
Phần đá:
Hình tháp tam giác, đỉnh ở trước trong, nền ở ngoài.
Ðỉnh: nằm ở phía trước trong.
Nền: nằm ở phía ngoài, tiếp khớp với phần trai và phần nhĩ, ở phía sau có một mỏm gọi là mỏm chũm để cho cơ ức đòn chũm bám.
Các mặt: phần đá có ba mặt: Hai ở trong sọ (trước và sau), một ở ngoài sọ là mặt dưới.
Mặt trước phần đá: nhìn ra trước, có một chỗ lõm ở phía trong là vết ấn của dây thần kinh sinh ba, để cho hạch sinh ba của thần kinh sinh ba nằm.
Mặt sau phần đá: có lỗ ống tai trong để cho các dây thần kinh VII, VIII đi qua.
Mặt dưới phần đá: có mỏm trâm.
Phần nhĩ:
Ít quan trọng.
Xương bướm
Xương bướm, tạo nên một phần nền sọ và một phần nhỏ hố thái dương. Gồm có các phần: thân, hai cánh lớn, hai cánh nhỏ và hai mỏm chân bướm.
Thân bướm: hình hộp 6 mặt. Bên trong thân xương bướm có xoang bướm thông với ngách mũi trên.
Cánh lớn: tạo nên hố sọ giữa ở nền sọ trong, hố dưới thái dương ở nền sọ ngoài, hố thái dương ở mặt bên vòm sọ. Ở cánh lớn có ba lỗ:
Lỗ tròn: có thần kinh hàm trên đi qua.
Lỗ bầu dục: có thần kinh hàm dưới đi qua.
Lỗ gai: có động mạch màng não giữa đi từ ngoài sọ vào trong sọ. Phía sau lỗ gai là mỏm gai.
Cánh nhỏ: có ống thị giác, cánh nhỏ góp phần tạo nên thành trên của ổ mắt, mặt ngòai của cánh nhỏ có rãnh trên ổ mắt để cho mạch máu và thần kinh cùng tên đi qua.
Mỏm chân bướm: hướng xuống dưới tạo nên thành ngòai của lỗ mũi sau.
Hình. Xương bướm
1. cánh nhỏ 2. thân xương bướm 3. Khe ổ mắt trên 4. Mỏm chân bướm 5. cánh lớn
Xương chẩm
Xương chẩm Tạo nên phần sau của vòm sọ và nền sọ. Ở giữa có một lỗ lớn là lỗ lớn xương chẩm, thông thương giữa ống sống và hộp sọ có hành não đi qua.
Khối xương mặt
Khối xương mặt gồm 7 xương:
Xương đôi: xương gò má, xương hàm trên, xương khẩu cái.
Xương đơn: xương hàm dưới.
Xương hàm trên
Xương hàm trên có một thân và bốn mỏm: mỏm trán, mỏm gò má, mỏm huyệt răng, mỏm khẩu cái. Bên trong thân xương có xoang hàm thông với ngách mũi giữa.
Xương khẩu cái
Xương khẩu cái có dạng hình chữ L, có 2 mảnh: mảnh thẳng đứng và mảnh ngang.
Xương gò má
Xương gò má có ba mặt, hai mỏm và một diện gồ ghề để tiếp khớp với xương hàm trên.
Xương hàm dưới
Xương hàm dưới là một xương đơn hình móng ngựa, có một thân và hai ngành hàm, ngành hàm tiếp khớp với xương thái dương bằng một khớp động là khớp thái dương - hàm dưới.
Thân xương: có hai mặt:
Mặt ngoài: ở giữa nhô ra thành lồi cằm, hai bên lồi cằm có lỗ cằm.
Mặt trong (hay mặt sau): ở giữa có bốn mấu nhỏ gọi là gai cằm.
Ngành hàm:
Hướng lên trên và ra sau, tận cùng bằng hai mỏm. Ở trước là mỏm vẹt; sau là mỏm lồi cầu. Mỏm lồi cầu gồm có hai phần: chỏm hàm dưới và cổ hàm dưới.
Mặt ngoài: có nhiều gờ để cơ cắn bám.
Mặt trong: có lỗ hàm dưới để cho mạch máu và thần kinh huyệt răng dưới đi qua, lỗ này được che phủ bởi một mảnh xương gọi là lưỡi hàm dưới, đây là một mốc giải phẫu quan trọng để gây tê trong nhổ răng.
Ngành hàm và thân xương hàm dưới gặp nhau ở góc hàm, góc hàm là một mốc giải phẫu quan trọng trong giải phẫu học cũng như nhân chủng học.
Xương móng
Xương móng là một xương, nằm ở vùng cổ, là ranh giới giữa sàn miệng và mặt trước của cổ, ngang mức C4, có rất nhiều cơ bám nhưng không tiếp khớp với bất cứ xương nào khác. Xương móng gồm một thân và hai đôi sừng: sừng lớn hướng ra sau, sừng nhỏ hướng lên trên.
Khớp thái dương - hàm dưới
Khớp thái dương - hàm dưới là một khớp lưỡng lồi cầu, là khớp động duy nhất của các xương đầu mặt.
Mặt khớp
Mặt khớp của xương thái dương: đó là củ khớp và diện khớp của xương thái dương.
Hình. Khớp thái dương hàm dưới
Mặt khớp của xương hàm dưới: chỏm hàm dưới.
Ðĩa khớp: vì hai diện khớp trên đều lồi, không thích ứng với nhau, nên có một đĩa sụn - sợi hình bầu dục, lõm ở hai mặt chèn vào giữa khoang khớp gọi là đĩa khớp.
Phương tiện nối khớp
Gồm bao khớp và dây chằng.
Bao hoạt dịch
Khớp thái dương - hàm dưới có hai bao hoạt dịch riêng biệt ở hai ổ khớp.
Ðộng tác
Khớp thái dương - hàm dưới gồm có các động tác sau: nâng và hạ hàm dưới, đưa hàm dưới sang bên, ra trước và ra sau.
Khi há miệng to chỏm hàm dưới có thể trượt ra trước củ khớp gây nên trật khớp và miệng không thể khép lại được.
Tổng quan về sọ
Người ta hay sử dụng mặt phẳng ngang qua bờ trên ổ mắt ở phía trước và ụ chẩm ngòai ở phía sau, để chia xoang sọ làm hai phần. Vòm sọ và nền sọ (đáy sọ). Vòm sọ khá đơn giản khi mô tả giải phẫu, còn nền sọ phức tạp hơn nhiều.
Vòm sọ
Vòm sọ là phần sọ ta có thể sờ trên người sống có da che phủ, hình vòm có 5 mặt là mặt trên, mặt trước, mặt sau và hai mặt bên.
Mặt trên: mặt trên hình bầu dục do xương trán, hai xương đỉnh và xương chẩm tạo thành, hai xương đỉnh nối nhau bằng khớp dọc, hai xương đỉnh nối với xương trán bằng khớp vành, nối với xương chẩm bằng khớp lăm đa.
Mặt trước: phía trên là trán, phía dưới là khối xương mặt.
Mặt sau: gồm phần trai xương chẩm là chính.
Mặt bên: có hố thái dương do các phần sau đây góp phần tạo thành: mặt thái dương xương gò má, cánh lớn xương bướm, phần trai xương thái dương và xương đỉnh.
Nền sọ
Hình. Nền sọ trong
A. Hố sọ trước B. Hố sọ giữa C. Hố sọ sau
1. Lỗ tròn 2. Lỗ gai 3. Lỗ bầu dục 4. Lỗ lớn xương chẩm
Nền sọ gồm hai mặt là mặt ngoài và mặt trong. Nền sọ trong được chia thành ba hố sọ: trước, giữa và sau.
Hố sọ trước: nâng đỡ thùy trán của đại não, cấu tạo bởi phần ổ mắt của xương trán, mảnh sàng, cánh nhỏ và phần trước của thân xương bướm.
Hố sọ giữa: nâng đỡ thùy thái dương của đại não. Cấu tạo bởi phần trước của thân xương bướm, cánh lớn xương bướm và mặt trước phần đá xương thái dương.
Hố sọ sau: nâng đỡ tiểu não và thân não. Cấu tạo bởi lưng yên, mặt sau phần đá xương thái dương, một phần của xương chẩm.
Từ khóa » Giải Phẫu Xương Sọ Não
-
Giải Phẫu X Quang Sọ Não
-
Giải Phẫu Xương Sọ( Xương đầu Mặt) Bones Of Cranium
-
GIải Phẫu: Xương Sọ - Khóa Học Online Ôn Thi Nội Trú
-
Giải Phẫu Xương đầu Mặt
-
Giải Phẫu Ứng Dụng Của Hộp Sọ Trong Chấn Thương Sọ Não
-
Giải Phẫu Hệ Xương Khớp: Khối Xương Sọ - YouTube
-
Xương Sọ Là Gì? Chức Năng Và Giải Phẫu Cấu Tạo Xương Hộp Sọ
-
[Giải Phẫu Số 13] Xương Khớp đầu Mặt
-
Khối Xương Sọ – Wikipedia Tiếng Việt
-
GP Xương Đầu - Mặt - Cổ - Slideshare
-
Xương Sọ: Cấu Tạo Hộp Sọ Người Và Thông Tin Cần Biết
-
Phẫu Thuật Tạo Hình Khuyết Hổng Xương Sọ
-
X - Quang Sọ Mặt: Những điều Cần Biết | Vinmec