Giải Quyết Những Vấn đề Nóng Bỏng Của Xã Hội - CAND
Có thể bạn quan tâm
Đó là những đánh giá của lãnh đạo Bộ Công an về lực lượng Cảnh sát môi trường sau gần 2 năm ra đời và phát triển.
Trung tâm giải quyết mọi vấn đề môi trường ở địa phương
Tuy là lực lượng sinh sau đẻ muộn nhưng Cảnh sát môi trường (CSMT) là trung tâm giải quyết tất cả mọi việc từ nhỏ đến lớn liên quan đến môi trường ở địa phương, Đại tá Đỗ Hữu Ca, Phó Giám đốc Công an thành phố Hải Phòng đã khẳng định tại Hội nghị chuyên đề Công tác phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm môi trường.
Ông ví dụ ở Hải Phòng, một trong những trung tâm phát triển kinh tế, có cảng biển lớn, với hệ thống sông ngòi phong phú, là thành phố giàu tiềm năng về tài nguyên khoáng sản. Hiện nay, Hải Phòng cùng cả nước đang trong quá trình đẩy mạnh công cuộc hiện đại hóa, xây dựng thành phố văn minh, hiện đại. Tuy vậy, Hải Phòng cũng đang phải đối mặt với ô nhiễm môi trường trầm trọng.
Đó là tình trạng các doanh nghiệp nhập khẩu các chất phế liệu dùng làm nguyên liệu sản xuất lẫn chất thải nguy hại không bảo đảm tiêu chuẩn bảo vệ môi trường qua cảng Hải Phòng. Đó là vụ nhập thân vỏ tàu, vụ nhập khẩu phế liệu được thu gom từ các sản phẩm nhựa đã qua sử dụng có chứa chất thải nguy hại...
Tình trạng buôn bán, vận chuyển động vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm diễn ra với phương thức, thủ đoạn mới với số lượng lớn... Công an Hải Phòng đã phát hiện vụ vận chuyển 24 tấn thịt và gần 1 tấn vẩy tê tê được vận chuyển quá cảnh qua cảng Hải Phòng ra nước khác.
Tình trạng các cơ sở sản xuất kinh doanh không có cam kết bảo vệ môi trường, không có giấy phép xả thải, không có hệ thống xử lý chất thải mà xả thải trực tiếp các hóa chất xuống các dòng sông...
Tất cả đã cho thấy sự bức xúc về công tác giữ gìn môi trường ở thành phố này. Và đó cũng là những phát hiện của lực lượng CSMT Hải Phòng sau 10 tháng ra đời.
Tỉnh Bình Dương, điểm thu hút các nhà đầu tư, vùng kinh tế trọng điểm cũng đang phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng như thế. Đại tá Nguyễn Văn Sơn, Phó Giám đốc Công an tỉnh Bình Dương cho hay: Tốc độ tăng trưởng và sự phát triển kinh tế của tỉnh đã làm thay đổi bộ mặt của địa phương, nhưng Bình Dương đang bị ô nhiễm môi trường trầm trọng. Từ chuyện ô nhiễm môi trường không được giải quyết triệt để đã làm ảnh hưởng ANTT.
Những vi phạm đã được phát hiện
Lực lượng CSMT đã phát hiện hầu hết chất thải của các làng nghề (khoảng 1.500) không qua xử lý đã xả thải trực tiếp ra mương, rãnh, ao, ruộng lúa. Nhiều nhà máy, xí nghiệp xả khí thải, rác thải, nước thải trực tiếp ra môi trường vượt rất nhiều lần so với mức cho phép, gây ô nhiễm nguồn nước như các sông Thị Vải, sông Đồng Nai, sông Sài Gòn, sông Cầu, sông Nhuệ, sông Đáy…
Thời gian qua, tình hình tội phạm và vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường diễn biến rất phức tạp, phổ biến trên nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội. Lợi dụng chính sách mở cửa thu hút vốn đầu tư của Nhà nước ta, nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước đã triển khai xây dựng các khu công nghiệp, khu chế xuất, phát triển làng nghề truyền thống nhưng không "lo" xử lý chất thải.
Nhiều nơi gây ô nhiễm môi trường trên diện rộng như Công ty Hyundai Vinashin (Khánh Hòa) thải ra hàng trăm ngàn tấn hạt xỉ (hạt NIX) và các loại chất thải độc hại khác.
Hầu hết các bệnh viện trên cả nước lượng rác thải khổng lồ nhưng chưa được xử lý theo quy chế. Nhiều bệnh viện lớn còn bán cả loại rác thải này cho các tư nhân thu gom phế liệu để tái chế rồi sản xuất đồ dùng sinh hoạt gây nguy cơ lây truyền dịch bệnh cho con người, nhiều bệnh viện còn xả nước thải chưa xử lý vào cống thoát nước chung của thành phố gây ô nhiễm đất, nước và cả bệnh phẩm ra rác thải sinh hoạt (như vụ Khoa Phẫu thuật - Đại học Y Hà Nội đưa bệnh phẩm thải ra bãi rác của Bệnh viện GTVT…).
Gần 2 năm thành lập, lực lượng CSMT đã phát hiện và điều tra gần 800 vụ vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, xử phạt hành chính và truy thu trên 130 tỉ đồng.
Đến nay trên cả nước có 192 khu công nghiệp, qua kiểm tra đã phát hiện trên 70% chưa xây dựng hệ thống xử lý chất thải, trong đó các nhà máy sản xuất về hóa chất, thuốc trừ sâu, phân bón, bột ngọt là nguồn gây ô nhiễm nghiêm trọng ở các khu công nghiệp, khu chế xuất.
Mới đây, lực lượng CSMT đã phát hiện doanh nghiệp Hưng Nhung mua trên 100 tấn ắc quy chì cũ từ Nam ra Bắc; Công ty Sonadezi (Đồng Nai) lưu giữ trái phép trên 5.300 tấn chất thải nguy hại; Công ty TNHH Sông Xanh chôn lấp hơn 4.600m3 chất thải và cát nhiễm dầu… lực lượng CSMT đang tập trung xử lý.
Thời gian tới, nhiệm vụ của CSMT hết sức nặng nề, Bộ Công an chỉ đạo lực lượng này tăng cường đấu tranh chống tội phạm và vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường trong thời kỳ hội nhập.
Trước mắt, cần củng cố kiện toàn bộ máy để phối hợp với các Bộ, ngành chức năng hoàn thiện các văn bản pháp quy về bảo vệ môi trường, tạo hành lang pháp lý để lực lượng này hoạt động tốt hơn nữa. Chủ động nắm tình hình, kịp thời phát hiện, đấu tranh xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật. Gắn phong trào toàn dân tham gia bảo vệ an ninh Tổ quốc với bảo vệ môi trường và phát hiện, nhân rộng các điển hình tiên tiến trong phong trào này...
Từ khóa » Các Vấn đề Nóng Bỏng Của Xã Hội Hiện Nay
-
TOP 10 Một Số Vấn đề Mang Tính Toàn Cầu Hiện Nay Cần được Giải ...
-
Những Vấn đề Nóng Bỏng Của Xã Hội Hiện Nay - 123doc
-
Sự Kiện Và Bình Luận, Các Vấn đề Nóng Trong Xã Hội | VTV.VN
-
Những Vấn đề Toàn Cầu - Báo điện Tử - Đảng Cộng Sản Việt Nam
-
Ô Nhiễm Môi Trường Nước- Vấn đề Nóng Bỏng Hiện Nay
-
Giải Quyết Ngay Những Vấn đề 'nóng' - Tuổi Trẻ Online
-
Những điều Khiến Thế Giới Lo Lắng Nhất Trong Năm 2022
-
Các Vấn Đề Xã Hội Nóng Bỏng Hiện Nay
-
Trực Diện Những Vấn đề Nóng Bỏng - Báo Đại Biểu Nhân Dân
-
Vấn đề Nóng Hiện Nay
-
Các Vấn đề Xã Hội Nóng Bỏng Nhất Hiện Nay Flashcards | Quizlet
-
Mạnh Dạn Với Những Vấn đề "nóng" - Báo Đồng Nai điện Tử
-
Nhiều Vụ Việc Nóng được Bàn Thảo
-
Độc Giả BBC Nói Tới Các Vấn đề 'nóng' ở VN