Giải Quyết Tranh Chấp Lối đi Chung Uy Tín
Tình trạng tranh chấp đất đai, tranh chấp thừa kế diễn ra phức tạp trong đó có những trường hợp là các vụ việc liên quan đến tranh chấp lối đi chung. Khi có tranh chấp về lối đi qua bất động sản liền kề trước hết các bên tranh chấp tiến hành tự hòa giải.
“Bán anh em xa mua láng giềng gần” là câu nói được truyền miệng khá lâu đời để nói lên mối quan hệ bền chặt giữa những người làng xóm hay những người ở cùng một phố, một khu, các diện tích bất động sản liền kề. Tuy nhiên sức ép về mặt dân số tăng nhanh cùng với đó là vấn đề đất đai, nhà ở là nhu cầu thiết yếu của nhiều người trong khi giá nhà đất lại khá cao.
Khi có tranh chấp về lối đi qua bất động sản liền kề, trước hết các bên tranh chấp tiến hành tự hòa giải hoặc hòa giải ở cơ sở, nếu hòa giải ở cơ sở không thành thì hòa giải tại UBND xã, phường, thị trấn nơi có tranh chấp. Trường hợp các bên không đồng ý với kết quả hòa giải ở xã , phường, thị trấn thì các bên có quyền yêu cầu giải quyết tranh chấp theo thủ tục hành chính và tố tụng. Sau đây là những quy định của pháp luật hiện hành về quyền lối đi chung:
Thứ nhất, theo quy định tại Điều 275 Bộ luật dân sự 2005 về quyền lối đi chung:
1. Chủ sở hữu bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không có lối đi ra, có quyền yêu cầu một trong những chủ sở hữu bất động sản liền kề dành cho mình một lối đi ra đến đường công cộng; người được yêu cầu có nghĩa vụ đáp ứng yêu cầu đó. Người được dành lối đi phải đền bù cho chủ sở hữu bất động sản liền kề, nếu không có thỏa thuận khác.
Lối đi được mở trên bất động sản liền kề nào mà được coi là thuận tiện và hợp lý nhất, có tính đến đặc điểm cụ thể của địa điểm, lợi ích của bất động sản bị vây bọc và thiệt hại gây ra là ít nhất cho bất động sản có mở lối đi.
2. Vị trí, giới hạn chiều dài, chiều rộng, chiều cao của lối đi do các bên thỏa thuận, bảo đảm thuận tiện cho việc đi lại và ít gây phiền hà cho các bên; nếu có tranh chấp lối đi thì có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định.
3. Trong trường hợp bất động sản được chia thành nhiều phần cho các chủ sở hữu, chủ sử dụng khác nhau thì khi chia phải dành lối đi cần thiết cho người phía trong theo quy định khoản 2 điều này mà không có đền bù
Thứ hai, theo quy định tại điều 273 Bộ luật dân sự về quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kề:
Chủ sở hữu nhà, người sử dụng đất có quyền sử dụng bất động sản liền kề thuộc sở hữu của người khác để bảo đảm các nhu cầu của mình về lối đi, cấp, thoát nước, cấp khí ga, đường dây tải điện, thông tin liên lạc và các nhu cầu cần thiết khác một cách hợp lý, nhưng phải đền bù, nếu không có thỏa thuận khác.
Ngoài ra, theo quy định tại
Khoản 1 điều 265 Bộ luật dân sự, ranh giới giữa các bất động sản liền kề được xác định theo thỏa thuận của các chủ sở hữu hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; ranh giới cũng có thể được xác định theo tập quán hoặc theo ranh giới đã tồn tại từ 30 năm trở lên mà không có tranh chấp.
Trong thực tế có nhiều vụ tranh chấp lối đi chung xảy ra đặc biệt là những thành phố, thị trấn phát triển. Để giải quyết lối đi lại cho những hộ gia đình nằm ở phía trong bất động sản liền kề thì pháp luật cần có sự điều chỉnh cụ thể hơn nữa để đảm bảo quyền được được đi lại thuận tiện cho người dân và tránh những đáng tiếc xảy ra do tranh chấp lối đi chung.
Luật Trí Hùng nhiều năm trong lĩnh vực tư vấn và giải quyết các tranh chấp về đất đai, luật sư hòa giải, luật sư tranh tụng các vụ án tranh chấp tại tòa sẽ giúp bạn giải quyết các vướng mắc về tranh chấp lối đi chung, lối đi liền kề hợp tình hợp lý trong thời gian nhanh nhất với chi phí thấp nhất trên địa bàn TP Hà Nội. Bạn có nhu cầu tư vấn về dịch vụ vui lòng liên hệ:
CÔNG TY LUẬT TNHH TRÍ HÙNG & CỘNG SỰ Trụ sở: 60 Thái Hà – Đống Đa – Hà Nội Chi nhánh: 48 Cầu Diễn – P.Phúc Diễn – Bắc Từ Liêm ✆ ĐT: 04.32595549 / ✆Hotline: 0912-060-765 Website: https://luattrihung.com Email: luattrihung@gmail.com
Từ khóa » đất Ko Có Lối đi
-
Nhà đất Không Có Lối đi Giải Quyết Thế Nào? - LuatVietnam
-
Đất Không Có Lối đi Có được Phép Tách Thửa Không?
-
Đất Không Có Lối đi Có được Mở Lối đi Riêng
-
Mua đất Mà Không Có Lối đi Thì Phải Làm Thế Nào?
-
Đất Không Có Lối đi Vào Có được đăng Ký Biến động Hay Không?
-
Đất Không Có đường đi Phải Làm Sao?
-
Tư Vấn Hướng Giải Quyết Khi đất Không Có Lối đi - Luật Long Phan
-
Đất Không Có đường đi Có Tách Thửa được Không? (Cập Nhật 2022)
-
Theo Quy định Pháp Luật đất Không Có Lối đi Phải Làm Thế Nào?
-
Hướng Xử Lý Khi Hàng Xóm Không Cho Có Lối đi Qua
-
Sổ đỏ Không Thể Hiện đường đi Có Thể Bổ Sung Vào Sổ đỏ Không?
-
Đất Không Có Lối đi Có Thể Chuyển Nhượng? - Luật Dương Gia
-
Quy định Về Mở Lối đi Chung Theo Luật Dân Sự ? - Luật Minh Khuê
-
Có Quyền Yêu Cầu Mở Lối đi Khi đất Không Có Lối đi Ra đường Công ...