Giải Sách Bài Tập Giáo Dục Công Dân 7 - Bài 7: Đoàn Kết, Tương Trợ

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 7: tại đây

Xem thêm các sách tham khảo liên quan:

  • Giải Vở Bài Tập Giáo Dục Công Dân Lớp 7
  • Sách Giáo Khoa Giáo Dục Công Dân Lớp 7
  • Giải Giáo Dục Công Dân Lớp 7
  • Sách Giáo Viên Giáo Dục Công Dân Lớp 7
  • Sách Bài Tập Giáo Dục Công Dân Lớp 7

Giải Sách Bài Tập Giáo Dục Công Dân 7 – Bài 7: Đoàn kết, tương trợ giúp HS giải bài tập, hiểu được những chuẩn mực đạo đức và pháp luật cơ bản, phổ thông, thiết thực, phù hợp với lứa tuổi HS trong các quan hệ với bản thân, với người khác, với công việc và với môi trường sống:

Câu 1 trang 25 SBT GDCD 7: Em hiểu thế nào là đoàn kết, tương trợ ?

Lời giải:

Đoàn kết, tương trợ là sự thông cảm, chia sẻ và có việc làm cụ thể giúp đỡ lẫn nhau khi khó khăn.

Câu 2 trang 25 SBT GDCD 7: Hãy nêu một số biểu hiện của đoàn kết, tương trợ và một số biểu hiện trái với đoàn kết, tương trợ trong cuộc sống.

Lời giải:

* Một số biểu hiện của đoàn kết, tương trợ:

   – Sẵn sàng giúp đỡ khi bạn gặp khó khăn.

   – Học tập, vui chơi một cách hoà thuận.

   – Yêu mến, gần gũi với tất cả các bạn.

* Một số biểu hiện trái với đoàn kết, tương trợ:

   + Chia bè chia phái

   + Chỉ với với những bạn học giỏi, còn bạn học dốt thì không chơi.

   + Cùng nhau quay cóp.

Câu 3 trang 25 SBT GDCD 7: Theo em, vì sao chúng ta phải đoàn kết, tương trợ ?

Lời giải:

Lí do: chúng ta luôn phải đoàn kết trong mọi lĩnh vực, cũng như trong mọi lúc, mọi nơi. Khi đoàn kết chúng ta đã một phần nào đó giúp cho tập thể nơi mình sinh ra thêm gắn bó, tạo liên kết giữa mọi người , tạo nên một mối quan hệ rộng rãi. chúng ta sẽ được mọi người yêu quý.

Câu 4 trang 25 SBT GDCD 7: Em hãy nhận xét việc thực hiện đoàn kết, tương trợ của bản thân và các bạn.

Lời giải:

Trong cuộc sống quanh em, vẫn còn có nhiều bạn không có tinh thần đoàn kết và tương trợ lẫn nhau. Các bạn sống ích kỉ, tách mình ra khỏi tập thể, cộng đồng. Họ chỉ nghĩ đến lợi ích bản thân, xa rời mọi người. Thậm chí, họ không muốn tham gia các hoạt động chung của lớp, của trường.

Câu 5 trang 26 SBT GDCD 7: Hành vi nào dưới đây là biểu hiện của đoàn kết, tương trợ ?

A. Sẵn sàng giúp đỡ bạn trong mọi việc, kể cả những việc sai trái.

B. Chỉ chơi với các bạn có hoàn cảnh giống như mình

C. Học tập, vui chơi với các bạn một cách thân ái, hoà thuận.

D. Chơi với nhau thành từng nhóm, ganh đua với các nhóm khác.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Câu 6 trang 26 SBT GDCD 7: Những ý kiến dưới đây là đúng hay sai ?

Ý kiến Đúng Sai
A. Đoàn kết là sự liên kết của một nhóm người nhằm đối lập với những người khác.
B. Đoàn kết sẽ tạo nên sức mạnh to lớn, chiến thắng mọi khó khăn, thử thách.
C. Đoàn kết giúp cho con người gần gũi, thân ái với nhau hơn, tạo ra nhiều niềm vui trong cuộc sống.
D. Đoàn kết tạo nên những kinh nghiệm phối hợp, sự nhiệt tình, hăng hái để hoàn thành nhiệm vụ.

Lời giải:

Tích đúng vào các ô: B, C, D

Tích sai vào các ô: A

Câu 7 trang 26 SBT GDCD 7: Em tán thành việc làm nào dưới đây?

A. Nam chỉ chơi với những bạn học giỏi như mình.

B. Hoa luôn giúp đỡ, kèm cặp các bạn học kém trong lớp.

C. Hưng hay rủ rê, lôi kéo một số bạn trong lớp để ủng hộ việc làm của Hưng.

D. Bình không chơi với các bạn nữ vì cho là các bạn nữ hay nói nhiều.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Câu 8 trang 26 SBT GDCD 7: Theo em, câu tục ngữ nào dưới đây nói về sự đoàn kết ?

A. Vơ đũa cả nắm.

B. Lòng vả cũng như lòng sung.

C. Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao.

D. Cây ngay không sợ chết đứng.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Câu 9 trang 26 SBT GDCD 7: Sáng nay cô giáo sẽ trả bài kiểm tra Toán. Sơn thầm nghĩ, chắc bài kiểm tra của mình và Đại tốt lắm đây vì hôm đó hai đứa cùng nhau “góp sức” để làm bài kiểm tra mà. Đúng là “hai cái đầu vẫn hơn một cái đầu”. Sơn tự hào, sung sướng mỉm cười.v

Câu hỏi:

Theo em hành động của hai bạn Sơn và Đại có phải là thế hiện tinh thần đoàn kết, tương trợ không ? Vì sao?

Lời giải:

Hành động của hai bạn không phải là đoàn kết, tương trợ mà vi phạm quy chế, kỉ luật học tập.

Câu 10 trang 26 SBT GDCD 7: Nhà Quang nghèo, trên Quang lại có chị gái nên Quang hay phải mặc quần áo cũ của chị. Một số bạn trêu chọc, giễu Quang là “đồ đàn bà”. Quang ức lắm.

Trưa nay trên đường đi học về, lại bị các bạn ấy trêu chọc, Quang nổi khùng, xông vào đánh một bạn bị chảy máu mũi. Trước sự việc đó, có bạn cho rằng Quang đánh là đúng, có bạn lại phản đối, cho rằng Quang quá đáng.

Câu hỏi:

1/ Em tán thành ý kiến nào ? Vì sao ?

2/ Em sẽ góp ý thế nào cho Quang và cho các bạn hay trêu Quang ?

Lời giải:

1/ Hành vi của Quang và các bạn trêu Quang đều không thể hiện đoàn kết, tương trợ.

2/ Em sẽ góp ý cho các bạn trêu Quang là không nên trêu bạn ấy nữa và giải thích cho các bạn hoàn cảnh của Quang và để các bạn đoàn kết tương trợ nhau cùng tiến bộ trong học tập.

Câu 11 trang 27 SBT GDCD 7: Trong lớp, một bạn ngồi trước mặt Lan hay nói chuyện và đùa nghịch làm Lan không học được. Lan nhắc thì bạn ấy vênh mặt nói : “Việc gì đến mày !”. Lan tức quá, cầm thước kẻ quật vào đầu bạn. Thế là hai bạn đánh nhau và bị cô giáo cảnh cáo.

Câu hỏi :

1/ Em hãy nhận xét hành vi của hai bạn trong tình huống trên.

2/ Em sẽ khuyên hai bạn như thế nào ?

Lời giải:

1/ Hành vi của hai bạn trong tình huống trên là thể hiện sự ích kỉ và không mang tính đoàn kết, tương trợ.

2/ Em sẽ khuyên hai bạn nên nói chuyện để hòa giải với nhau, không nên vì sự ích kỉ, nóng giận mà làm tổn thương nhau.

Câu 12 trang 27 SBT GDCD 7: Sắp đến sinh nhật Ánh, Ánh có thư mời tất cả các bạn cùng lớp đến dự. Riêng Hiền không có thư mời, Hiền buồn lắm. Có bạn hỏi vì sao không mời Hiền, Ánh trả lời : “Nhà nó nghèo lắm, có mời nó cũng không đến được nên tớ không mời!”.

Câu hỏi : Em có tán thành việc làm của Ánh không ? Vì sao ?

Lời giải:

Em không tán thành việc làm của Ánh vì đó là sự phân biệt đối xử giữa bạn bè, Ánh quá đề cao vật chất và chia rẽ theo bè phái.

Câu 13 trang 27 SBT GDCD 7: Em sẽ làm gì trong các tình huống sau ?

1/ Trong lớp em có một bạn học giỏi nhưng kiêu căng, coi thường bạn bè, không chịu giúp các bạn học yếu.

2/ Có hai bạn ngồi cùng bàn, cứ đến giờ kiểm tra là bàn bạc, làm chung bài hoặc nhìn bài của nhau.

3/ Trong lớp em có một bạn nhà rất nghèo, không có đủ điều kiện học tập.

Lời giải:

Trong các tình huống trên thì em sẽ góp ý, chỉ ra lỗi sai của các bạn trong tình huống 1 và 2. Còn với tình huống 3, em sẽ huy động các bạn trong lớp, nói chuyện với thầy cô để giúp đỡ bạn.

Câu 14 trang 27 SBT GDCD 7: Hãy kể một việc làm tốt tiêu biểu của em thể hiện sự đoàn kết, tương trợ đối với bạn bè và những người xung quanh.

Lời giải:

Em hãy kể lại câu chuyện em chứng kiến, được nghe lại hoặc chính bản thân em làm thể hiện sự đoàn kết, tương trợ đối với bạn bè và những người xung quanh.

Ví dụ: quyên góp giúp đỡ người gặp khó khăn; đoàn kết cả lớp làm hội trại, tập văn nghệ…

Trả lời câu hỏi trang 29 SBT GDCD 7: Câu hỏi:

1/ Tinh đoàn kết đó đã đem lại kết quả gì ?

2/ Em suy nghĩ thế nào về tinh thần đoàn kết trong học sinh hiện nay ?

Lời giải:

1/ Tinh đoàn kết gắn bó giữa người dân hai địa phương đã góp phần xây dựng cuộc sống mới ở bản làng này, đẩy mạnh xoá đói, giảm nghèo, giữ gìn an ninh trật tự địa phương. Đoàn kết tương trợ nhau trong cuộc sống, đoàn kết, họ đã biết chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau, nhắc nhở nhau cùng làm ăn phát triển Khôi phục đất nước bị tàn phá sau chiến tranh, cả về mặt kinh tế lẫn xã hội.

2/ Tinh thần đoàn kết trong học sinh hiện nay cũng được thể hiện khá sâu sắc. Cụ thể là:

Chung tay xây dựng đất nước, kinh tế xã hội, văn hóa phát triển và hội nhập với quốc tế sâu rộng.

Khi có thiên tai, dịch bệnh, lũ lụt người dân trong cả nước ủng hộ, quyên góp sức người sức của khôi phục cuộc sống người dân trong cả nước.

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Action: Post ID: Post Nonce: ☆ ☆ ☆ ☆ ☆ Processing your rating... Đánh giá trung bình {{avgRating}} / 5. Số lượt đánh giá: {{voteCount}} {{successMsg}} {{#errorMsg}} {{.}} {{/errorMsg}} There was an error rating this post!

Đánh giá trung bình 3.9 / 5. Số lượt đánh giá: 943

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

Từ khóa » Thế Nào Là Yêu Thương Con Người Và đoàn Kết Tương Trợ