Giải Sách Bài Tập Hóa Học 10 - Bài 12: Liên Kết Ion - Tinh Thể Ion
Có thể bạn quan tâm
Xem toàn bộ tài liệu Lớp 10: tại đây
Xem thêm các sách tham khảo liên quan:
- Giải Hóa Học Lớp 10
- Sách giáo khoa hóa học lớp 10
- Sách Giáo Viên Hóa Học Lớp 10
- Giải Hóa Học Lớp 10 Nâng Cao
- Sách Giáo Viên Hóa Học Lớp 10 Nâng Cao
- Sách Bài Tập Hóa Học Lớp 10
- Sách Bài Tập Hóa Học Lớp 10 Nâng Cao
Giải Sách Bài Tập Hóa Học 10 – Bài 12: Liên kết ion – Tinh thể ion giúp HS giải bài tập, cung cấp cho các em một hệ thống kiến thức và hình thành thói quen học tập làm việc khoa học, làm nền tảng cho việc phát triển năng lực nhận thức, năng lực hành động:
Bài 12.1 trang 29 Sách bài tập Hóa học 10: Các ion và nguyên tử 9Fe–, 10Ne, 11Na+ giống nhau về
A. số khối. B. số electron.
C. số proton. D. số nơtron
Lời giải:
Đáp án B
Bài 12.2 trang 29 Sách bài tập Hóa học 10: Cấu hình electron nguyên tử X và Y lần lượt là 1s22s22p63s23p64s1 và 1s22s22p5 Liên kết hoá học giữa nguyên tử X và nguyên tử Y thuộc loại liên kết
A. cho – nhận. B. kim loại.
C. ion D. cộng hoá trị.
Lời giải:
Đáp án C
Bài 12.3 trang 29 Sách bài tập Hóa học 10: X thuộc chu kì 3, nhóm IA, Y thuộc chu kì 3, nhóm VIIA. Công thức phân tử và bản chất liên kết của hợp chất giữa X và Y là
A. X2Y ; liên kết ion B. XY ; liên kết ion.
C. XY2 ; liên kết cộng hoá trị. D. X2Y2 ; liên kết cộng hoá trị.
Lời giải:
Đáp án B
Bài 12.4 trang 29 Sách bài tập Hóa học 10: Hợp chất trong phân tử có liên kết ion là
A. NH4Cl. B.NH3.
C. HCl. D.H2O.
Lời giải:
Đáp án A
Bài 12.5 trang 29 Sách bài tập Hóa học 10: Khi phản ứng hoá học xảy ra giữa những nguyên tử có cấu hình electron ở trạng thái cơ bản là 1s22s1 và 1s22s22p5 thì liên kết này là
A. liên kết cộng hoá trị có cực .
B. liên kết cộng hoá trị không cực
C. liên kết ion
D. liên kết kim loại
Lời giải:
Đáp án C
Bài 12.6 trang 30 Sách bài tập Hóa học 10: Cấu hình electron nguyên tử A là [Ar]4s2 và nguyên tử B là [Ne]3s23p5.
Công thức hợp chất giữa A và B và bản chất liên kết trong hợp này là
A. AB2, ion. B. AB, ion.
C. A2B , cộng hoá trị. D.A2B3, kim loại.
Lời giải:
Đáp án A
Bài 12.7 trang 30 Sách bài tập Hóa học 10: Dãy gồm các ion X+, Y– và nguyên tử M đều có cấu hình electron 1s22s22p6. X, Y và M là các nguyên tố
A. kali, clo và neon B. natri, clo và neon
C. kali, cãni và nhôm D. natri, flo và neon
Lời giải:
Đáp án B
Bài 12.8 trang 30 Sách bài tập Hóa học 10: Điện tích của electron và điện tích của proton (tính ra culông, C) bằng bao nhiêu ?
Hãy cho biết tên gọi và kí hiệu của các điện tích đó ?
Lời giải:
Điện tích của electron :qe= -1,602.10-19 c.
Điện tích của proton :qp= =1.602.10-19 c.
Các điện tích nhỏ bé đó được gọi là các điện tích đơn vị
Electron mang một điện tích đơn vị âm, kí hiệu bằng 1-.
Proton mang một điện tích đơn vị dương, kí hiệu bằng 1+.
Hai, ba, … điộn tích đơn vị dương được kí hiệu bằng 2+, 3+,…
Hai, ba, … điện tích đơn vị âm được kí hiệu bằng 2-. 3-,.. .
Bài 12.9 trang 30 Sách bài tập Hóa học 10: a) Hãy cho biết quan hệ giữa số proton và số electron trong nguyên tử. Tại sao nguyên tử lại trung hoà điện ?
b) Khi nguyên tử nhận thêm hay nhường đi một số electron thì phần tử còn lại có mang điện tích không và được gọi là gì ?
Lời giải:
a) Trong một nguyên tử, số proton luôn luôn bằng số electron, nghĩa là số điện tích dương và số điện tích âm bằng nhau nên nguyên tử trung hoà điện.
b) Khi nguyên tử nhận thêm hay bỏ ra một số electron thì số proton không còn bằng số electron nữa, nghĩa là số điện tích dương không còn bằng số điện tích âm nên phần tử được hình thành mang điện tích, được gọi là ion.
Nguyên tử hay nhóm nguyên tử mang điện tích được gọi là ion.
Bài 12.10 trang 30 Sách bài tập Hóa học 10: Nguyên tử liti (Z = 3) có bao nhiêu proton, bao nhiêu electron ?
Khi nhường đi một electron thì ion được hình thành mang điện tích dương hay âm ?
Ion đó thuộc loại ion gì ? Cho biết tên của ion đó.
Hãy viết phương trình hoá học diễn tả quá trình hình thành ion nói trên.
Lời giải:
Nguyên tử Li có 3 proton mang điện tích dương và 3 electron mang điện tích âm. Khi mất một electron thì ion có dư một điện tích dương nên ion được hình thành mang một điện tích dương (1+).
Ion mang điện tích dương nên thuộc loại ion dương hay cation
Ion của nguyên tố liti thì được gọi là ion liti (tên nguyên tố).
Phương trình : Li → Li+ + e
Bài 12.11 trang 30 Sách bài tập Hóa học 10: Nguyên tử flo (Z = 9) có bao nhiêu proton, bao nhiêu electron ?
Khi nhận thêm một electron thì ion được hình thành mang điện tích dương hay âm ?
Ion đó thuộc loại ion gì ? Cho biết tên của ion đó.
Hãy viết phương trình hoá học diễn tả quá trình hình thành ion nói trên.
Lời giải:
Nguyên tử F có 9 proton mang điện tích dương và 9 electron mang điện tích âm. Khi nhận thêm một electron thì ion có dư một điện tích âm nên ion được hình thành mang một điện tích âm (1-).
Ion mang điện tích âm nên thuộc loại ion âm hay anion.
Ion của flo được gọi là ion florua.
Phương trình: F + e → F–
Bài 12.12 trang 30 Sách bài tập Hóa học 10: Hãy viết các phương trình hoá học diễn tả sự hình thành các ion sau :
Na+, Mg2+, Al3+, Cl–, O2-, S2-
Lời giải:
Na → Na+ + e
Mg → Mg2+ + 2e
Al → Al3+ + 3e
Cl + 1e → Cl–
O + 2e → O2-
S + 2e → S2-
Bài 12.13 trang 30 Sách bài tập Hóa học 10: Trong hai loại nguyên tố là kim loại và phi kim thì loại nguyên tố nào dễ nhận electron, loại nguyên tố nào dễ nhường electron ? Cho thí dụ.
Lời giải:
Các kim loại dể nhường electron để trở thành ion dương.
Thí dụ :
K → K+ + 1e
Ca → Ca2+ + 2e
Các phi kim dễ nhận electron để trở thành ion âm.
Thí dụ :
Br + e → Br–
I + e → I–
Bài 12.14 trang 31 Sách bài tập Hóa học 10: Viết cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố sau đây : Al, Mg, Na, Ne. Từ các cấu hình đó hãy cho biết các nguyên tử Al, Mg, Na, mỗi nguyên tử nhường mấy electron thì có cấu hình electron giống như của khí hiếm Ne.
Hãy cho biết tại sao các nguyên tử kim loại lại có khuynh hướng nhường electron để trở thành các ion dương ?
Lời giải:
Cấu hình electron của Al, Mg, Na, Ne :
Al 1s22s22p6(3s23p1) | Mg 1s22s22p6(3s2) |
Na 1s22s22p6(3s1) | Ne 1s22s22p6 |
Từ các cấu hình trên ta dễ dàng thấy rằng nếu :
nguyên tử Na nhường le để trở thành ion Na+ ;
nguyên tử Mg nhường 2e để trở thành ion Mg2+ ;
nguyên tử Al nhường 3e để trở thành ion Al3+,
thì các ion được hình thành có cấu hình electron giống cấu hình electron của khí hiếm Ne với 8 electron ở lớp ngoài cùng.
Ta đã biết cấu hình electron của các khí hiếm với 8 electron (đối với He là electron) ở lớp ngoài cùng là một cấu hình electron vững bền. Vì vậy, các nguyên tử kim loại có khuynh hướng dễ nhường electron để có cấu hình electron vững bền của khí hiếm đứng trước.
Bài 12.15 trang 31 Sách bài tập Hóa học 10: Hãy viết cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố sau đây : O, F, Ne. Từ các cấu hình đó hãy cho biết các nguyên tử O, F, mỗi nguyên tử nhận thêm mấy electron thì có cấu hình electron giống như của khí hiếm Ne đứng sau.
Hãy cho biết tại sao các nguyên tử phi kim lại có khuynh hướng nhận thêm electron để trở thành các ion âm ?
Lời giải:
O: 1s22s22p4
F: 1s22s2p5
Ne: 1s22s22p6
Từ các cấu hình trên ta dễ dàng thấy rằng nếu nguyên tử F nhận thêm 1e để trở thành ion F–, nguyên tử O nhận thêm 2e để trở thành ion O2- thì các ion được hình thành có cấu hình electron giống cấu hình electron của khí hiếm Ne với 8 electron ở lớp ngoài cùng.
Như ta đã biết, cấu hình electron của các khí hiếm với 8 electron (đối với He là 2 electron) ở lớp ngoài cùng là một cấu hình electron vững bền (năng lượng thấp). Vì vậy, các nguyên tử phi kim có khuynh hướng nhận electron để có cấu hình electron vững bền của khí hiếm đứng sau.
Bài 12.16 trang 31 Sách bài tập Hóa học 10: Hãy viết cấu hình electron nguyên tử của heli (He) và cấu hình electron của các cation : Be2+, Li+
So sánh cấu hình electron của các cation đó với cấu hình electron nguyên tử của He và cho nhận xét.
Lời giải:
He | Be | Li |
1s2 | 1s2 | 1s2 |
Nhận xét : Các cation Be2+, Li+ có cấu hình electron giống cấu hình electron của nguyên tử khí hiếm He đứng trước.
Bài 12.17 trang 31 Sách bài tập Hóa học 10: Hãy viết cấu hình electron nguyên tử của agon (Ar) và cấu hình electron của các cation : Ca2+, K+
So sánh cấu hình electron của các cation đó với cấu hình electron nguyên tử của Ar và cho nhận xét.
Lời giải:
Ar: 1s22s22p63s23p6
Ca2+: 1s22s22p63s23p6
K+: 1s22s22p63s23p6
Nhận xét : Các cation Ca2+, K+ có cấu hình electron giống cấu hình electron của nguyên tử khí hiếm Ar đứng trước.
Bài 12.18 trang 31 Sách bài tập Hóa học 10: Hãy viết cấu hình electron nguyên tử của agon (Ar) và cấu hình electron của các anion : S2-, CL–
Hãy so sánh cấu hình electron của các anion đó với cấu hình electron nguyên tử của Ar và cho nhận xét.
Lời giải:
Ar: 1s22s22p63s23p6
S2-: 1s22s22p63s23p6
Cl–: 1s22s22p63s23p6
Nhận xét : Các anion S2-, Cl– có cấu hình electron giống cấu hình electron của nguyên tử khí hiếm Ar đứng sau.
Bài 12.19 trang 31 Sách bài tập Hóa học 10: a) Hãy cho biết có hiện tượng gì xảy ra khi cho clo (thường ở dạng Cl2) tác dụng với natri và hãy giải thích sự hình thành liên kết ion trong phân tử NaCl
b)Hãy cho biết thế nào là liên kết ion và bản chất lực liên kết ion là gì ?
Lời giải:
a) Ta đã biết natri là một kim loại có khuynh hướng nhường electron để trở thành một ion dương có cấu hình electron vững bền và clo là một phi kim có khuynh hướng nhận electron để trở thành một ion âm có cấu hình electron vững bền. Vì vậy khi cho clo tiếp xúc với natri thì trước hết có hiện tượng chuyển electron từ nguyên tử Na sang nguyên tử Cl. Từ đó xuất hiện các ion tích điện khác dấu (âm và dương) và sau đó do lực hút tĩnh điện giữa các ion nên liên kết ion được hình thành.
Phản ứng hoá học giữa natri và clo có thể được diễn tả bằng phương trình hoá học :
b) Liên kết ion là liên kết giữa các ion, xuất hiện do sự chuyển electron từ nguyên tử kim loại sang nguyên tử phi kim.
Bản chất lực liên kết ion là lực hút tĩnh điện giữa các ion tích điện khác dấu.
Bài 12.20 trang 31 Sách bài tập Hóa học 10: a) Tại sao các hợp chất ion lại thường tồn tại ở trạng thái tinh thể ?
b) Hãy vẽ sơ đồ mạng tinh thể NaCl và hãy mô tả sự phân bố các ion trong mạng tinh thể đó.
Lời giải:
a) Lực hút tĩnh điện giữa các ion không định hướng : một ion dương có tác dụng hút đối với nhiều ion âm và ngược lại. Vì vậy, các hợp chất ion thường tồn tại ở dạng tinh thể. Các phân tử ion riêng rẽ chỉ tồn tại ở nhiệt độ cao (1440 °C đối với NaCl).
b) Hình bên là sơ đồ mạng tinh thể NaCl.
Trong tinh thể NaCl, các ion Na+; Cl- luân phiên phân bố trên các đỉnh của các hình lập phương nhỏ.
Mỗi ion được bao quanh bởi 6 ion khác dấu gần nhất.
Bài 12.21 trang 31 Sách bài tập Hóa học 10: Hãy cho biết tính chất chung của các hợp chất ion.
Lời giải:
Vì lực hút tĩnh điện giữa các ion khác dấu lớn nên các tinh thể ion rất bền. Các hợp chất ion khó bay hơi, khó nóng chảy và khá rắn. Thí dụ, muối ăn (NaCl) có nhiệt độ nóng chảy là 800 °c.
Các hợp chất ion dễ tan trong nước. Ở trạng thái rắn, các hợp chất ion không dẫn điện nhưng dung dịch các hợp chất ion hoà tan trong nước và các hợp chất ion ở trạng thái nóng chảy đều là chất dẫn điện vì khi đó các ion tích điện có thể chuyển động tự do. Đó là đặc điểm của các hợp chất ion.
Bài 12.22 trang 31 Sách bài tập Hóa học 10: Ba nguyên tử X, Y, Z có tổng điện tích hạt nhân bằng 16, nguyên tử X nhiều hơn nguyên tử Y một e. Tổng số e trong ion (XY3)– là 32. Xác định X, Y, Z.
Lời giải:
Gọi số e trong mỗi nguyên tử X,Y,Z lần lượt là x,y,z. Theo đề bài ta có hệ phương trình đại số:
Bài giải này có hữu ích với bạn không?
Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!
Action: Post ID: Post Nonce: ☆ ☆ ☆ ☆ ☆ Processing your rating... Đánh giá trung bình {{avgRating}} / 5. Số lượt đánh giá: {{voteCount}} {{successMsg}} {{#errorMsg}} {{.}} {{/errorMsg}} There was an error rating this post!Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 1158
Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.
Từ khóa » Khi Na Và Cl Tác Dụng Với Nhau Tạo Hợp Chất Hóa Học Thì
-
Khi Na Và Cl Tác Dụng Với Nhau Tạo Hợp Chất Hóa Học Thì - Hoc24
-
Khi Kali Và Clo Tác Dụng Với Nhau Tạo Ra Hợp Chất Hóa Học Thì:
-
C1: Tìm định Nghĩa Sai Về Liên Kết Ion - Hóa Học
-
Hãy Cho Biết Có Hiện Tượng Gì Xảy Ra Khi Cho Clo (thường ở Dạng
-
Tính Chất Hóa Học Của Clo (Cl), Bài Tập Về Clo - Hóa 10 Bài 22
-
CLO Là Gì? Tính Chất, Công Dụng & Cách điều Chế CLO
-
Liên Kết Ion – Wikipedia Tiếng Việt
-
Liên Kết Ion Là Gì, được Hình Thành Như Thế Nào? Giải đáp Chi Tiết Nhất
-
Liên Kết Ion Là Gì? Sự Hình Thành Liên Kết Ion Như Thế Nào?
-
Liên Kết Ion Là Gì? - Thư Viện Khoa Học
-
Chương III LIÊN KẾT HOÁ HỌC Flashcards | Quizlet
-
Tính Chất Hóa Học Của Clo – Ứng Dụng Và Điều Chế Clo
-
Sự điện Ly Của Các Chất