Giải Sách Bài Tập Ngữ Văn Lớp 6 Bài Tập 7 Trang 6, 7 - Kết Nối Tri Thức

Giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 6 Bài tập 7 trang 6, 7 - Kết nối tri thức ❮ Bài trước Bài sau ❯

Giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 6 Bài tập 7 trang 6, 7

Bài tập 7. trang 6, 7 sách bài tập Ngữ Văn lớp 6 Tập 2 - Kết nối tri thức với cuộc sống: Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

Tự nhiên, một hôm có một đàn chim lớn bay từ phuwownh tây lại, đậu đen ngòm cả một bãi cát. Rồi chúng bay đến trước mặt hai vợ chồng kêu váng cả lên, thả xuống năm sáu hạt. Ít lâu sau từ những hạt ấy mọc ra một loại cây dây bò lan xanh um cả bãi, có rất nhiều quả xanh mướt, to bằng đầu người. Mai trẩy một quả, bổ ra thấy ruột đỏ hồng, hạt đen nhánh. Vợ chồng con cái cùng nếm thấy vị ngòn ngọt thanh thanh. Mai reo lên:

- Ồ! Đây là thứ dưa lạ, chưa từng thấy bao giờ. Hãy gọi nó là dưa tây, vì thứ dưa này được bầy chim đưa từ phương tây lại, từ đất liền ra cho chúng ta. Trời nuôi sống chúng ta rồi!

(Nguyễn Đổng Chi, Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, tập 1,

NXB Khoa học xã hội, 1976, tr. 81)

Câu 1 trang 6 sách bài tập Ngữ Văn lớp 6 Tập 2 - Kết nối tri thức với cuộc sống: Dựa vào sự tìm đọc và hiểu biết của em, hãy cho biết nhân vật Mai được nhắc tới trong đoạn trích có họ tên đầy đủ là gì?

Trả lời:

Đoạn trích được lấy từ một bản kể về truyền thuyết Mai An Tiêm sống trên đảo

hoang thời các Vua Hùng. Họ tên đầy đủ của nhân vật là Mai An Tiêm.

Câu 2 trang 6 sách bài tập Ngữ Văn lớp 6 Tập 2 - Kết nối tri thức với cuộc sống: Hãy chỉ ra những chi tiết có thể giúp ta hình dung được hoàn cảnh sống của các nhân vật. Hoàn cảnh đó có tính chất gì nổi bật?

Trả lời:

Những chỉ tiết có thể giúp ta hình dung được hoàn cảnh sống của các

nhân vật:

- .... Thứ dưa này được bây chim đưa từ phương tây lại, từ đất liên ra cho chúng ta: các nhân vật sống trên một hòn đảo giữa Biển Đông.

- “Trời nuôi sống chúng ta rồi!”: Câu nói cho biết các nhân vật phải vật lộn với

hoàn cảnh để tìm cái ăn, để tồn tại được ở nơi vốn không có người sinh sống.

Đó là một hoàn cảnh sống đầy thử thách, đòi hỏi con người phải không ngừng vươn lên nếu muốn tồn tại.

Câu 3 trang 6 sách bài tập Ngữ Văn lớp 6 Tập 2 - Kết nối tri thức với cuộc sống: Đoạn trích cho biết điều gì về đặc điểm của giống dưa hấu khiến các nhân vật trong truyện phải tò mò? Những miêu tả của người kể có phù hợp với điều em đã biết về thứ quả này hay không?

Trả lời:

Các đặc điểm của giống dưa hấu được nêu lên trong đoạn trích: cây thân dây; mọc trên cát biển; có quả lớn, vỏ màu xanh mướt, ruột đỏ hồng, hạt đen nhánh, ăn thấy có vị ngòn ngọt, thanh thanh. Những miêu tả của người kể khá chi tiết, đầy đủ, có thể giúp người ta hình dung được tương đối chính xác về giống dưa hấu.

Câu 4 trang 6 sách bài tập Ngữ Văn lớp 6 Tập 2 - Kết nối tri thức với cuộc sống: Có thể xem chi tiết bầy chim đem hạt đến đảo là một chi tiết kì lạ không? Vì sao?

Trả lời:

Hoàn toàn có thể xem chỉ tiết bầy chim đem hạt đến đảo là một chi tiết kì lạ. Ít nhất nó cũng đã gây ngạc nhiên cho các nhân vật, khiến Mai phải thốt lên: “Trời nuôi sống chúng ta rồi!”. Chỉ tiết đó còn cho thấy người xưa rất tin vào những lực lượng hỗ trợ mang tính thần kỳ đối với người tốt. Nó cũng góp phần khẳng định: một trong những điều làm nên sức hấp dẫn của truyện dân gian, trong đó có truyền thuyết, là sự có mặt của yếu tố kì ảo.

Câu 5 trang 6 sách bài tập Ngữ Văn lớp 6 Tập 2 - Kết nối tri thức với cuộc sống: Từ những gì được gợi lên trong đoạn trích, em suy nghĩ như thế nào về mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên?

Trả lời:

Đoạn trích có thể đưa đến ý nghĩ: Giữa con người và thiên nhiên có mối quan hệ thân thuộc, gắn bó. Thiên nhiên bao bọc con người, luôn dành cho con người nhiều cơ hội tốt đẹp để cải thiện cuộc sống.

Câu 6 trang 6 sách bài tập Ngữ Văn lớp 6 Tập 2 - Kết nối tri thức với cuộc sống: Nêu suy nghĩ của em về những điều kì lạ trong cuộc sống qua đọc đoạn trích và qua tìm hiểu về truyền thuyết có sự kiện được kể ở đây.

Trả lời:

Cuộc sống vốn chứa đựng rất nhiều điều kì lạ, nhưng những điều ấy chỉ thực sự đến với ai không ngừng vươn tới và biết cách nâng niu, đón nhận nó. Có thể xem điều kì lạ là món quà được dành để tặng riêng cho những người xứng đáng.

Câu 7 trang 6, 7 sách bài tập Ngữ Văn lớp 6 Tập 2 - Kết nối tri thức với cuộc sống: Đoạn trích có sử dụng một số cụm từ rất ấn tượng như: đen ngòm, kêu váng, xanh um, xanh mướt, đỏ hồng, đen nhánh. Hãy thử thay thế chúng bằng những cụm từ khác có khả năng biểu đạt tương đương và rút ra nhận xét về việc làm này.

Trả lời:

Các cụm từ đen ngòm, kêu váng, xanh um, xanh mướt, đỏ hồng, đen nhánh đã được dùng để biểu thị những sắc màu, âm thanh tỉnh tế, sinh động của nhiều đối tượng trong cuộc sống. Trước khi quyết định dùng các cụm từ này, người kể/ người viết có thể đã nghĩ đến hàng loạt cụm từ khác có khả năng biểu đạt tương đương. Bên cạnh đen ngòm có đen thui, đen sâm, đen đặc, đen hoắc,... Bên cạnh kêu váng có kêu âm, kêu rộn, kêu inh ỏi,... Cùng với xanh um có xanh tốt, xanh tươi, xanh mơn mởn,... Cùng với xanh mướt có xanh đậm, xanh bóng, xanh thẳm (sẫm),... Tương đương với đỏ hồng có đỏ lợt (nhợt),... Tương đương với đen nhánh có đen ánh, đen bóng, đen óng, đen nhưng nhức,... Về phía người kể/ người viết, chọn dùng cụm từ nào không hề là một việc ngẫu nhiên. Điều đó liên quan đến tài vận dụng ngôn ngữ hay khả năng biểu đạt chính xác. Về phía người nghe/ người đọc, việc thay thế một từ, cụm từ đã được sử dụng trong các văn bản nổi tiếng là chuyện khó khăn, thậm chí không thể. Nhưng khi thử thay thế chúng, ta sẽ có cơ hội hiểu thêm về yêu cầu tỉnh tế trong sử dụng ngôn ngữ.

Câu 8 trang 7 sách bài tập Ngữ Văn lớp 6 Tập 2 - Kết nối tri thức với cuộc sống: Theo cảm nhận của em, nghĩa của ngòn ngọt, thanh thanh có giống với nghĩa của ngọt và thanh không? Hãy nêu những ví dụ khác cùng loại để thấy được sự khác nhau về nghĩa giữa hai từ trong từng cặp từ đó.

Trả lời:

Ngòn ngọt, thanh thanh đều là những từ láy biểu đạt cái vị mà người ta cảm thấy khi nếm hay dùng một thức ăn nào đó. Ngòn ngọt thuộc vị ngọt, nhưng có mức độ nhạt hơn so với ngọt. Thanh thanh chỉ vị thanh, nhưng ở mức độ nhẹ nhàng, dìu dịu hơn so với thanh. Trong tiếng Việt có nhiều từ láy thuộc loại này, thường được dùng để chỉ mức độ giảm bớt của vị, màu, cảm giác “gốc”: đăng đắng (đắng), mằn mặn (mặn), đo đỏ (đỏ), tim tím (tím), xanh xanh (xanh), lành lạnh (lạnh), sờ sợ (sợ),...

Từ khóa » Cảm Nghĩ Của Em Về Nhân Vật Mai An Tiêm