Giải SGK Công Nghệ 8 Bài 34: Thực Hành: Dụng Cụ Bảo Vệ An Toàn ...

Nội dung bài viết

  1. Trả lời câu hỏi SGK Bài 34 Công Nghệ 8 trang 121, 122
  2. Giải bài tập SGK Bài 34 Công Nghệ lớp 8
  3. Lý thuyết Công Nghệ Bài 34 lớp 8

Mời các bạn cùng tham khảo hướng dẫn giải bài tập SGK Công nghệ 8 Bài 34: Thực hành: Dụng cụ bảo vệ an toàn điện hay, ngắn gọn được chúng tôi chọn lọc và giới thiệu ngay dưới đây nhằm giúp các em học sinh tiếp thu kiến thức và củng cố bài học của mình trong quá trình học tập môn Công nghệ.

Trả lời câu hỏi SGK Bài 34 Công Nghệ 8 trang 121, 122

Trả lời câu hỏi Bài 34 trang 121 Công nghệ 8: 

Hãy nêu một số ví dụ về những bộ phận được làm bằng vật liệu cách điện trong những đồ dùng điện hang ngày, chúng được làm bằng vật liệu gì?

Lời giải:

Công tắc, Phích cắm, Đui đèn, Vỏ nồi cơm, ...

Trả lời câu hỏi Bài 34 trang 122 Công nghệ 8: 

Tại sao dòng điện qua bút thử điện lại không gây nguy hiểm cho người sử dụng?

Lời giải:

Vì trong cấu tạo của bút thử điện đã có điện trở có tác dụng là, giảm dòng BÁO CÁO THỰC HÀNH Dụng cụ bảo vệ an toàn điện 1.Cấu tạo của những dụng cụ bảo về an toàn điện

TT Tên dụng cụ Số liệu kĩ thuật (hoặc đặc điểm cấu tạo) Bộ phận cách điện của dụng cụ

1

2

3

4

5

Thảm cách điện

Găng tay cao su

Ủng cao su

Kìm điện

Bút thử điện

Cao su

Cao su

Cao su

Cao su, kim loại

Vật liệu, nhựa cứng

Toàn bộ thảm

Cả găng tay

Thân và đế

Vị trí tay nắm

Nắp và vỏ bút

Giải bài tập SGK Bài 34 Công Nghệ lớp 8

Câu 1 trang 123 Công nghệ 8: 

Mô tả cấu tạo của bút thử điện.

Lời giải:

Gồm: Đầu bút thử điện, điện trở, đèn báo, thân bút, lò xo, nắp bút, kẹp kim loại

Câu 2 trang 123 Công nghệ 8: 

Tại sao khi sử dụng bút thử điện, bắt buộc phải để tay vào kẹp kim loại ở nắp bút?

Lời giải:

Vì để tay vào kẹp kim loại và chạm đầu bút thử điện vào vật mang điện dòng điện đi từ vật mang điện qua đèn báo và cơ thể con người xuống đất tạo thành mạch kín, đèn báo sáng

Lý thuyết Công Nghệ Bài 34 lớp 8

I. Chuẩn bị

    Vật liệu: thảm cách điện, giá cách điện, găng tay cao su.

    Dụng cụ: bút thử điện, kìm điện, tua vít cách điện.

    Học sinh chuẩn bị trước báo cáo thực hành.

II. Nội dung và trình tự thực hành

1. Tìm hiểu các dụng cụ bảo vệ an toàn điện

a) Tìm hiểu một số dụng cụ bảo vệ an toàn điện: thảm cách điện, găng tay cao su, ủng cao su, kìm điện, …

    Đặc điểm cấu tạo dụng cụ đó.

    Phần cách điện được chế tạo bằng vật liệu gì.

    Cách sử dụng.

b) Sau khi quan sát mô tả, em hãy ghi kết quả vào mục I trong báo cáo thực hành

2. Tìm hiểu bút thử điện

    Bút thử điện là dụng cụ kiểm tra đơn giản nhất mà mỗi gia đình cần có để kiểm tra mạch điện có điện hoặc đồ dùng điện có bị ra điện ra vỏ hay không.

    Bút thử điện dùng để kiểm tra mạch điện có điện áp dưới 1000V.

a) Quan sát và mô tả cấu tạo bút thử điện

    Quan sát và mô tả bút thử điện khi chưa tháo rời từng bộ phận.

    Khi tháo cần chú ý: Để thứ tự từng bộ phận để khi lắp vào khỏi thiếu và nhanh chóng và làm đúng quy trình chung, được áp dụng khi tháo lắp một thiết bị hoặc máy bất kì; tay phải khô ráo.

    Lắp bút thử điện hoàn chỉnh để sử dụng:

ảnh

b) Nguyên lí làm việc

    Khi để tay vào kẹp kim loại và chạm đầu bút vào vật (mang điện).

    Dòng điện từ vật qua đèn báo, qua cơ thể người xuống đất tạo thành mạch kín, đèn báo sáng.

    Trong bút thử điện, bóng đèn báo mắc nối tiếp với điện trở có trị số khoảng 1 – 2 triệu ôm nên khi dùng bút thử điện kiểm tra điện áp dưới 500V, dòng điện qua người nhỏ không gây nguy hiểm cho người sử dụng.

c) Sử dụng bút thử điện

    Khi thử, tay cầm bút phải chạm vào cái kẹp kim loại ở nắp bút. Chạm đầu bút vào chỗ thử điện, nếu bóng đèn báo sáng là điểm đó có điện.

    Thực hành:

    - Thử rò điện của một số đồ dùng điện.

    - Thử chỗ hở cách điện của dây dẫn điện.

    - Xác định dây pha của mạch điện.

III. Báo cáo thực hành

1. Cấu tạo của những dụng cụ bảo vệ an toàn điện

TT

Tên dụng cụ

Số liệu kĩ thuật (hoặc đặc điểm cấu tạo)

Bộ phận cách điện của dụng cụ

1

 

 

 

2

 

 

 

CLICK NGAY vào TẢI VỀ dưới đây để download giải bài tập SGK Công nghệ 8 Bài 34: Thực hành: Dụng cụ bảo vệ an toàn điện ngắn gọn, hay nhất file pdf hoàn toàn miễn phí.

Từ khóa » Cấu Tạo Những Dụng Cụ Bảo Vệ An Toàn điện