Giải SGK Công Nghệ 8 Bài 38: Đồ Dùng Loại điện - Quang: Đèn Sợi đốt

Nội dung bài viết

  1. Trả lời câu hỏi SGK Bài 38 Công Nghệ 8 trang 135, 136
  2. Giải bài tập SGK Bài 38 Công Nghệ lớp 8
  3. Lý thuyết Công Nghệ Bài 38 lớp 8

Mời các bạn cùng tham khảo hướng dẫn giải bài tập SGK Công nghệ 8 Bài 38: Đồ dùng loại điện - quang: Đèn sợi đốt hay, ngắn gọn được chúng tôi chọn lọc và giới thiệu ngay dưới đây nhằm giúp các em học sinh tiếp thu kiến thức và củng cố bài học của mình trong quá trình học tập môn Công nghệ.

Trả lời câu hỏi SGK Bài 38 Công Nghệ 8 trang 135, 136

Trả lời câu hỏi Bài 38 trang 135 Công nghệ 8: 

Quan sát hình 38.2, hãy tìm hiểu cấu tạo của đèn sợi đốt và điền tên của các bộ phận chính của đèn vào chỗ trống (…) ở các câu sau

Lời giải:

1...(thuỷ tinh); 2...(sợi đốt); 3...(đuôi đèn)

Trả lời câu hỏi Bài 38 trang 136 Công nghệ 8: 

Em hãy phát biểu tác dụng phát quang của dòng điện

Lời giải:

Khi đóng điện, dòng điện chạy trong dây tóc đèn làm dây tóc đèn nóng lên đến nhiệt độ cao, dây tóc đèn phát sáng

Trả lời câu hỏi Bài 38 trang 136 Công nghệ 8: 

Vì sao sử dụng đèn sợi đốt để chiếu sáng không tiết kiệm điện năng

Lời giải:

Vì khi đèn làm việc chỉ khoảng 4%-5% điện năng biến đổi thành cơ năng còn lại biến thành nhiệt năng nên không tiết kiệm điện năng

Giải bài tập SGK Bài 38 Công Nghệ lớp 8

Câu 1 trang 136 Công nghệ 8: 

Sợi đốt làm bằng chất gì? Vì sao sợi đốt là phần tử rất quan trọng của đèn?

Lời giải:

Sợi đốt làm bằng vonfram để chịu được đốt nóng ở nhiệt độ cao, sợi đốt rất quan trọng vì ở đó điện năng được biến thành quang năng

Câu 2 trang 136 Công nghệ 8: 

Phát biểu nguyên lý làm việc của đèn sợi đốt

Lời giải:

Khi đóng điện, dòng điện chạy trong dây tóc đèn làm dây tóc đèn nóng lên đến nhiệt độ cao, dây tóc đèn phát sáng

Câu 3 trang 136 Công nghệ 8: 

Nêu đặc điểm của đèn sợi đốt

Lời giải:

Đèn phát sáng liên tục, hiệu suất phát quang thấp, tuổi thọ thấp.

Lý thuyết Công Nghệ Bài 38 lớp 8

I. Phân loại đèn điện

    Năm 1879, nhà bác học người Mỹ Thomas Edison đã phát minh ra đèn sợi đốt đầu tiên. Năm 1939 đèn huỳnh quang xuất hiện. Từ đó loài người biết dùng các loại đèn điện để chiếu sáng.

    Đèn điện tiêu thụ điện năng và biến đổi điện năng thành quang năng.

hình ảnh

    Dựa vào nguyên lí làm việc, ta chia đèn điện thành 3 loại:

    - Đèn sợi đốt.

    - Đèn huỳnh quang.

    - Đèn phóng điện (cao áp Hg, cao áp Na, ...).

II. Đèn sợi đốt

    Đèn sợi đốt còn gọi là đèn dây tóc.

1. Cấu tạo

a) Sợi đốt

    Có dạng lò xo xoắn.

    Làm bằng vonfram.

    Biến đổi điện năng thành quang năng.

b) Bóng thuỷ tinh

    Bóng đèn làm bằng thủy tinh chịu nhiệt.

    Người ta hút hết không khí và bơm vào trong khí trơ để làm tăng tuổi thọ sợi đốt.

c) Đuôi đèn

    Đuôi đèn làm bằng đồng hoặc sắt tráng kẽm và được gắn chặt với bóng thủy tinh. Trên đuôi có hai cực tiếp xúc.

    Có hai kiểu: Đuôi xoáy và đuôi ngạnh.

2. Nguyên lí làm việc

    Nguyên lí làm việc của đèn sợi đốt: khi đóng điện, dòng điện chạy trong dây tóc đèn làm dây tóc đèn nóng lên đến chịu nhiệt độ cao, dây tóc đèn phát sáng.

3. Đặc điểm của đèn sợi đốt

a) Đèn phát ra ánh sáng liên tục

b) Hiệu suất phát quang thấp

c) Tuổi thọ thấp: Vì sợi đốt bị đốt nóng ở nhiệt độ cao

4. Số liệu kĩ thuật

    Điện áp định mức: 127V; 220V.

    Công suất định mức: 15W, 25W, 40W, 60W, ...

5. Sử dụng

    Dùng để chiếu sáng trong sinh hoạt.

    Cần phải vệ sinh thường xuyên.

CLICK NGAY vào TẢI VỀ dưới đây để download giải bài tập SGK Công nghệ lớp 8 Bài 38: Đồ dùng loại điện - quang: Đèn sợi đốt ngắn gọn, hay nhất file pdf hoàn toàn miễn phí.

Từ khóa » đèn Sợi đốt Công Nghệ 8