Giải SGK GDCD 9 Bài 3: Dân Chủ Và Kỷ Luật (ngắn Gọn Nhất)
Có thể bạn quan tâm
Nội dung bài viết
- Trả lời Gợi ý Bài 3 GDCD 9 trang 10
- Giải bài tập SGK Bài 3 Giáo Dục Công Dân 9 SGK trang 11
- Bài 1 (trang 11 SGK Giáo dục công dân 9):
- Bài 2 (trang 11 SGK Giáo dục công dân 9):
- Bài 3 (trang 11 SGK Giáo dục công dân 9):
- Bài 4 (trang 11 SGK Giáo dục công dân 9):
- Lý thuyết GDCD lớp 9 Bài 3
Mời các em học sinh và quý thầy cô tham khảo ngay hướng dẫn giải SGK GDCD 9 Bài 3: Dân chủ và kỷ luật được biên soạn bởi đội ngũ chuyên gia đầy đủ và ngắn gọn dưới đây.
Trả lời Gợi ý Bài 3 GDCD 9 trang 10
a) Hãy nêu những chi tiết thể hiện việc làm phát huy dân chủ và thiếu dân chủ trong hai câu chuyên trên.
Trả lời:
- Những việc làm thể hiện việc phát dân chủ:
+ Họp bàn xây dựng kế hoạch hoạt động của lớp;
+ Các bạn sôi nổi thảo luận;
+ Đề xuất chỉ tiêu cụ thể;
+ Đề xuất các biện pháp thực hiện;
+ Tự nguyện tham gia vào các hoạt động tập thể;
+ Thành lập “Đội Thanh niên cờ đỏ”.
- Những việc làm thể hiện không phát huy dân chủ trong công ty :
+ Công nhân không được bàn bạc, góp ý những yêu cầu của giám đốc đôi với mọi người trong sản xuất;
+ Yêu cầu lao động quá căng thẳng, thiếu phương tiện lao động, lương thấp, ốm đau không được chăm sóc → sức khoẻ công nhân giảm sút;
+ Công nhân kiến nghị đòi cải thiện điều kiện lao động, cải thiện đời sông vật chất và tinh thần không được giám đốc chấp nhận.
b) Hãy phân tích sự kết hợp biện pháp phát huy dân chủ và kỉ luật của lớp 9A.
Trả lời:
- Khi họp bàn xây dựng kế hoạch năm học của lớp, biện pháp dân chủ thể hiện ở chỗ:
+ Mọi người cùng được tham gia bàn bạc;
+ Thể hiện ý thức tự giác của mọi người;
+ Biện pháp tổ chức thực hiện;
- Biện pháp kỉ luật:
+ Các bạn tuân thủ quy định tập thể;
+ Cùng thống nhất hành động;
+ Nhắc nhở, đôn đốc nhau thực hiện.
c) Hãy nêu tác dụng của việc phát huy dân chủ và thực hiện kỉ luật của tập thể lớp 9A dưới sự chỉ đạo của thầy giáo chủ nhiệm.
Trả lời:
Nhờ việc phát huy dân chủ và thực hiện kỉ luật mà tập thể lớp 9A dưới sự chỉ đạo của thầy giáo chủ nhiệm đã phát huy được ý thức tập thể của lớp; nhờ có biện pháp tổ chức thực hiện mà mọi khó khăn đã được khắc phục, kế hoạch đã được thực hiện trọn vẹn.
d) Việc làm của ông giám đốc ở câu chuyện 2 đã có tác hại như thế nào ? Vì sao ?
Trả lời:
Việc làm của ông giám đốc có tác hại đã làm cho công nhân bất nên kết quả sản xuất giảm sút và công ti bị thua lỗ nặng nề.
Bởi vì, ông giám đốc là người độc đoán, chuyên quyền và gia trưởng
Giải bài tập SGK Bài 3 Giáo Dục Công Dân 9 SGK trang 11
Bài 1 (trang 11 SGK Giáo dục công dân 9):
Theo em, những việc làm nào sau đây có nội dung thể hiện tính dân chủ ? Vì sao ?
a) Nhà trường tổ chức cho học sinh học tập nội quy của trường ; học sinh được thảo luận và thống nhất thực hiện nội quy ;
b) Ông Bính - tổ trưởng tổ dân phố - quyết định mỗi gia đình nộp 5.000 đồng để làm quỹ thăm hỏi những gia đình gặp khó khăn ;
c) Nam đến trường dự sinh hoạt chi đoàn theo kế hoạch ;
d) Thầy chủ nhiệm giao cho Hùng điều khiển buổi sinh hoạt lớp cuối tuần, mọi người đã tích cực phát biểu ý kiến ;
đ) Trong một trận đấu bóng, các cầu thủ xô xát với nhau trên sân cỏ, không tuân theo quyết định của trọng tài.
Lời giải:
- Những hoạt động thể hiện dân chủ là: (a), (c), (d).
(a) Nhà trường đã tạo điều kiện cho học sinh được thảo luận nội quy và thống nhất thực hiện, đây là một việc làm phát huy quyền dân chủ của học sinh.
(c) Nam đã thể hiện quyền dân chủ của mình là sinh hoạt chi đoàn theo kế hoạch.
(d) Thầy chủ nhiệm đã tạo điều kiện cho Hùng phát huy vai trò trách nhiệm của người cán bộ lớp.
- Những hoạt động thiếu dân chủ: (b), ông Bính đã tự quyết định sô" tiền mỗi gia đình phải nộp mà không thông qua bàn bạc với các hộ gia đình, đây là việc làm thiếu dân chủ.
- Hoạt động thể hiện thiếu tính kỉ luật là (e): Các cầu thủ không thực hiện đúng quy định kỉ luật trận đấu và tôn trọng quyết định của trọng tài.
Bài 2 (trang 11 SGK Giáo dục công dân 9):
Hãy kể lại một việc làm của em về thực hiện tốt dân chủ và tôn trọng kỉ luật của nhà trường.
Lời giải:
Trong giờ sinh hoạt lớp vào thứ 7, sau khi bạn lớp trưởng nhận xét những mặt ưu, khuyết điểm của lớp trong tuần qua và đề nghị các bạn cho ý kiến, trong đó có một giờ học Giáo dục Công dân bạn Khuê đã đưa bài tập Sử ra để làm, vì thế cô giáo đã trừ điểm thi đua của lớp. Em đã có ý kiến góp ý cho bạn Khuê phải thực hiện nghiêm túc kỉ luật giờ học: Giờ nào việc nấy, nếu bạn làm như vậy là không những vi phạm nội quy học tập, kỉ luật của nhà trường mà còn thể hiện thái độ không tôn trọng cô giáo bộ môn Giáo dục Công dân.
Bài 3 (trang 11 SGK Giáo dục công dân 9):
Hãy phân tích và chứng minh nhận định “Dân chủ và kỉ luật là sức mạnh của một tập thể”.
Lời giải:
Dân chủ là để mọi người thể hiện và phát huy tiềm năng trí tuệ của mình đóng góp vào những công việc của tập thể, dân chủ tạo ra hoạt động công khai; kỉ luật là điều kiện tạo nên tính thống nhất trong hành động, kỉ luật là điều kiện đảm bảo cho dân chủ được thực hiện có hiệu quả; phát huy dân chủ và kỉ luật là khai thác có hiệu quả tiềm năng của quần chúng, là sức mạnh của một tập thể biết đoàn kết, thống nhất trong hành động để đạt hiệu quả cao trong công việc.
Bài 4 (trang 11 SGK Giáo dục công dân 9):
Theo em, để thực hiện tốt dân chủ và kỉ luật trong nhà trường, học sinh chúng ta cần phải làm gì ?
Lời giải:
- Để thực hiện tốt dân chủ và kỉ luật trong nhà trường, học sinh chúng ta cần phải:
+ Có ý thức rèn luyện, có ý thức tổ chức kỉ luật;
+ Thực hiện đúng nội quy của nhà trường, của lớp đề ra;
+ Tham gia phát biểu xây dựng bài;
+ Tham gia góp ý xây dựng kế hoạch của lớp, góp ý xây dựng trong những giờ sinh hoạt lớp;
+ Dân chủ nhưng cần có tổ chức, có ý thức xây dựng tập thể lớp.
Mời bạn tìm hiểu kỹ càng hơn về thế nào là dân chủ và kỉ luật qua nội dung sau đây:
- Thế nào là dân chủ và kỉ luật?
+ Dân chủ là mọi người được biết, được tham gia bàn bạc; tổ chức thực hiện và giám sát công việc chung của tập thể và xã hội.
+ Kỉ luật là tuân theo những qui định chung của cộng đồng, tổ chức xã hội nhằm tạo ra sự thống nhất hoạt động để đạt hiệu quả, chất lượng công việc vì mục tiêu chung.
- Ví dụ về dân chủ và kỉ luật:
+ Ví dụ về tính dân chủ:
Tính dân chủ chính là việc mỗi người tham gia đóng góp ý kiến, xây dựng cho các công việc của tập thể.
Ví dụ 1: Bầu cử, bỏ phiếu bầu những nhà lãnh đạo của đất nước. Hoặc ở mô hình nhỏ hơn là lớp học: Tham gia cho ý kiến những hoạt động của lớp (Chương trình văn nghệ, thể thao, học tập).
Ví dụ 2: Lớp muốn tổ chức một buổi chụp kỷ yếu và liên hoan chia tay nên đã họp bàn lấy ý kiến về địa điểm, trang phục, ý tưởng để có buổi kỷ yếu thật ý nghĩa.
+ Ví dụ về tính kỉ luật:
Nhắc đến kỉ luật không thể không nhắc đến Quân đội - nơi kỉ luật thép, nghiêm khắc nhất. Các chế độ trong 1 ngày (Ăn, uống, sinh hoạt, nghỉ ngơi, học tập,...) đều được định sẵn và buộc mọi người phải tuân theo.
Ví dụ: Trường học có quy định toàn bộ học sinh phải đi giày hoặc sandal khi đến trường, nên tất cả học sinh phải thực hiện theo
- Biểu hiện của dân chủ và kỉ luật:
+Biểu hiện của dân chủ:
- Học sinh được tham gia ý kiến xây dựng kế hoạch năm học của lớp.
- Công nhân được tham gia ý kiến xây dựng kế hoạch, góp ý cho ban giám đốc của công ti, của nhà máy;
- Cán bộ, nhân viên được tham gia ý kiến xây dựng kế hoạch của cơ quan, góp ý cho lãnh đạo cơ quan...
- Cử tri tham gia chất vấn đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng Nhân dân.
+ Biểu hiện của kỉ luật:
- Tất cả học sinh đi học phải đúng giờ, nghỉ học phải có đơn xin phép của cha mẹ hoặc người đỡ đầu;
- Học sinh không được ăn quà vặt trong lớp;
- Thầy cô giáo lên lớp phải đúng giờ...
- Cán bộ, công nhân viên... nghỉ việc phải có lí do, phải là đơn xin phép, phải có sự đề nghị của cán bộ y tế (nếu bị bệnh);
- Công nhân phải đảm bảo kĩ thuật an toàn trong lao động sản xuất..
- Ca dao, tục ngữ về dân chủ và kỉ luật:
1. Đất có lề, quê có thói.
Ý nghĩa: Ở đâu cũng cần tuân theo quy định, luật lệ của nơi đó không thể làm trái được.
2. Nước có vua, chùa có bụt.
Ý nghĩa: Ở nơi đâu thì cũng có người cai quản cần phải có phép tắc khi vào bất cứ đâu.
3. Người trên đứng đắn, kẻ dưới dám nhờn.
Ý nghĩa: Người có vị trí vai trò lớn như người lớn trong gia đình, người nắm giữ chức quyền lớn mà có phép tắc, kỷ cương thì dù trong gia đình con cái cũng không dám trái lại còn cấp dưới thì không dám qua mắt, lách luật để hưởng lợi. Người lớn trong gia đình hoặc người nắm giữ chức quyền lớn có kỷ cương còn giúp cho con cái trong gia đình hoặc cấp dưới noi theo.
4. Thượng bất chính, hạ tắc loạn.
Nghĩa là bề trên như (vua, quan, nhà cầm quyền) không quang minh, chính trực, không lo cho nước, cho dân! Thì hạ tức là kẻ dưới như dân chúng, sẽ nổi loạn là lẽ tất nhiên! Câu này ý nhắc nhở những người cầm quyền phải đặt lợi ích của đất nước, của nhân dân, trên lợi ích của cá nhân mình, thì đất nước mới ổn định không loạn lạc.
5. Bề trên ở chẳng kỉ cương
Cho nên kẻ dưới lập đường mây mưa.
Ý nghĩa: Câu ca dao này có ý nghĩa là người bề trên là người lớn trong gia đình, người đứng đầu đất nước mà không có kỷ cương, kỷ luật thì kẻ bề dưới là con cái hoặc cấp cai quản dưới sẽ qua mặt, lách luật để được hưởng lợi.
6. Dột từ nóc dột xuống.
Ý nghĩa: Nội dung câu này nhằm phê phán gia đình hoặc xã hội mà người đứng đầu không ra gì, không có kỷ luật, không công minh, không phép tắc thì con cái hoặc người cấp dưới cũng sẽ như vậy. Vì vậy người lớn tuổi cần có phẩm chất, kỷ luật, đạo đức thì con cái mới noi theo.
7. Công ai nấy nhớ tội ai nấy chịu
Câu này ý nghĩa là kỷ luật, pháp luật phải đúng đắn phân minh, người có công phải được hưởng lộc, người có tội phải bị xử lý.
8. Phép Vua thua lệ làng
Nói về vai trò, tầm quan trọng của các luật lệ địa phương, giống như những thói quen lâu đời, người dân cứ thế tuân theo còn phép vua lại ở trên cao, đôi khi không xuống được tận những đơn vị hành chính nhỏ.
9. Quân pháp bất vị thân
Có nghĩa là dù là người quyền cao chức trọng hay có địa vị cũng phải tuân thủ luật pháp.
10. Thương em anh để trong lòng
Việc quan anh cứ phép công anh làm
Phép công anh cứ làm ,em vi phạm luật phải chấp nhận mặc dù thương em anh vẫn cứ thương việc công thì vẫn mãi là việc công, vẫn phải thực hiện theo quy định
11. Đói tự do hơn no luồn cúi
Câu này ngụ ý khuyên răn mọi người phải tuân theo những kỷ luật và pháp luật để được tự do, tự tại chứ không phải ở trong tù. Thà đói mà được tự do hơn là ăn no mà phải ở tù.
- Mối quan hệ giữa dân chủ và kỉ luật:
Dân chủ và kỉ luật có mối quan hệ: Kỉ luật là điều kiện đảm bảo cho dân chủ được thực hiện.
Dân chủ là quyền tự do của mỗi người nên khi kỷ luật bảo vệ quyền dân chủ đó thì quyền này sẽ được thực hiện. Còn nếu kỷ luật không bảo vệ những quyền dân chủ thì quyền dân chủ của mỗi người dễ bị xâm hại. Ví dụ: Bị ép buộc không cho đóng góp ý kiến hoặc có những người ngại tính "dân chủ" không dám cho nhận xét nhưng vì các kỉ luật phải thực hiện tính dân chủ của mình.
Lý thuyết GDCD lớp 9 Bài 3
I. Khái quát nội dung câu chuyện
- Bức tranh nói lên sự tàn khốc của, giá trị của hoà bình, sự cần thiết ngăn chặn chiến tranh và phải bảo vệ hoà bình.
- Chiến tranh gây ra thảm hoạ cho loài người.
- Chúng ta cần xây dựng mối quan hệ tôn trọng, xây dựng mối quan hệ hiểu biết, bình đẳng, hữu nghị, hợp tác giữa các dân tộc và quốc gia trên thế giới.
- Một số nước quan hệ ngoại giao với Việt Nam: Liên bang Nga, Nhật Bản, Ấn Độ, Trung Quốc, Hàn Quốc, Tây Ban Nha, Vương quốc Anh, Đức, Ý, Úc. (Trung Quốc và Nga đã được nâng lên tầm đối tác chiến lược toàn diện).
- Chúng ta cần hiểu biết, tôn trọng, bình đẳng hợp tác giữa các quốc gia.
⇒ Ý nghĩa: Để ổn định và phát triển, các nước trên thế giới và Việt Nam cần có nền chính trị ổn định, hòa bình, hợp tác và cùng phát triển.
II. Nội dung bài học
2.1. Khái niệm
- Hòa bình là tình trạng không có chiến tranh, hoặc xung đột vũ trang.Thể hiện ở chỗ hiểu biết, tôn trọng hợp tác giữa các quốc gia...
Thanh niên phát biểu tại buổi tọa đàm thể hiện tính dân chủ.
Chở quá số người quy định là vi phạm kỉ luật.
2.2. Mối quan hệ giữa dân chủ và kỉ luật
- Dân chủ là để mọi người thể hiện và phát huy được sự đóng góp của mình vào những công việc chung.
- Kỉ luật là điều kiện đảm bảo cho dân chủ được thực hiện có hiệu quả.
2.3 Ý nghĩa
- Thực hiện tốt dân chủ và kỉ luật sẽ tạo ra sự thống nhất về nhận thức, ý chí và hành động của mọi người.
- Tạo cho mọi người phát triển xây dựng được quan hệ xã hội tốt đẹp, nâng cao hiệu quả trong lao động và các hoạt động xã hội.
2.4 Cách rèn luyện
- Mỗi người phải tự giác tuân thủ theo kỉ luật, cán bộ lãnh đạo phải tạo điều kiện để mọi người phát huy dân chủ.
- Học sinh phải thực hiện theo quy định của trường, lớp phát huy dân chủ chấp hành kỉ luật.
►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Soạn Giáo Dục Công Dân lớp 9 Bài 3: Dân chủ và kỷ luật (chi tiết) file PDF hoàn toàn miễn phí.
Từ khóa » Khái Niệm Dân Chủ Gdcd 9
-
GDCD 9 Bài 3: Dân Chủ Và Kỷ Luật - HOC247
-
Bài 3: Dân Chủ Và Kỉ Luật | GDCD 9 (Trang 9 – 11 SGK) - Tech12h
-
Lý Thuyết GDCD Lớp 9 Bài 3: Dân Chủ Và Kỉ Luật
-
Lý Thuyết GDCD 9 Bài 3: Dân Chủ Và Kỷ Luật Hay, Chi Tiết
-
Giải GDCD 9 Bài 3: Dân Chủ Và Kỉ Luật
-
Giải Sách Bài Tập Giáo Dục Công Dân 9 - Bài 3: Dân Chủ Và Kỷ Luật
-
Bài 3: Dân Chủ Và Kỉ Luật | Giải Sgk GDCD 9
-
GDCD 9 Bài 3: Dân Chủ Và Kỉ Luật
-
Hãy Phân Tích Và Chứng Minh Nhận định Dân Chủ Và Kỉ Luật Là Sức ...
-
Bài 3: Dân Chủ Và Kỷ Luật - Học Giải Bài Tập
-
Giải GDCD 9 Bài 3 Ngắn Nhất: Dân Chủ Và Kỷ Luật - TopLoigiai
-
Bài 3: Dân Chủ Và Kỷ Luật - Hoc24
-
Lý Thuyết GDCD 9 Bài 3 (mới 2022 + 10 Câu Trắc Nghiệm)
-
Hướng Dẫn Trả Lời Câu Hỏi GDCD 9, Bài 3: Dân Chủ Và Kỉ Luật.