GIẢI THỂ VÀ PHÁ SẢN CÓ GÌ GIỐNG VÀ KHÁC NHAU???
Có thể bạn quan tâm
Giải thể và phá sản là hai khái niệm dễ nhầm lẫn với nhau. Mặc dù đều là phương thức làm chấm dứt hoạt động của doanh nghiệp nhưng giải thể và phá sản có tính chất rất khác nhau. Trên thực tế những người không chuyên hoặc không hiểu về luật thường sủ dụng hai khái niệm này một cách tùy tiện, bởi theo suy nghĩ thông thường thì chúng đều làm doanh nghiệp ngừng hoạt động, hay đơn giản là giải tán hết. Suy nghĩ như vậy mới chỉ đánh giá được một phần nhỏ của các hiện tượng này, việc ngừng hoạt động có thể cho ta thấy bằng mắt thường nhưng bao nhiêu vấn đề bên trong, đằng sau việc ngừng hoạt động của các doanh nghiệp đó thì không phải ai cũng hiểu hết. Đấy mới là vấn đề cần bàn đến. Muốn hiểu về một vấn đề, một hiện tượng chúng ta cần phải nắm được cả nội dung và hình thức chứ không chỉ dừng lại ở mặt hình thức bên ngoài. Vậy thì ngoài việc chấm dứt hoạt động ra thì giải thể và phá sản còn có những nội dung gì? Có điểm gì giống, điểm gì khác? Làm sao để phân biệt được? Vậy nên bài viết này sẽ đề cập đến những vấn đề xoay quanh sự giống và khác nhau giữa giải thể và phá sản, giúp chúng ta dễ dàng phân biệt được giải thể và phá sản.
Vấn đề 1: Sự giống nhau giữa giải thể và phá sản?
Thứ nhất: Giải thể và phá sản về cơ bản đều là hai phương thức làm chấm dứt sự hoạt động của doanh nghiệp cả về mặt pháp lý lẫn thực tiễn.
Điều này hầu hết mọi người đều biết, khi doanh nghiệp giải thể hoặc phá sản thì việc ngừng hoạt động là điều bắt buộc (trừ trường hợp sau khi tuyên bố phá sản có người mua doanh nghiệp). Nhưng cần lưu ý là phá sản khác với việc “lâm vào tình trạng phá sản”, doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản thì chưa buộc phải dừng hoạt động bởi vì sau đó còn có một thủ tục gọi là “thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh”.
Thứ hai: Đều bị thu hồi con dấu và giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh.
Khi thành lập bất kì một doanh nghiệp nào, việc đầu tiên là đăng kí kinh doanh và làm dấu, đây có thể gọi như là thủ tục khai sinh. Nên khi doanh nghiệp giải thể, phá sản (tức là chấm dứt sự tồn tại) thì sẽ bị thu hồi lại con dấu và giấy đăng kí kinh doanh. Doanh nghiệp cũng như là một con người, việc xuất hiện và rút lui khỏi xã hội cũng đều phải có sự quản lý của nhà nước để đảm bảo một trật tự nhất định, tránh mất đi tính liên kết trong xã hội.
Thứ ba: Đều phải thực hiện các nghĩa vụ tài sản (nhưng thực hiện đến đâu thì lại khác nhau)
Lợi ích của người lao động, lợi ích của Nhà nước, lợi ích của những cá nhân, tổ chức có liên quan đến doanh nghiệp bị phá sản đều phải được thực hiện tùy vào mức độ, tính chất của mối liên hệ giữa họ với doanh nghiệp và tùy vào tính chất của sự ngừng hoạt động (giải thể hay phá sản). Nói chung, đều phải thực hiện các nghĩa vụ tài sản còn việc thục hiện đến đâu thì tùy thuộc vào từng trường hợp giải thể hay phá sản (trong phá sản còn phụ thuộc vào tính chất của các khoản nợ).
Vấn đề 2: Sự khác nhau (Phân biệt) giải thể và phá sản?
Sự khác nhau đầu tiên là về vị trí:
Các quy định về giải thể nằm trong Luật Doanh nghiệp, còn các quy định về phá sản nằm trong Luật Phá sản. Như vậy có thể nói là phá sản có tính chất phức tạp hơn nên mới cần phải có một luật riêng chuyên quy định về các vấn đề liên quan đến phá sản.
Thứ hai: Về lý do phá sản hoặc giải thể.
Theo “Điều 3. Doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản” Luật phá sản 2004 thì lý do phá sản là do doanh nghiệp bị mất khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn khi chủ nợ có yêu cầu
Theo "Điều 157. Các trường hợp và điều kiện giải thể doanh nghiệp" luật doanh nghiệp hiện hành thì lý do giải thểrộng hơn phá sản, có 4 lý do dẫn đến giải thể doanh nghiệp là: do kết thúc thời gian hoạt động mà không được gia hạn; đối với công ty không có đủ số lượng thành viên tối thiểu trong thời hạn 6 tháng liên tục; do bị thu hồi giấy phép kinh doanh; theo quyết định của chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân; của tất cả các thành viên hợp danh đối với; công ty hợp danh; của Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiện hữu hạn; của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần;
Thứ ba: Về thủ tục giải quyết
Phá sản: là thủ tục tư pháp, do toà án có thẩm quyền quyết định sau khi nhận được đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản hợp lệ, thời hạn giải quyết một vụ phá sản dài hơn và phức tạp hơn.
Giải thể: là thủ tục hành chính do chủ sở hữu doanh nghiệp tiến hành, thời hạn giải quyết một vụ giải thể ngắn hơn và đơn giản hơn.
Như vậy, nhìn vào thủ tục giải quyết giải thể và phá sản phần nào giúp ta thấy được tính chất, mức độ khác nhau của hai hiện tượng này. Một bên là thủ tục hành chính (giải thể), một bên là thủ tục tư pháp (phá sản). Thủ tục tư pháp luôn phức tạp và có tính nghiêm trọng hơn so với thủ tục hành chính.
Thứ tư: Về hệ quả pháp lý:
Phá sản: doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản vẫn có thể tiếp tục hoạt động nếu như một nguời nào đó mua lại toàn bộ doanh nghiệp.
Giải thể: bị xóa tên trong sổ đăng ký kinh doanh và chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp
Giải thể có tính dứt khoát hơn so với phá sản, ít để lại hệ quả sau này.
Thứ năm: Về xử lý quan hệ tài sản:
Khi giải thể, chủ doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp trực tiếp thanh toán tài sản, giải quyết mối quan hệ nợ nần với các chủ nợ
Khi phá sản, việc thanh toán tài sản, phân chia giá trị tài sản còn lại của doanh nghiệp được thực hiên thông qua một cơ quan trung gian là tổ thanh toán tài sản khi có quyết định sau khi có quyết định tuyên bố phá sản.
Tại sao lại như vậy? Bởi vì giải thể thì chắc chắn mọi chủ nợ đều được thanh toán đầy đủ nhưng phá sản thì không, việc phân chia tài sản còn lại rất phức tạp nếu như không có tổ thanh toán vì ai cũng muốn đòi được hết tiền, tài sản của mình mà tài sản của doanh nghiệp còn lại thì không thể đáp ứng được. Vì vậy quyền lợi của mỗi chủ nợ dễ bị xâm phạm và dễ gây ra tình trang không công bằng, gây mất trật tự, có thể dẫn đến vi phạm pháp luật. Vậy đối với phá sản cần có tổ thanh toán tài sản.
Thứ sáu: Về thái độ của nhà nước đối với chủ sở hữu doanh nghiệp hoặc người quản lý doanh nghiệp:
Phá sản: Người giữ chức vụ Giám đốc, Tổng giám đốc, Chủ tịch và các thành viên Hội đồng quản trị của công ty, tổng công ty 100% vốn nhà nước bị tuyên bố phá sản không được cử đảm đương các chức vụ đó ở bất kỳ doanh nghiệp nhà nước nào, kể từ ngày công ty, tổng công ty nhà nước bị tuyên bố phá sản. Người được giao đại diện phần vốn góp của Nhà nước ở doanh nghiệp khác mà doanh nghiệp đó bị tuyên bố phá sản không được cử đảm đương các chức vụ quản lý ở bất kỳ doanh nghiệp nào có vốn của Nhà nước. Chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh của công ty hợp danh, Giám đốc (Tổng giám đốc), Chủ tịch và các thành viên Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên của doanh nghiệp, Chủ nhiệm, các thành viên Ban quản trị hợp tác xã bị tuyên bố phá sản không được quyền thành lập doanh nghiệp, hợp tác xã, không được làm người quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong thời hạn từ một đến ba năm, kể từ ngày doanh nghiệp, hợp tác xã bị tuyên bố phá sản.
Giải thể: Người quản lý doanh nghiệp, điều hành doanh nghiệp không bị cấm làm công việc tương tự trong một thời gian nhất định
Nhà nước có cái nhìn ưu ái hơn đối với giải thể, hạn chế hơn đối với phá sản. Điều này là hợp lý bởi hậu quả pháp lý mà phá sản để lại bao giờ cũng nghiêm trọng hơn giải thể, ảnh hưởng lớn đến xã hội bởi vì điều kiện để các doanh nghiệp được giải thể là phải thanh toán hết nợ nên gần như không để lại thiệt hại gì cho xã hội. Còn phá sản thì có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng hơn rất nhiều, có thể gây ra hiện tượng phá sản hàng loạt, bởi các khoản nợ của doanh nghiệp bị phá sản không phải hoàn toàn là nợ có bảo đảm, mà kể cả các khoản nợ có bảo đảm thì các chủ nợ cũng không chắc chắn 100% sẽ thu hồi được vì còn tùy thuộc vào tài sản còn lại của doanh nghiệp bị phá sản. Nên việc phá sản kéo theo hoàn toàn có thể xảy ra, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế-xã hội. Để xảy đến tình trang này thì trách nhiệm của chủ sở hữu là lớn nhất, vậy việc nhà nước có cái nhìn như vậy là rất đúng đắn và phù hợp với thực tiễn.
Nhìn chung, giải thể và phá sản có nhiều điểm giống dễ nhìn thấy được. Nhưng về mặt bản chất thì hai khái niệm này khác nhau hoàn toàn. Muốn phân biệt được chúng cần dựa vào những mặt khác nhau như đã phân tích ở trên. Việc phá sản sẽ hạn chế quyền của các chủ sở hữu hay người quản lý doanh nghiệp trong thời gian 3 năm. Vì vậy các doanh nghiệp nên hiểu rõ về vấn đề này bởi nó còn có ảnh hưởng nhiều đến con đường kinh doanh tiếp theo. Khi kết thúc một con đường, việc chọn con đường khác là điều đương nhiên nhưng hãy kết thúc sao cho gọn nhẹ, hợp lý để nó không trở thành rào cản sau này. Trong kinh doanh tiếng tăm và chữ tín không thể mua được bằng tiền nhưng chúng lại làm ra rất nhiều tiền. Vậy các nhà kinh doanh hãy chọn cho mình con đường tốt nhất, có tầm nhìn xa chứ không nên dừng lại ở lợi ích cá nhân, lợi ích trước mắt.
Từ khóa » Sự Khác Nhau Giữa Phá Sản Và Giải Thể
-
So Sánh Giải Thể Và Phá Sản Doanh Nghiệp. Giải Thể ... - Luật Hoàng Sa
-
PHÂN BIỆT PHÁ SẢN VỚI GIẢI THỂ
-
So Sánh Phá Sản Và Giải Thể Doanh Nghiệp - Luật LawKey
-
So Sánh Giữa Phá Sản Doanh Nghiệp Và Giải Thể Doanh Nghiệp
-
Phân Biệt Giải Thể Và Phá Sản Doanh Nghiệp - AZTAX
-
So Sánh Sự Giống Và Khác Nhau Giữa Giải Thể Và Phá Sản Doanh ...
-
So Sánh Giải Thể Và Phá Sản Theo Quy định
-
6 điểm Khác Nhau Giữa Giải Thể Và Phá Sản Doanh Nghiệp
-
So Sánh Giải Thể Và Phá Sản - Giấy Phép Kinh Doanh
-
Khác Nhau Giữa Giải Thể Và Phá Sản Doanh Nghiệp - Bách Khoa Luật
-
6 điểm Khác Nhau Giữa Giải Thể Và Phá Sản Doanh ... - LuatVietnam
-
Giải Thể Doanh Nghiệp, Những điểm Phân Biệt Giữa Giải Thể Và Phá Sản
-
Phân Biệt Giải Thể Và Phá Sản (quy định Mới Nhất) - Luật Thành Đô
-
Phá Sản Doanh Nghiệp, Những Vấn đề Cần Quan Tâm, Lưu ý